1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp
1.2.1. Bảo vệ quyền con người bằng chế định miễn chấp hành hình phạt
Miễn chấp hành hình phạt là một biện pháp tha miễn mang tắnh nhân đạo, nhằm bảo vệ quyền con người. Để tăng cường việc bảo vệ quyền con người hiện nay miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trên phạm vi rộng, có thể đặt ra với những người phạm tội chưa chấp hành hình phạt, cũng có thể đặt ra với những hình phạt đang được chấp hành và đặt ra với cả những hình phạt đã được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành mà hệ quả là người đó không phải chấp hành hình phạt đó nữa khi người phạm tội thỏa mãn một số điều kiện nhất định về nhân thân và ý thức tuân thủ pháp luật... được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân đề nghị thì Tòa án xem xét việc miễn chấp hành hình phạt cho họ.
Hiện nay, xoay quanh khái niệm miễn chấp hành hình phạt vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, GS.TSKH Lê Văn Cảm cho rằng: "Miễn chấp hành hình phạt là hủy bỏ việc chấp hành biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất mà Tòa án đã tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án" [11, tr.790]; TS. Phạm Văn Beo viết trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: "Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với họ" [3, tr.464]; Còn theo TS. Trịnh Tiến Việt:
Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt (toàn bộ hình phạt hoặc một phần hình phạt còn lại) mà Tòa án đã tuyên đối với họ khi đáp ứng những điều kiện nhất định và thuộc một trong các trường hợp do Bộ luật hình sự quy định [59, tr.401].
Qua phân tắch các quan điểm của các nhà khoa học - luật gia, tác giả cho rằng, về cơ bản các quan điểm đều thống nhất chung về bản chất pháp lý của miễn chấp hành hình phạt là một nội dung phản ánh chắnh sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, được thể hiện thông qua việc không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt đã tuyên nếu thuộc một trong các trường hợp được Bộ luật hình sự quy định.
Do đó, theo tác giả thì, miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc một phần hình phạt còn lại mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội khi họ đáp ứng những điều kiện do Bộ luật hình sự quy định.
Từ định nghĩa trên có thể thấy miễn chấp hành hình phạt có bản chất pháp lý của là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và được thể hiện ở chỗ Tòa án vẫn quyết định hình phạt nhất định trong bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật đối với người phạm tội, nhưng không buộc người này phải chấp hành toàn bộ hình phạt đó khi có đầy đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định.
Vắ dụ, anh Nông Văn Tài, bị Tòa án phạt 30 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tắch, trong khi chờ thi hành án, anh Tài đã có công cứu được 2 trẻ em bị nước lũ cuốn trôi, được chắnh quyền địa phương xác nhận, Tài là người có nhân thân tốt, chăm chỉ làm ăn, trong quá trình chờ thi hành án, anh luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Anh Tài có có Đơn đề nghị Viện Trưởng viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị Toàn án nhân dân cùng cấp
miễn chấp hành hình phạt đối với anh và đã được Tòa án chấp thuận, quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đã tuyên đối với Nông Văn Tài.
Qua khái niệm về miễn chấp hành hình phạt, có thể thấy được tư tưởng bảo vệ quyền con người thông qua chế định này, đây là một chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, với chế định này có thể một người bị Tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng không buộc người này phải chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc một phần hình phạt còn lại, khi có đầy đủ căn cứ đáp ứng những điều kiện do pháp luật hình sự quy định. Khi được miễn chấp hành hình phạt, người phạm tội không phải chịu hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do bản thân thực hiện. Họ không phải chấp hành hình phạt do Tòa án đã tuyên đối với họ.
Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt không phụ thuộc vào thời gian chấp hành hình phạt mà phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: thái độ, sự hợp tác, ý thức của người bị kết án; tình trạng bệnh tật của người bị kết án; khả năng gây nguy hiểm cho xã hội của người bị kết án; chắnh sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước,... trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng, Tòa án xem xét quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với người chưa chấp hành hoặc miễn chấp hành phần còn lại đối với người đã chấp hành được một phần của hình phạt, qua đó giúp người bị kết án nhanh chóng trở lại với xã hội, hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ắch cho gia đình và xã hội. Điều đó thể hiện việc cụ thể hóa nội dung bảo vệ quyền con người trong Hiến pháp thông quan các quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự, trong trường hợp này đó là nội dung bảo vệ quyền "được pháp luật bảo hộ về sức khoẻỢ [45, Điều 20] (với quy định về tình trạng bệnh tật của người bị kết án).