Quản lý nhà nước về tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( qua thực tiến tỉnh thanh hóa ) (Trang 71 - 73)

- Từ ngày 01/7/2009 đến nay:

10. 516 việc (năm trước chuyển

2.2.2.2. Quản lý nhà nước về tổ chức cán bộ

Theo quy định của pháp luật THADS hiện nay, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ "quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan hành án dân sự; đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên" [41, Điều 167]. Tổng cục THADS có nhiệm vụ, quyền hạn "Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức của các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp" [13]. Cục THADS tỉnh có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục THADS "quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan hành án dân sự địa phương... theo quy định của pháp luật" [13], UBND cấp tỉnh, cấp huyện có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan THADS cùng cấp. Triển khai quy định của pháp luật trong tình hình mới, các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ lĩnh vực THADS đã thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm kiện toàn bộ máy, từng bước đảm bảo cơ cấu chức danh quản lý, chức danh chuyên môn, làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức ngành THADS tỉnh; kiên quyết xử lý cán bộ, cơng chức có biểu hiện vi phạm nhằm

chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường kỷ luật để xây dựng, vận hành tổ chức bộ máy thông suốt, hiệu quả theo quy định, đồng thời nâng cao toàn diện chất lượng cán bộ, công chức trong Ngành (xem phân tích tại mục 2.1.2 và mục 2.1.3.2 của luận văn).

Dù vậy, công tác tổ chức cán bộ của ngành THADS tỉnh vẫn cịn nhiều hạn chế, khó khăn, ngồi những tồn tại, hạn chế đã được nêu ở các mục trên, đi sâu phân tích vấn đề này, chúng ta thấy nổi lên những việc sau: trong suốt một thời gian dài, Nhà nước chưa thực sự quan tâm tới lĩnh vực THADS, vì vậy cơng tác tổ chức cán bộ của các cơ quan THADS trong tỉnh chậm được đổi mới, chuẩn hóa, hệ quả là số cán bộ có trình độ trung cấp, sơ cấp trước kia tuyển dụng vào ngành quá nhiều, hiện nay nếu muốn đáp ứng được tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án phải trải qua một quá trình đào tạo lại vừa mất thời gian, vừa tồn kém và cũng chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; mặt khác, duy trì một bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý cán bộ, cơng chức có q nhiều điểm bất cập trong suốt 15 năm, đã làm cho ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, cầu tiến của cán bộ, cơng chức trong Ngành trì trệ, khơng ít trường hợp tỏ ra mai một, lỗi thời, bất cần, trở thành nếp nghĩ, nếp làm của một số cán bộ, công chức trong Ngành (kể cả ở một vài cán bộ lãnh đạo) không dễ uốn nắn, khắc phục được ngay. Qua theo dõi thi tuyển công chức ngành THADS trong 03 năm vừa qua, số lượng thí sinh đăng ký dự thi rất ít, chất lượng hạn chế, thí sinh nữ chiếm đa số nhưng buộc phải tuyển dụng mà vẫn chưa đủ chỉ tiêu để bổ sung cho các đơn vị. Điều đó nói lên rằng cơng tác THADS khó khăn, vất vả thiếu sức hút, đời sống của cán bộ, công chức chưa đảm bảo, nhất là ở các đơn vị miền núi (Thanh Hóa có 11 huyện miền núi nơi xa nhất cách trung tâm thành phố khoảng 300 km) xa xôi, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, dân trí thấp, phong tục tập qn lạc hậu...Nguồn cán bộ tuyển dụng thì khó khăn như vậy, cịn lực lượng đương nhiệm cũng không thực sự khả quan, ngay cả đối với một số cán bộ quản lý ở các Chi cục, trình độ và kinh nghiệm quản lý cịn

yếu, trình độ lý luận chính trị cịn hạn chế, nhiều trường hợp khơng được đào tạo cơ bản hoặc nâng cao dẫn đến yếu kém trong quản lý, điều hành. Việc phối hợp của Ngành chủ quản với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý cán bộ cũng chưa thực sự chặt chẽ, vì vậy tại một vài đơn vị cơ sở tình trạng kỷ luật lỏng lẻo, hiện tượng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ cấp trưởng có vi phạm kỷ luật vẫn phát sinh đang là thực tiễn hết sức nhức nhối của Ngành.

Về tổ chức bộ máy, Nhà nước vẫn chưa có chính sách pháp luật và biện pháp tổ chức để nhất thể hóa hoạt động thi hành án. Vấn đề xã hội hóa hoạt động THADS mới chỉ là mơ hình thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, tức là ở tầm vĩ mô hoạt động thi hành án nói chung, THADS nói riêng vẫn chưa có một cơ chế quản lý hữu hiệu nhất, do đó chưa thể hi vọng cơng tác thi hành án có được kết quả tốt nhất. Đối với Cục Thi hành án tỉnh việc kiện toàn các phịng chun mơn, ổn định cơ cấu nhân sự, xây dựng quy chế phối hợp làm việc mới bắt đầu thực hiện, khơng tránh khỏi vướng mắc vì vậy cần phải có sự bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ. Tại các Chi cục trực thuộc, tình trạng cán bộ làm cơng tác chun mơn vẫn kiêm nhiệm nhiều việc, thậm chí có hiện tượng phân cơng nhiệm vụ cho cán bộ không theo cơ cấu chức danh, việc quy hoạch cán bộ chưa thường xuyên, chưa sâu sát, chưa có tầm nhìn tổng thể, lâu dài đang là thực trạng rất đáng lo ngại trong công tác quản lý tổ chức cán bộ của Ngành, nếu không được giải quyết kịp thời thì hoạt động THADS chưa thể chuyển biến thực sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( qua thực tiến tỉnh thanh hóa ) (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)