- Từ ngày 01/7/2009 đến nay:
10. 516 việc (năm trước chuyển
2.2.2.6. Quản lý nhà nước một số mặt công tác khác
a. Công tác phối hợp trong THADS và hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS
Theo quy định của Luật THADS năm 2008, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn "Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn" (khoản 1 Điều 173, khoản 1 Điều 174). Giúp cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện về việc chỉ đạo và tổ chức phối hợp trong cơng tác THADS có Ban Chỉ đạo THADS các cấp. Thực hiện quy định của pháp luật, thời gian qua công tác phối hợp trong THADS trên địa bàn tỉnh đã được đẩy mạnh và củng cố chặt chẽ, hiệu quả phối hợp được nâng cao, hầu hết Ban chỉ đạo THADS các cấp đã kiện tồn và
chính thức đi vào hoạt động, đang phát huy vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo và phối hợp đối với công tác THADS.
Thế nhưng, bên cạnh những hạn chế, vướng mắc đã nêu ở trên (xem thêm phân tích ở mục 2.1.3.5 của Luận văn), hiện nay công tác phối hợp và hoạt động của Ban Chỉ đạo trong lĩnh vực THADS còn tồn tại những vấn đề sau: Trước hết, pháp luật về THADS hiện hành mới chỉ quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo các cấp về việc chỉ đạo, phối hợp trong hoạt động THADS nhưng chưa có quy định chế tài xử lý vi phạm, xử lý việc thiếu trách nhiệm, do đó một số nơi cơng tác chỉ đạo, phối hợp trong THADS chưa thực sự chuyển biến; việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc, kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân, còn hạn chế; hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (Mặt trận tổ quốc, Tòa án, Viện kiểm sát là thành viên của Ban Chỉ đạo THADS) vẫn còn sản phẩm là những Bản án, Quyết định khó thi hành, khi Thủ trưởng cơ quan THADS có u cầu Tịa án giải thích, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị thì có những trường hợp không được trả lời kịp thời, hoặc khơng có hồi âm; vẫn cịn những trường hợp cơ quan THADS hoặc các đương sự trong THADS yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án, đến kết quả bán đấu giá tài sản trong THADS, yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản và phân chia tài sản chung để thi hành án nhưng chưa được giải quyết…thực trạng trên đang gây khơng ít khó khăn đối với công tác THADS trên địa bàn tỉnh.
b. Công tác Thi đua, khen thưởng
Thực hiện Luật Thi đua khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng năm 2005 và các văn bản hướng dẫn hiện hành, kể từ khi Hội đồng Thi đua, khen thưởng THADS tỉnh được thành lập năm 2007(nay là Hội đồng Thi đua, khen thưởng Cục THADS tỉnh Thanh Hóa), cơng tác thi đua, khen thưởng của Cục THADS tỉnh dần đi vào
nề nếp. Hàng năm, Cục THADS tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị ra quân hưởng ứng phong trào thi đua, đề xuất các sáng kiến, giải pháp thực hiện tiêu chí thi đua do Bộ Tư pháp, khu vực thi đua đồng bằng Bắc Bộ, UBND tỉnh đề ra. Tổ chức kiểm tra chéo, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng các nhân tố mới tích cực, các điển hình tiên tiến, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, những việc làm hình thức, chiếu lệ trong phong trào thi đua. Việc tổng kết phong trào thi đua và khen thưởng được thực hiện chính xác, cơng khai, kịp thời, cơng bằng, dân chủ do đó, đã đánh giá đúng kết quả công tác thi đua của từng tập thể, cá nhân nhằm động viên, khích lệ và tôn vinh tập thể, cá nhân hăng hái thi đua lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Về hồ sơ sổ sách của công tác thi đua, khen thưởng đều rõ ràng, rành mạch lạc tất cả công văn đi, đến, hồ sơ, quyết định khen thưởng đều được lưu trữ tại Hội đồng thi đua. Nhìn chung, phong trào thi đua của ngành THADS tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua được tổ chức thường xuyên, sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực, tránh hình thức lãng phí, nội dung thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành. Cơng tác chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết phong trào thi đua không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Vì vậy, phong trào đã tạo động lực cho cán bộ, công chức các đơn vị thi hành án trong tỉnh hăng say thi đua lập thành tích xuất sắc trong cơng tác thi hành án, thu được nhiều tỷ đồng, giải quyết hàng nghìn việc, góp phần xây dựng và bảo vệ pháp chế XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của công dân. Tổng kết phong trào thi đua từ năm 2005 - 2010, các cá nhân và tập thể cơ quan THADS trong tỉnh đã được cấp có thẩm quyền khen thưởng như sau: 02 đơn vị được nhận Cờ thi đua của Bộ Tư pháp; 26 đơn vị được tặng thưởng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; Về Bằng khen của Bộ Tư pháp tặng cho tập thể là 14 đơn vị, tặng cho cá nhân là 60 người. Bằng khen của UBND tỉnh tặng cho 15 đơn vị và 48 cá nhân cùng hàng trăm danh hiệu chiến sĩ thi đua
cơ sở, hàng trăm giấy khen đã được Giám đốc Sở Tư pháp và Thủ trưởng cơ quan THADS tỉnh tặng cho các cá nhân, tập thể trong ngành.
