Khi nghĩa vụ cấp dƣỡng phát sinh thì việc đầu tiên để nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc thực hiện đó là ngƣời đƣợc cấp dƣỡng biết mình sẽ đƣợc nhận cấp dƣỡng với số tiền là bao nhiêu hay cụ thể là tài sản nào từ phía ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng. Đây chính là mức cấp dƣỡng. Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận
được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” [32, Điều 116]. Nhƣ vậy, pháp luật
ngƣời đƣợc cấp dƣỡng) thoả thuận, chỉ khi họ không thoả thuận đƣợc thì mới yêu cầu Toà án giải quyết.
Xem xét quy định trên ta nhận thấy, việc quy định mức cấp dƣỡng đƣợc căn cứ vào hai điều kiện nhƣ sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào thu nhập, khảnăng thực tế của ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng. Thu nhập của ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng chính là thu nhập thực tế của họ, bao gồm toàn bộ thu nhập theo lƣơng và các thu nhập khác ngoài lƣơng nhƣ tiền công, tiền thƣởng,…. Trong các trƣờng hợp thu nhập thực tế của ngƣời cấp dƣỡng không ổn định thì mức thu nhập của họ đƣợc xác định là mức thu nhập bình quân hàng tháng của ngƣời đó. Trên cơ sở thu nhập, kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của ngƣời cấp dƣỡng. Khả năng thực tế của ngƣời cấp dƣỡng phản ánh khả năng kinh tế cụ thể của ngƣời đó. Khả năng kinh tế của ngƣời cấp dƣỡng cơ bản phụ thuộc vào thu nhập thực tế của ngƣời đó, tức là thu nhập do lao động của họ mà có. Song, khả năng kinh tế của ngƣời cấp dƣỡng còn bao gồm cả những thu nhập hợp pháp khác nhƣng không do lao động của họ làm ra, nhƣ thu nhập do đƣợc thừa kế, trúng xổ số, đƣợc lợi tự nhiên về tài sản,…
Thứ hai: Căn cứvào nhu cầu thiết yếu của ngƣờiđƣợc cấp dƣỡng. Nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng là những nhu cầu cần thiết nhất, không thể thiếu để đảm bảo cuộc sống của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Với ý nghĩa đó việc cấp dƣỡng là nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết tối thiểu để bảo đảm cuộc sống của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Nhu cầu thiết yếu bao gồm các nhu cầu về ăn, ở, măc, học tập, đi lại, chữa bệnh,… Chi phí cần thiết cho các nhu cầu trên có thể rất khác nhau giữa các vùng miền nhƣ nông thôn, miền núi, đô thị, thành phố,… và giữa những ngƣời cần cấp dƣỡng là trẻ em hay ngƣời lớn, ngƣời bị tàn tật hay ngƣời mất năng lực hành vi dân sự,… Do đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế ở mỗi vùng miền mà mức chi phí cho các
nhu cầu thiết yếu đó cũng rất khác nhau. Vì vậy, việc ấn định một mức cấp dƣỡng chung là không phù hợp với thực tế. Để nghĩa vụ cấp dƣỡng có tính khả thi, sát với thực tế, bảo đảm tốt nhất lợi ích của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng, pháp luật cho phép các bên có thể thoả thuận về mức cấp dƣỡng sao cho phù hợp với nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định khi có lý do chính đáng, mức cấp dƣỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dƣỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận đƣợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết [32, Điều 116]. Trong quan hệ cấp dƣỡng, không phải lúc nào ngƣời cấp dƣỡng cũng có thu nhập ổn định và ngƣời đƣợc cấp dƣỡng không phải lúc nào cũng sống ổn định với số tiền đó. Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ này luôn luôn có sự thay đổi theo hoàn cảnh khách quan của ngƣời cấp dƣỡng và nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Việc thay đổi mức cấp dƣỡng có thể theo hƣớng tăng hoặc giảm mức cấp dƣỡng, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể để đảm bảo cuộc sống của cả hai bên đƣợc ổn định. Tuy nhiên, việc thay đổi mức cấp dƣỡng phải trên cơ sở có lý do chính đáng. Đối với ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng thì đa phần lý do để họ xin thay đổi mức cấp dƣỡng là tình trạng thu nhập của họ bị giảm sút, thậm chí là mất việc làm hoặc họ có thêm ngƣời thân cần đƣợc cấp dƣỡng, hoặc họ bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn,... Còn ngƣời đƣợc cấp dƣỡng cũng có thể rơi vào tình trạng khó khăn, túng thiếu hơn hoặc ngƣợc lại có thể đời sống kinh tế của họ khấm khá hơn…
Nhƣ vậy, pháp luật quy định mức cấp dƣỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng lao động thực tế của ngƣời cấp dƣỡng để đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dƣỡng và quyền lợi của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Là quy định mang tính hƣớng dẫn cho nên các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về mức cấp dƣỡng để đảm bảo cuộc sống ổn định cho cả hai bên. Nếu các bên không tự thỏa thuận đƣợc về mức cấp dƣỡng thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Và lẽ
đƣơng nhiên Tòa án cũng sẽ ấn định mức cấp dƣỡng cụ thể trên cơ sở thu nhập, khả năng thực tế của ngƣời cấp dƣỡng và nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng.