Xây dựng chiến lược, kế hoạch và pháp luật quản lý đối với thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở việt nam và các kiến nghị pháp lý 07 (Trang 39 - 40)

1.2. Các biện pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước

1.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và pháp luật quản lý đối với thị

Sự quản lý được thực hiện bởi chủ thể là các cơ quan và nhân viên nhà nước trên cơ sở pháp luật gọi là quản lý nhà nước [26, tr.633]. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước được tiến hành nhằm xác lập một trật tự cho sự ổn định và phát triển xã hội theo một định hướng nhất định. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất điều hành của cơ quan trong bộ máy hành pháp. Để hiện thực hóa công tác quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước được trao quyền sử dụng các biện pháp tác động tới chủ thể quản lý nhằm tạo ra một trật tự nhất định. Đối với thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các biện pháp quản lý cơ bản sau: Xây dựng chiến lược, kế hoạch và pháp luật quản lý đối với thị trường vàng; Cấp và thu hồi giấy phép đối với các chủ thể kinh doanh vàng; Thanh tra, kiểm tra; và Tham gia thị trường vàng khi cần thiết

1.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và pháp luật quản lý đối với thị trường vàng trường vàng

Xây dựng chiến lược là việc xây dựng định hướng về một cấu trúc nền tảng vững chắc cho hoạt động. Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực để thực hiện theo định hướng chiến lược đề ra. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch có thể nói là khâu quan trọng hàng đầu trong định hướng phát triển của thị trường vàng ở mỗi một giai đoạn. Dựa trên cơ sở đó mà các biện pháp quản lý được triển khai cụ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới các quan hệ xã hội được điều chỉnh trên thị trường. Có thể kể đến hai xu hướng cơ bản của định hướng chiến lược là xu hướng thắt chặt và xu hướng mở rộng thị trường. Là cơ quan quản lý trực tiếp, nắm bắt thông tin đầy đủ và điều hành chung chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường vàng. Tuy nhiên, để phù hợp với chính sách phát triển chung của kinh tế, xã

hội cũng như phù hợp với địa vị pháp lý, kết quả của hoạt động ấy phải được trình các cơ quan có thẩm quyền quản lý chung phê duyệt, thông qua, bao gồm có Quốc hội và Chính phủ.

Nếu chính sách khi chưa được luật pháp hóa chỉ là những cái đích mà người ta cần hướng tới, chưa phải là những quy tắc xử sự có tính rằng buộc chung hay tính bắt buộc phải thực hiện, thì pháp luật lại là những chuẩn mực có giá trị pháp lý bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước [22]. Một cách khái quát nhất, xây dựng pháp luật là hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định của pháp luật (tức là các quy phạm pháp luật) cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội. [7, tr.8]. Hệ quả của công việc ấy là điều chỉnh một số loại hành vi nhất định của các chủ thể mà pháp luật hướng tới. Đối với hoạt động quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với những hành vi của các chủ thể diễn ra trên thị trường, bao gồm các chủ thể kinh doanh và nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý cho ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở việt nam và các kiến nghị pháp lý 07 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)