Bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm mức hình phạt đã tuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 28 - 32)

1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp

1.2.2. Bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm mức hình phạt đã tuyên

nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo, thuyết phục. Do đó, việc giáo dục, cải tạo người bị kết án chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp cải tạo lao động, học tập để khuyến khắch, động viên người bị kết án nỗ lực cải tạo, rèn luyện sớm trở thành người lao động lương thiện, có ắch cho gia đình và xã hội. Vì vậy, Bộ luật hình sự đã cụ thể hoá chắnh sách hình sự và tư tưởng nhân đạo trong pháp luật, giảm mức hình phạt đã tuyên là một trong các chế định thể hiện chắnh sách khoan hồng của nhà nước Việt Nam đối với người phạm tội.

Chế định giảm mức hình phạt đã tuyên đã được đề cập từ Bộ Luật hình sự năm 1985, Bộ Luật hình sự năm 1999, mới đây nhất Bộ Luật hình sự năm 2015 tiếp tục kế thừa, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế định này. Tuy nhiên, các bộ luật này đều chưa đưa ra được khái niệm về giảm mức hình phạt đã tuyên.

Giảm mức hình phạt đã tuyên gắn liền với hình phạt. Khi thực hiện tội phạm thì hậu quả pháp lý của người phạm tội phải gánh chịu đó là hình phạt (trừ các trường hợp đặc biệt). Khi tội phạm được thực hiện, tùy thuộc vào tắnh chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả để lại cho xã hội (nếu có) và các yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội,... các cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho người phạm tội, khi chưa đủ cơ sở pháp lý để miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, Tòa án còn có thể xem xét để giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người phạm tội. Đây là một chế định có tắnh nhân đạo của nhà nước ta nhằm khuyến khắch, động viên những người phạm tội ăn năn, hối cải, hướng thiện để nhận được sự khoan hồng, cụ thể ở đây là hình thức giảm mức hình phạt đối với người phạm tội đã bị Tòa án tuyên.

Dưới góc độ khoa học luật hình sự, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm giảm mức hình phạt đã tuyên, nhưng về bản chất vẫn cơ bản thống nhất về nội hàm khái niệm, cụ thể như sau:

Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm, "Giảm mức hình phạt đã được tuyên là rút ngắn thời hạn của việc chấp hành phần còn lại của loại hình phạt có thời hạn hoặc miễn việc tiếp tục chấp hành phần còn lại của loại hình phạt không có thời hạn đối với người bị kết án" [11, tr.792].

Với một góc độc khác về giảm mức hình phạt đã tuyên, TS. Cao Thị Oanh cho rằng: "Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt đã tuyên cho người bị kết án" [41, tr.232];

TS. Trịnh Tiến Việt có quan điểm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt như sau:

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là việc Toà án rút ngắn thời hạn của việc chấp hành hình phạt còn lại của loại hình phạt có thời hạn hoặc miễn tiếp tục chấp hành phần còn lại của loại hình phạt khác đối với người bị kết án khi có thành tắch, tiến bộ trong việc lao động, cải tạo và có đề nghị của cơ quan, tổ chức (cơ quan, tổ chức hữu quan, cơ quan thi hành hình phạt tù, Viện kiểm sát) hoặc chắnh quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục [59, tr.424-425].

Qua phân tắch các quan điểm của các tác giả nêu trên và dựa vào nội hàm của mối liên hệ của chế định này với hình phạt, tác giả đưa ra khái niệm giảm mức hình phạt đã tuyên như sau: Giảm mức hình phạt đã tuyên là việc rút ngắn thời gian phải chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn toàn bộ thời gian còn lại của hình phạt mà Toà án đã tuyên với người bị kết án.

Có thể nói, giảm mức hình phạt đã tuyên là sự rút ngắn hoặc miễn toàn bộ thời gian phải chấp hành hình phạt còn lại mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định (phụ thuộc vào từng loại hình phạt), có nhiều tiến bộ và đã bồi thường

được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể xem xét quyết định giảm bớt thời gian hoặc miễn toàn bộ thời gian còn lại của việc chấp hành hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị kết án. Qua đó thời gian chấp hành hình phạt còn lại của người bị kết án được rút ngắn hoặc chấm dứt.

Giảm mức hình phạt đã tuyên là một chế định nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, người phạm tội chỉ có thể được giảm hình phạt đã tuyên khi họ đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định (đảm bảo thời gian tối thiểu theo quy định của Bộ Luật hình sự), đồng thời phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Chế định này tạo cơ hội cho người đang chấp hành hình phạt tù có cơ hội được giảm mức hình phạt, nhanh chóng được tái hòa nhập cộng đồng.

Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015 quy định:

Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân [46, Điều 63]. Giảm mức hình phạt đã tuyên là chế định thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với những người đã thực hiện tội phạm. Khi đã thực hiện tội phạm thì hậu quả pháp lý mà người thực hiện tội phạm phải gánh chịu đó là hình phạt. Đối với mỗi loại tội phạm, tùy thuộc vào tắnh chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội mà người phạm tội sẽ phải gánh chịu hình

phạt tương ứng. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất nhân đạo, luôn khoan hồng với những người biết ăn năn, hối cải, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và sự tiến bộ trong trong quá trình cải tạo mà người phạm tội có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt, để sớm trở lại với cuộc sống bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)