3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các
3.2.2. Về tổ chức thực hiện
Một là, cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức, triển khai, tuyên truyền,
tập huấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan… nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ và NSDLĐ về việc chấp hành pháp luật lao động, quan hệ lao động, đặc biệt là vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ, tranh chấp lao động.
Hai là, cần tích cực phối hợp quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà
nước về vấn đề tuyển dụng lao động. Tập trung công tác đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng lao động trên địa bàn các địa phương; Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xung quanh vấn đề việc làm như nhà ở sinh hoạt, chất lượng phục vụ người lao động. Ngoài ra cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra phối hợp giữa các cơ quan, ngành chức năng có liên quan tránh chồng chéo gây phiền hà và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Ba là, trên thực tế, do việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật ngày càng phổ biến nên tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng ngày càng tăng nhanh. Chính vì vậy, để xác lập quan hệ lao động ổn định thì người sử dụng lao động phải bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện lao động theo đúng quy định pháp luật và không ngừng nâng cao chất lượng các điều kiện lao động này; đồng thời người lao
động cũng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động, chấp hành pháp luật, nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động và nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động. Và, khi có bất đồng phát sinh thì hai bên cần chủ động thương lượng, hòa giải để giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ việc tranh chấp, hạn chế sự tác động lan truyền, ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động. Nhìn chung, NSDLĐ cũng như NLĐ phải xây dựng cho mình một khung kiến thức pháp lý vững chắc để biết, hiểu và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những trường hợp này cũng phải chí công, minh bạch để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ.
Bốn là, nhà nước cần có biện pháp nâng cao ý thức pháp luật cho
NLĐ tham gia vào quan hệ lao động; nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn… nhằm hạn chế việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với NLĐ.
Kết luận Chƣơng 3
Hợp đồng lao động là một trong các chế định quan trọng nhất của pháp luật lao động. Việc xây dựng và ban hành các quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động, giúp ổn định và hài hoà quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù, Bộ luật Lao động được ban hành ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012; trong đó lần sửa đổi năm 2012 là lần sửa đổi cơ bản toàn diện nhất, tuy nhiên, một số quy định pháp luật hiện hành còn tỏ ra chưa phù hợp, việc áp dụng vào thực tế chưa thực sự hiệu quả. Điều này cho thấy giải quyết tình trạng đơn phương chấm dứt HĐLĐ bởi NSDLĐ không phải là một vấn đề đơn giản và đòi hỏi sự nỗ lực từ các chủ thể trong quan hệ lao động, các cơ quan quan lý nhà nước cũng như các tổ chức cá nhân liên quan khác trong việc hoàn thiện và chấp hành đúng quy định pháp luật.
KẾT LUẬN
Lao động là nhu cầu, là đặc trưng trong hoạt động sống của con người. Hoạt động lao động giúp con người hoàn thiện bản thân và phát triển xã hội. Khi xã hội đã đạt đến mức độ phát triển nhất định thì sự phân hóa, phân công lao động xã hội diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Vì vậy, mỗi người không còn có thể tiến hành hoạt động lao động, sinh sống theo lối tự cấp, tự túc mà quan hệ lao động trở thành một quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ với mỗi cá nhân mà là với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của toàn cầu. Cho nên, cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ này. Quan hệ lao động ngày càng được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau, và hiện nay hợp đồng lao động đã trở thành cách thức cơ bản, phổ biến nhất, phù hợp nhất để thiết lập quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, là lựa chọn của nền kinh tế thị trường. Pháp luật về hợp đồng lao động đã góp phần quan trọng cho việc phát triển quan hệ lao động ở Việt Nam theo hướng thị trường, từng bước góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển lành mạnh của thị trường lao động. Nội dung quy định của pháp luật về hợp đồng lao động hiện hành đã điều chỉnh được cơ bản sự vận động của thị trường lao động, bảo đảm tính linh hoạt, tự do, tự nguyện, của các bên trong quan hệ lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp rất chú trọng đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực và cũng người lao động phải gắn bó làm việc cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định để bù đắp các chi phí đã đầu tư. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, quan hệ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đang nổi lên rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại với nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp, bất ổn. Nguyên nhân có thể kể đến đó là NLĐ chưa có ý thức chủ động tìm hiểu
pháp luật cũng như phương thức tự bảo vệ mình, còn NSDLĐ cũng chưa tuân thủ đúng căn cứ, trình tự thủ tục khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Từ đó có thể sẽ xuất hiện những bất đồng, tranh chấp về quyền và lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, sau nhiều năm áp dụng thực thi trên thực tế, trước áp lực của hội nhập thương mại và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm gần gây, đã xuất hiện các đòi hỏi và yêu cầu đặt ra cho Bộ luật Lao động cần phải được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ bởi NSDLD có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở nghiên cứu những quy định về vấn đề này, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhằm sửa đổi và thực thi pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ bởi NSDLĐ một cách hiệu quả nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Phan Thông Anh & Vũ Thị Bích Hải (2016), “Sự cần thiết phải bảo vệ người sử dụng lao động trong chế định hợp đồng lao động”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số
23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Chí (2002), Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Chí (2006), Chế độ bồi thường trong luật lao động Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động, Hà Nội.
