Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực trạng và giải pháp 07 (Trang 95 - 124)

Từ việc phân tích những vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chúng ta có thể thấy hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

Việc hoàn thiện pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải luôn dựa trên chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước ta. Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định, mở rộng việc đưa người lao động ra nước ngoài và bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung. Công tác bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được luật hóa, quy định cụ thể trong Luật. Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục nhấn mạnh chiến lược phát triển kinh tế: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”. Theo đó Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra nhiệm vụ “Tổ chức, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ngoài” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).

Nhiệm vụ này tiếp tục khẳng định, nhấn mạnh trong các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng. Đường lối chính sách của Đảng về bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc là kim chỉ nam cho hoạt động lập pháp và hành pháp. Các quy phạm pháp luật phải đảm bảo mục tiêu vừa quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động vừa bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Đường lối chính sách đó của Đảng là kim chỉ nam cho hoạt động lập pháp và hành pháp trong lĩnh vực bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những nhân tố hợp lý, đồng thời khắc phục cơ bản những bất cập, hạn chế trong các các văn bản pháp luật hiện hành về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là cả một quá trình, muốn kiểm chứng tính chính xác, đúng đắn của nó cần phải có thời gian. Bảo vệ toàn diện người lao động trong suốt tiến trình đi làm việc ở nước ngoài của họ luôn được đánh giá là quan điểm tích cực, quan trọng nhất cần được duy trì và phát huy trong giai đoạn hiện nay. Các nội dung và biện pháp bảo vệ quy định chưa rõ ràng, đầy đủ trước đây nay cũng cần được quy định cụ thể hơn, phù hợp với thực tế hơn để người lao động, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các cá nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiểu và dễ dàng thực thi.

Thứ ba, pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đồng bộ với toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam, tương thích với chuẩn mực quốc tế về bảo vệ người lao động di trú, các thỏa thuận hợp tác lao động với các quốc gia. Pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không thể nằm

ngoài mối quan hệ thống nhất với Hiến pháp, pháp luật lao động, luật việc làm, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật khiếu nại, tố cáo, pháp luật tố tụng dân sự,… Không những vậy pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn phải tương thích với các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đó là các công ước quốc tế bảo vệ người lao động di trú của Liên Hợp Quốc, của ILO: Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ, 1990; Công ước về xóa bỏ mọi các hình thức phân biệt chủng tộc, 1965; Công ước về xóa bỏ mọi các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979; Công ước số 97 về di trú tìm việc làm (sửa đổi), 1949; Công ước 143 về người lao động di trú, 1975;...sau đến là các thỏa thuận hợp tác song phương giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan,... Sự thống nhất là yêu cầu bắt buộc đảm bảo được tính khoa học, tính lâu dài của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể liên quan áp dụng một cách dễ dàng.

Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, thực trạng xã hội. Thực tiễn vừa là động lực vừa là mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật. Nhu cầu thực tế cần pháp luật bảo vệ người lao động những cái gì, phải áp dụng biện pháp ra sao, phải kiểm soát các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở những mặt nào,... là cơ sở để hình thành các quy phạm pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức độ phù hợp với thực tiễn xã hội càng cao thì tính khả thi của pháp luật cũng càng cao, có như vậy mới đạt mục đích pháp luật là công cụ hữu hiệu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và có có khả năng ngăn ngừa, kiểm soát được các rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải được nghiên cứu một cách toàn diện ở cả ba giai đoạn của tiến trình di cư ra làm việc ở nước ngoài của người lao động Việt Nam. Đây là yêu cầu mang tính chất đặc thù của việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Có đáp ứng được yêu cầu này thì mục tiêu bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mới đạt được trọn vẹn.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Để hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và tiến gần hơn với các quy chuẩn quốc tế trong vấn đề bảo vệ người lao động di trú, pháp luật Việt Nam cần có những sửa đổi, bổ sung sau:

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

* Quy định cụ thể các đối tượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tuy có quan điểm bảo vệ người lao động một cách toàn diện cả trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài song khái niệm về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện nay lại chưa thể hiện được điều đó. Để có nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đầy đủ trước hết cần quy định lại khái niệm “Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” theo hướng “Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” bao gồm cả những người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

bất hợp pháp, người lao động chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài, trong thời gian lam việc ở nước ngoài và sau thời gian làm việc ở nước ngoài để có phương hướng bảo vệ toàn diện hơn. Chúng ta có thể định nghĩa “Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam đã, đang và sẽ làm một công việc trong một khoảng thời gian nhất định có hưởng lương tại một quốc gia khác”. Từ đó pháp luật xây dựng riêng các nội dung bảo vệ và biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài (cả hợp pháp và bất hợp pháp) và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hợp pháp. Việc quy định như thế thể hiện quan điểm vì mục tiêu con người, tôn trọng quyền con người, đồng thời nâng cao trách nhiệm quốc gia và tính nhân văn cao cả trong việc bảo vệ công dân của mình.

