Bảo vệ quyền con người bằng chế định tạm đình chỉ chấp hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 38 - 40)

1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp

1.2.5. Bảo vệ quyền con người bằng chế định tạm đình chỉ chấp hành

khẳng định bản chất pháp lý của chế định này như sau: Hoãn chấp hành hình phạt tù là một chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, được thể hiện thông qua việc Tòa án quyết định chuyển việc chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án (nhưng chưa chấp hành hình phạt đó) sang thời điểm muộn hơn so với thời điểm đã được quy định tại bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đối với người phạm tội, trong một thời gian nhất định khi có đầy đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định.

Vắ dụ: Tháng 6 năm 2015, Nguyễn Văn Hậu, 25 tuổi (có đủ năng lực trách nhiệm hình sự) thường trú tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên có mâu thuẫn với Dương Văn Hùng 27 tuổi, ở cùng xã với Hậu. Hai bên xô sát, Hậu dùng ống tuýp kẽm đánh Hùng gẫy xương bả vai và đa chấn thương nhiều vùng trên cơ thể. Kết quả giám định, Hùng bị thương tật 12%. Căn cứ hồ sơ vụ án và Điểm a, Khoản 1, Điều 104 Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Tòa án nhân dân huyện Đại Từ tuyên phạt Nguyễn Văn Hậu 24 tháng tù. Trước khi chấp hành hình phạt tù, Nguyễn Văn Hậu đã có Đơn đề nghị Tòa án cho hoãn chấp hành hình phạt tù với lý do Hậu là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt. Sau khi xác minh, Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù đối với Nguyễn Văn Hậu, thời gian được hoãn chấp hành hình phạt là 12 tháng.

1.2.5. Bảo vệ quyền con người bằng chế định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hình phạt tù

Tương tự như hoãn chấp hành hình phạt tù, khái niệm tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cũng chưa được ghi nhận trong Luật hình sự Việt

luật ghi nhận tại Bộ luật hình sự 1985 thì tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù lần đầu tiên được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Theo Từ điển Tiếng việt, "tạm" có nghĩa là "làm việc gì chỉ trong một thời gian nào đó, khi có điều kiện thì sẽ có thay đổi" [60, Tạm]; "Đình chỉ" có nghĩa là "ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại trong một thời gian hay vĩnh viễn" [60, Đình_chỉ]. Dưới góc độ luật hình sự thì "tạm đình chỉ" là tạm dừng lại việc thực hiện một quyết định nào đó của cơ quan có thẩm quyền mà người đó đang phải chấp hành. Tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988, nhà làm luật sử dụng thuật ngữ là "tạm đình chỉ thi hành án hình phạt tù". Tuy nhiên, tại Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thuật ngữ này đã được sửa đổi thành "tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù". Việc sửa đổi thuật ngữ trên là có cơ sở bởi lẽ, đối với tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người bị kết án đã có quyết định thi hành án và đang chấp hành hình phạt. Khi có đủ các điều kiện theo luật định thì có thể được tạm dừng việc chấp hành hình phạt đó, đây cũng là điểm khác biệt căn bản so với chế định hoãn chấp hành hình phạt tù.

Dưới góc độ khoa học, đã có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Theo TS. Phạm Văn Beo:

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là việc tạm dừng trong một thời gian nhất định việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án khi người này đang chấp hành hình phạt đó [3, tr.470];

Quan điểm của GS.TSKH Lê Văn Cảm:

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là việc tạm dừng trong một thời gian nhất định việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án đang chấp hành hình phạt đó [11, tr.796];

Theo quan điểm của TS. Trịnh Tiến Việt:

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là việc Tòa án cho phép người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam được tạm

dừng việc ở lại trại giam để chấp hành hình phạt, đồng thời họ được trả tự do nếu không bị giam giữ về một tội phạm khác khi có những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)