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 1/7/2013 hướng
dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động, Hà Nội.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy đi ̣nh chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Hà Nội.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, Hà Nội.
9. Chủ tịch Chính phủ (1947), Sắc lệnh 29/SL ngày 12 tháng 03 năm 1947, Hà Nội
10. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh 77/SL ngày 22 tháng 05 năm 1950, Hà Nội. 11. Đỗ Thị Dung (2013), “Về khái niệm quyền quản lý lao động của người
12. Đỗ Thùy Dương (2012), Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật lao động, Luận văn thạc sĩ luật học.
13. Nguyễn Thúy Hà (2011), Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động -
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở tại
Viện Nghiên cứu lập pháp.
14. Trần Hoàng Hải và Đỗ Hải Hà (2011), “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”, Nghiên cứu lập pháp Văn phòng Quốc hội.
15. Đào Thị Hằng (2001), “Quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động”, Tạp chí luật học.
16. Hội đồng Chính phủ (1963), Điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với
công nhân viên chức ban hành kèm theo Nghị định 24/CP ngày 13/3/1963, Hà Nội
17. Hội đồng Bộ trưởng (1987), Bản quy định của Hội đồng Bộ trưởng quy
định chính sách kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp quốc doanh ban hành kèm theo Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987, Hà Nội
18. Hội đồng Bộ trưởng (1998), Thông tư số 01/TT-BLĐ ngày 9/11/1998 của Bộ Lao động hướng dẫn thực hiện Quyết định 217/HĐBT về lao động tiền lương và xã hội, Hà Nội
19. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Nghị định 233/HĐBT ngày 22/6/1990 về việc ban hành quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội
20. Khoa luật – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (1999), Giáo
trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Ngọc (2007), Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp
lý, luận văn thạc sĩ luật học, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Diệp Thành Nguyên (2004), “Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và thực trạng áp dụng ở Viê ̣t Nam” , Tạp chí nghiên cứu khoa học,
23. Nguyễn Thị Kim Phụng (2003), “Bàn về chế độ trợ cấp thôi việc”, Tạp
chí Luật học.
24. Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phước & Partners (2009), Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Nhiều điều chưa rõ, Thời báo
kinh tế Sài Gòn.
25. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007, Hà Nội.
26. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2012), “Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”, Nhà nước
và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật.
28. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật
học, Khoa Luật ĐHQG TPHCM.
29. Lê Thị Hoài Thu (2003), “Về phương hướng hoàn thiện chế độ hợp đồng lao động ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 4(180). 30. Lê Thị Hoài Thu (2005), Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp
lao động ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài cơ bản
cấp Đại học Quốc gia.
31. Lê Thị Hoài Thu (2009), Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án - Một số bất cập và hướng hoàn thiện, www.molisa.gov.vn,
(ngày 21/8).
32. Phan Thị Thủy (2013), Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao đông trong pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. Tòa án nhân nhân cấp huyện (2014), Bản án sơ thẩm số 15/2014/LĐ- ST ngày 18/07/2014 xét xử về tranh chấp “Bị đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động”.
34. Tòa án nhân nhân cấp huyện (2015), Bản án sơ thẩm số 450/2015/LĐ-
ST ngày 15/04/2015 xét xử về việc “Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
35. Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) - Nguyễn Thu Trang (Chủ biên) (2016), Cẩm nang doanh nghiệp
- Tóm lược Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nxb
Công thương.
36. Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, HN.
II. Tài liệu trang web
38. www.hanam.gov.vn/vi-vn/stp/Pages/Printer.aspx?articleID=740. 39. www.chinhphu.vn. 40. http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap- luat.aspx?ItemID=271. 41. http://www.toaan.gov.vn. 42. http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn. 43. http://vnclp.gov.vn. 44. http://vkstuyenquang.gov.vn/pHome/news/Nghien-cuu-Trao-doi/Ve- xac-dinh-thoi-hieu-khoi-kien-yeu-cau-Toa-an-giai-quyet-tranh-chap- lao-dong-ca-nhan-161.