Các quy định pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần chú trọng hơn đối với đối tượng lao động là nữ giới. Theo đó Quy định các hợp đồng liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chứa đựng các nội dung bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới và bảo vệ trực tiếp quyền lợi của lao động nữ, bổ sung điều khoản cấm phân biệt đối xử với lao động nữ dưới mọi hình thức như phân biệt về thời gian làm việc, điều kiện, môi trường làm việc, tiền lương, tiền công kém công bằng hơn so với nam giới,... Về tối đa quyền lợi của người lao động Việt Nam không được thấp hơn quyền lợi và lao động các nước khác đang thụ hưởng. Cần phải hạn chế dẫn đến loại bỏ hoàn toàn các quy định giới hạn phụ nữ chỉ được làm việc ở một số ngành nghề và nhóm nghề truyền thống theo giới.

* Bổ sung các quy định ràng buộc trách nhiệm đào tạo và giáo dục định hướng đối với người lao động trước khi xuất cảnh, cụ thể:

- Quy định trách nhiệm đào tạo và giáo dục định hướng bắt buộc đối với người lao động trước khi xuất cảnh ở tất cả các thị trường lao động đặc

biệt là nữ giới nhằm đảm bảo kiến thức cần thiết và nhận thức tối thiểu về ngoại ngữ, pháp luật, tập quán sinh hoạt của nước tiếp nhận.

- Quy định trách nhiệm đào tạo tay nghề, kỷ luật lao động cho người lao động phù hợp với yêu cầu của chủ sử dụng lao động nước ngoài.

- Quy định những điều kiện tối thiểu đối với cơ sở, trung tâm đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tránh tình trạng “thả nổi tự do” cho doanh nghiệp tự thuê giáo viên hướng dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng giảng dạy, hoặc đào tạo mang tính hình thức, đối phó với quy định của nhà nước. Quy định giáo viên giảng dạy phải là những người có trình độ, bằng cấp, am hiểu rõ pháp luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, pháp luật hình sự, dân sự, hành chính,... và pháp luật của quốc gia tiếp nhận.

- Quy định rõ thẩm quyền kiểm tra sát hạch “đầu ra” đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thẩm quyền đó có thể chỉ giới hạn ở một số trung tâm, cơ sở sát hạch tránh tình trạng cấp giấy phép thẩm định tràn lan và tiêu cực trong thi cử. Cần đặc biệt chú trọng yếu tố này vì giáo dục định hướng và đào tạo nghề tốt nghĩa là đã cung cấp cho người lao động mốt cái “cần câu” tốt trước khi họ ra “biển lớn”. Với những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tay nghề, pháp luật... người lao động Việt Nam sẽ còn được nâng cao khả năng tự bảo vệ mình khi ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng.

- Quy định rõ mức học phí mà người lao động phải đóng và tối thiểu thời gian đào tạo để tránh tình trạng các cơ sở đào tạo tự ý thu quá cao phí đào tạo của người lao động đồng thời đảm bảo các kiến thức cần thiết khi đi làm việc ở nước ngoài được truyền đạt đến người lao động một cách đầy đủ.

- Trong chiến lược phát triển dài hạn của chính sách giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các quy định hướng nghiệp và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần phải căn

cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường lao động ngoài nước. Đây là một hướng quy định nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài

* Bổ sung trách nhiệm bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của một số chủ thể

- Quy định trách nhiệm quản lý, giám sát thường xuyên lao động nữ đang làm việc ở nước ngoài của các chủ thể có liên quan: chế độ báo cáo danh sách lao động nữ đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài hợp đồng, cư trú bất hợp pháp định kỳ hàng tháng, hàng năm cho Ban quản lý lao động Việt Nam tại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân

- Quy định thêm trách nhiệm của cơ quan y tế, các cá nhân, tổ chức trong việc giám định sai tình trạng sức khỏe để người lao động không đủ sức khỏe ra nước ngoài làm việc dẫn đến kết quả người lao động bị chết ở nước ngoài hoặc bị chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng và buộc về nước;

- Quy định vai trò của tổ chức Công đoàn của những người lao động Việt Nam tại một quốc gia, một địa phương ở nước ngoài trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và tổ chức các hoạt động tập thể, giúp đỡ lẫn nhau nơi “đất khách quê người”. Theo đó Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần mở rộng hoạt động đối ngoại với công đoàn nước sở tại để đấu tranh với chủ sử dụng lao động thực hiện đúng hợp đồng lao động và pháp luật lao động, các Công ước quốc tế về lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Khi có tranh chấp phát sinh, Công đoàn cần tích cực đứng về phía người lao động tham gia giải quyết tranh chấp.

- Song song với việc quy định cơ chế bảo vệ người lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, pháp luật cũng cần chú trọng quy định trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ trong việc tham gia bảo vệ người lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam đã phê chuẩn (17/02/1982).

- Quy định doanh nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ để giải quyết các quyền lợi cho người lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.

* Cần quy định cụ thể hơn về cách thức sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Quy định cụ thể hơn cơ chế chi của Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực trạng và giải pháp 07 (Trang 95 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)