Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [34, Điều 4], nhà nước có vai trị quản lý và nhân dân làm chủ. Nói cách khác, Nhà nước là công cụ để nhân dân làm chủ
xã hội, nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng có nhiệm vụ cụ thể hóa đường lối của Đảng để phục vụ nhân dân. Cơ chế xã hội này là bản chất của chế độ ta, cũng là sự đảm bảo về mặt chính trị cho các thắng lợi lớn lao trong quá trình bảo vệ và xây dựng tổ quốc nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trong lĩnh vực THADS nói riêng khơng thể thốt ly sự lãnh đạo tồn diện của Đảng, phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng.
Trong lĩnh vực THADS, Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra các nghị quyết, các chủ trương, đường lối, chính sách đối với cơng tác quản lý của nhà nước. Qua các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba khóa VIII, đường lối cải cách công tác THADS được Đảng ta xác định như sau: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện văn bản pháp luật; chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động thi hành án; Từng bước thực hiện xã hội hóa cơng tác THADS; đảm bảo thi hành đầy đủ, nhanh chóng các Bản án, Quyết định của Tòa án.