Bên cạnh đó, việc tổ chức triển khai hoạt động thi đua, khen thưởng ở một số đơn vị vẫn còn mang tính hình thức, nội dung đăng ký thi đua còn chung chung, chưa nêu được các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phong trào thi đua chưa thực sự đồng đều, liên tục, chưa trở thành hoạt động tự giác, thường xuyên của mọi cán bộ, công chức. Một số đơn vị không đăng ký sáng kiến kinh nghiệm cho Hội đồng khoa học, hồ sơ đề nghị khen thưởng không đầy đủ, nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng chậm gây khó khăn cho cho cơng tác bình xét thi đua. Việc triển khai các đợt thi đua cao điểm trong năm hiệu quả chưa cao. Hoạt động kiểm tra trong công tác thi đua, khen thưởng chưa thực sự được chú trọng nên chất lượng của phong trào thi đua, khen thưởng vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do Hội đồng thi đua, khen thưởng THADS tỉnh Thanh Hóa mới được thành lập và hoạt động (19/7/2007), tất cả các thành viên của Hội đồng đều kiêm nhiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm đối với việc tổ chức, phát động phong trào thi đua. Trong công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, phát động phong trào thi đua của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Cục THADS tỉnh có lúc chưa thực sự sâu sát và kịp thời. Vẫn cịn khơng ít các cá nhân, đơn vị chưa nhận thức đúng về công tác thi đua, khen thưởng nên chưa tích cực, chủ động tham gia phong trào thi đua. Về kinh phí hoạt động thi đua, khen thưởng của Văn phòng Cục và các Chi cục cịn hạn chế…
c. Cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật THADS
Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về THADS, thời gian qua, Ngành THADS tỉnh thường xuyên phối hợp cùng với các cơ quan có liên quan, đặc biệt là Sở Tư pháp xây dựng các chuyên đề về công tác thi hành án để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đặc biệt, Cục Thi hành án tỉnh đã cộng tác với các phương tiện
thông tin đại chúng viết bài phổ biến pháp luật thi hành án trên báo chí, truyền hình; cử các đồng chí có kinh nghiệm, năng lực làm báo cáo viên về pháp luật THADS. Ngoài ra, trong năm 2011, Cục đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đợt bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức soạn thảo, in ấn, cấp phát tờ rơi, tờ gấp với các nội dung cơ bản của pháp luật THADS với số lượng 40.000 tờ cấp phát tới 637 xã, phường, thị trấn, trong tồn tỉnh, qua đó đã giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi tổ chức cá nhân, trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật pháp luật THADS vẫn còn rất hạn chế. Sở Tư pháp, các cơ quan báo chí chưa làm tốt cơng tác này. Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Thanh hóa cũng chưa thực sự giám sát có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật THADS. Kinh phí để tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa đảm bảo. Vì vậy, dẫn đến thực trạng, cịn nhiều người dân, thậm chí có cả cán bộ, cơng chức và một số cơ quan nhà nước thiếu hiểu biết cơ bản những quy định của pháp luật về lĩnh vực THADS.
Chương 3