Bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm thời hạn chấp hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 32 - 35)

1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp

1.2.3. Bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm thời hạn chấp hành

hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt là chế định thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với những người đã thực hiện tội phạm. Đây là sự cụ thể hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc khoan hồng với những người biết ăn năn, hối cải, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và sự tiến bộ trong trong quá trình cải tạo, đặc biệt là đối với những người đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, mà người phạm tội có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định đối với trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên (quy định tại Điều 63 Bộ luật hình sự 2015), để sớm được trở lại với cuộc sống bình thường.

Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt đã được đề cập ngay từ Bộ Luật hình sự năm 1985, tiếp đó là Bộ Luật hình sự năm 1999, mới đây nhất Bộ Luật hình sự năm 2015 tiếp tục kế thừa chế định này. Tuy nhiên, các bộ luật này đều chưa đưa ra khái niệm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt.

Bộ Luật hình sự năm 1999 quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt, với nội dung "Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 của Bộ luật này" [44, Điều 59].

Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015 cơ bản giữ nguyên các nội dung quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt như quy định tại Bộ Luật hình sự Việt Nam 1999, cụ thể như sau: "Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 63 của Bộ luật này".

Qua phân tắch nội dung quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt, tác giả cho rằng:

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt là việc rút ngắn thời gian phải chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn toàn bộ thời gian còn lại của hình phạt mà Toà án đã tuyên với người bị kết án khi người đó đã lập công, quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Từ định nghĩa khoa học nói trên cho thấy, giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt là sự rút ngắn thời gian phải chấp hành hình phạt còn lại hoặc miễn toàn bộ thời gian phải chấp hành hình phạt còn lại mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội khi người đó đã lập công, quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Điều 8, Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 15/5/2013 quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong trường hợp đặc biệt, theo đó phạm nhân đã chấp hành được ắt nhất một phần tư mức hình phạt đã tuyên đối với án phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười năm đối với tù chung thân và có đủ điều kiện về xếp loại chấp hành án phạt tù, có thể được xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Phạm nhân đã lập công, cụ thể như: có hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra và xử lý tội phạm; cứu được tắnh

mạng của người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản có giá trị từ 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng trở lên) của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc có thành tắch đặc biệt xuất sắc khác được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Mỗi lần lập công, phạm nhân chỉ được xem xét, đề nghị giảm thời hạn một lần;

- Phạm nhân là người từ 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên bị bệnh, phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện nhiều lần trong thời gian dài (từ ba tháng trở lên) và không có khả năng tự phục vụ bản thân;

- Phạm nhân là người đang bị mắc một trong các bệnh như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tắnh mạng.

Nội dung này thể hiện quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, tắnh mạng đã được quy định tại Điều 19, Điều 20, Hiếp pháp Việt Nam năm 2013.

Thông tư 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC cũng quy định mức giảm mỗi lần cao nhất cho các trường hợp đặc biệt này là bốn năm, nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án phạt tù ắt nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên hoặc mười lăm năm đối với hình phạt tù chung thân. Trong trường hợp đặc biệt, khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phạm nhân có thể được xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc mức giảm có thể lên tới trên 4 năm.

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt là một chế định nhân đạo của pháp luật Việt Nam, tạo cơ hội cho những người phạm tội đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khi họ đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, sớm được tái hoà nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)