Những yêu cầu đặt ra để Ngân hàng Nhà nước nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở việt nam và các kiến nghị pháp lý 07 (Trang 80 - 83)

quả hoạt động quản lý thị trường vàng

Những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn áp dụng các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước đã cho thấy pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vàng trong nước. Quản lý thị trường vàng bằng pháp luật đòi hỏi một bộ khung pháp lý vững chắc đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh để các giao dịch sẽ được thực hiện trên cơ sở đó. Yêu cầu cơ bản đối với pháp luật để Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng phải kể đến là:

Thứ nhất, đảm bảo cho một cơ chế pháp lý tập trung, thống nhất và toàn diện đối với thị trường vàng. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong

lĩnh vực quản lý thị trường vàng ở Việt Nam đã được xây dựng trên một hệ thống văn bản do Chính phủ ban hành, được bổ sung qua các thời kỳ đáp ứng các yêu cầu phát sinh của nền kinh tế. Trong thực tiễn, Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện được vai trò của mình như một cơ quan quản lý thuộc bộ máy Chính phủ, điều hành thị trường vàng trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao. Chỉ với những yếu tố đó, cần phải khẳng định rằng bộ khung pháp lý hiện hành chưa thể hiện được một cơ chế quản lý tập trung, thống nhất và toàn diện dành cho thị trường vàng. Bởi khi tổng kết lại hệ thống văn bản đã được ban hành, có thể nhận ra rất nhiều những chủ thể, những hành vi và những bộ phận của thị trường vàng đang bị bỏ ngỏ và trở thành khoảng trống mà cơ quan quản lý không thể khắc phục.

Thực tế đó đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật phải có cách thức để lấp đầy những khoảng trống của hệ thống văn bản pháp luật. Nhưng trên hết là thiết lập được tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật được ban hành bởi nhiều cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp nhất hiện nay đối với thị trường vàng là Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên với phạm vi điều chỉnh chỉ là hoạt động kinh doanh vàng, để quản lý mọi quan hệ xã hội phát sinh trên thị trường vàng sẽ cần nhiều hơn các văn bản pháp luật được ban hành. Những yêu cầu kể trên gợi lên ý tưởng về một văn bản quy phạm pháp luật đủ khả năng bao quát và điều chỉnh với giá trị pháp lý cao hơn khi câu chuyện không còn chỉ dừng lại ở góc độ điều hành. Những vấn đề về quyền tự do kinh doanh, quyền và lợi ích của nhà đầu tư, những xung đột lợi ích,… sẽ được giải quyết thỏa đáng hơn với một văn bản Luật được thông qua bởi Quốc hội.

Thứ hai, pháp luật cần đảm bảo góp phần thiết lập, tổ chức thị trường vàng trật tự và ổn định. Thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước nói chung và

quản lý thị trường vàng nói riêng đã cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc phải có cơ sở pháp lý để thiết lập và vận hành thị trường. Sự thiếu vắng các quy định pháp luật sẽ không đáp ứng được yêu cầu khi cần một bộ khung pháp lý để tham chiếu cho các hoạt động thực tiễn trên thị trường vàng. Các vấn đề về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể, chuẩn mực của các giao dịch hay khả năng được pháp luật bảo vệ trong các quan hệ xã hội cụ thể khó có thể xác định rõ ràng. Mỗi một bộ phận khác nhau của thị trường vàng cần có những quy chế pháp lý dành riêng, phù hợp với đặc điểm và sự tham gia của các chủ thể. Pháp luật cần xác lập những quy chế phù hợp, cách thức vận hành và biện pháp quản lý phù hợp.

Bên cạnh đó, pháp luật còn cần đảm bảo tính trật tự, ổn định của thị trường trong tổng thể các chính sách quản lý trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Thị trường vàng với tính liên thông với bộ phận còn lại của thị trường tài chính luôn ẩn chứa khả năng ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ những thị trường ấy. Do đó, pháp luật sẽ luôn phải đảm bảo sự vận động của thị trường vàng nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp với sự vận động chung của nền kinh tế. Pháp luật cần đảm bảo khả năng kiểm soát và điều tiết của Nhà nước đối với dòng vốn được đưa vào thị trường vàng không phục vụ cho mục đích đầu cơ, lũng đoạn thị trường.

Thứ ba, đảm bảo khả năng quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với thị trường vàng trên cơ sở công khai, minh bạch và tôn trọng các quyền tự do kinh doanh. Để đảm bảo khả năng điều tiết thị trường vàng, Ngân hàng Nhà

nước sẽ tiếp tục là đầu mối trung tâm cho các hoạt động quản lý. Khi dỡ bỏ dần những kiểm soát chặt chẽ để hướng tới một thị trường đúng nghĩa, các biện pháp hành chính cũng cần được cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng. Thay vào đó, những biện pháp kinh tế sẽ được sử dụng thường xuyên và đa dạng hơn với Ngân hàng Nhà nước như một chủ thể tham gia các hoạt động trên thị trường. Để nắm thế chủ động, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể thiết lập một không gian giao dịch với sự tham gia điều hành đến từ đại diện của Ngân hàng Nhà nước. Không gian giao dịch này cần đảm bảo yêu cầu tôn trọng các quyền tự do kinh doanh và bình đẳng để khuyến khích sự tham gia của các chủ thể trên thị trường. Cho dù được gọi với tên gọi và mô hình như thế nào, do Ngân hàng Nhà nước hay bất cứ chủ thể nào khác tổ chức, mọi hoạt động trên thị trường cần được giám sát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước. Sự giám sát này phải là thường xuyên thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là các báo cáo về diễn biến, tình hình giao dịch, những bất thường trên thị trường để có thể có biện pháp can thiệp kịp thời.

Không thể nói việc ghỡ bỏ sự kiểm soát chặt chẽ hiện nay là đơn giản, thậm chí còn là thách thức với Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời với việc tự

do hóa thị trường vàng, nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu vàng sẽ được bổ sung vào tổng cầu ngoại tệ trong nước. Ngân hàng Nhà nước lúc này sẽ không còn đơn giản chỉ là xuất ngoại tệ từ kho dự trữ của mình mà phải thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng để điều hòa nhu cầu của nền kinh tế. Những yêu cầu đó đòi hỏi một cơ chế dự báo thật tốt trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ nói chung, chính sách ngoại hối và quản lý thị trường vàng nói riêng.

Bên cạnh đó, các biện pháp đến từ các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước hoàn toàn có thể được thực hiện như các biện pháp hỗ trợ cho thị trường theo định hướng chung. Khi vàng được đối xử như các loại hàng hóa tuân theo quy luật cung cầu, công cụ thuế sẽ thể hiện được những ưu điểm của mình trong vai trò công cụ điều tiết trên thị trường trong nước. Qua công cụ thuế, sự phân phối các khoản thu của Nhà nước từ vàng sẽ là hợp lý hơn khi đầu mối được chuyển về cơ quan thuế với sự giám sát chặt chẽ của hệ thống cơ quan tài chính và sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước.

3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở việt nam và các kiến nghị pháp lý 07 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)