vụ cấp dƣỡng
Nhƣ đã phân tích ở mục 3.2, ta thấy Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn còn tồn tại nhiều quy định chƣa chặt chẽ, mang tính chung chung, thậm chí trong từng điều luật còn nhiều bất cập trong khi sự hiểu biết của ngƣời dân về pháp luật cũng còn nhiều hạn chế. Từ thực tiễn đó, cần phải có những phƣơng hƣớng khắc phục và hoàn thiện nghĩa vụ cấp dƣỡng trong Luật Hôn nhân và Gia đình để ngày càng hoàn thiện hơn và là cơ sở, căn cứ để Tòa án các cấp giải quyết vấn đề cấp dƣỡng đƣợc nhất quán, chính xác hơn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự, củng cố tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Thông qua việc tìm hiểu các quy
định về cấp dƣỡng trong hệ thống Luật Hôn nhân và gia đình từ trƣớc đến nay cũng nhƣ nghiên cứu và so sánh với pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nƣớc trên thế giới, theo học viên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cần hoàn thiện một số điểm nhƣ sau:
Một là, hoàn thiện các thuật ngữ trong khái niệm cấp dƣỡng
Để hoàn thiện nghĩa vụ nghĩa vụ cấp dƣỡng, trƣớc tiên chúng ta cần phải quy định rõ khái niệm cấp dƣỡng để qua đó có cái nhìn khái quát nhất về nghĩa vụ cấp dƣỡng. Theo đó, các thuật ngữ trong khái niệm cấp dƣỡng cần đƣợc quy định cụ thể bao gồm: “không sống chung”, “không có khả năng lao động” và “không có tài sản để tự nuôi mình”.
Theo học viên, những cụm từ này phải đƣợc hiểu một cách chính xác hơn có nghĩa là:
+ “Không sống chung”: là trƣờng hợp các thành viên trong gia đình không quan trọng có hay không có sống chung với nhau dƣới một mái nhà, không cùng nhau đóng góp thu nhập hoặc tài sản của mình vào quỹ tiêu dùng chung trong cuộc sống.
+ “Không có khả năng lao động”: là việc một ngƣời bị hạn chế về sức khỏe và độ tuổi làm hạn chế hoặc mất khả năng lao động, gây ảnh hƣởng đến thu nhập của bản thân hoặc là ngƣời gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm tạo thu nhập.
+ “Không có tài sản để tự nuôi mình”: là việc một ngƣời không có tài sản hoặc nếu có tài sản nhƣng tài sản đó không thể khai thác để sinh lợi hoặc có thể khai thác nhƣng giá trị rất nhỏ không đảm bảo nhu cầu sống thiết yếu của ngƣời đó.
Hai là, hoàn thiện các quy định về vấn đề tạm ngừng cấp dƣỡng
Theo học viên, Luật Hôn nhân và gia đình cần bổ sung các quy định liên quan đến vấn đề tạm ngừng cấp dƣỡng nhƣ sau:
Thứ nhất, nên quy định điều kiện đƣợc tạm ngừng cấp dƣỡng là ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải lâm vào “tình trạng khó khăn về kinh tế”. Một ngƣời đƣợc coi là khó khăn về kinh tế là ngƣời không có thu nhập hoặc có thu nhập nhƣng mức thu nhập thấp và với mức thu nhập đó ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng không thể lo cho cuộc sống của mình. Đồng thời họ cũng không có tài sản giá trị hoặc có tài sản nhƣng không thể sinh lời, hoặc có thể sinh lời nhƣng vẫn không đủ cho nhu cầu sống thiết yếu của họ. Thậm chí họ có tài sản nhƣng sau khi bán đi cũng không thể có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng của mình.
Thứ hai, quy định về thời điểm kết thúc tạm ngừng cấp dƣỡng.
Theo học viên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cần bổ sung quy định về thời điểm kết thúc tạm ngừng cấp dƣỡng nhƣ sau:
Trƣờng hợp đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng là ngƣời chƣa thành niên thì thời điểm kết thúc tạm ngừng cấp dƣỡng phải trƣớc thời điểm ngƣời đƣợc cấp dƣỡng tròn 18 tuổi và có khả năng lao động. Bởi lẽ, nếu ngƣời đƣợc cấp dƣỡng tròn 18 tuổi và có khả năng lao động thì nghĩa vụ cấp dƣỡng cũng chấm dứt, ngƣời phải cấp dƣỡng lúc đó cũng không phải thực hiện trách nhiệm cấp dƣỡng nữa và đƣơng nhiên thời gian tạm ngừng cấp dƣỡng cũng chấm dứt. Nhƣ vậy, quyền lợi của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng trong thời gian tạm ngừng trƣớc đó sẽ không đƣợc đảm bảo và gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng ngƣời đƣợc cấp dƣỡng.
Trƣờng hợp đối tƣợng đƣợc cấp dƣỡng là ngƣời thành niên nhƣng không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình thì việc tạm ngừng cấp dƣỡng chỉ đƣợc tiến hành trong một khoảng thời gian cụ thể, không đƣợc tạm ngừng cấp dƣỡng trong một thời gian dài. Tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể mà Tòa án sẽ xem xét thời gian tạm ngừng cấp dƣỡng là bao lâu. Tuy nhiên, thời gian tạm ngừng phải đảm bảo đủ để cho ngƣời có
nghĩa vụ cấp dƣỡng phục hồi lại khả năng kinh tế của mình mà không làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới quyền lợi của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng. Phƣơng án tối ƣu cho trƣờng hợp này là trong các bản án hay quyết định của Toà phải quy định cụ thể ngày tạm ngừng cấp dƣỡng là ngày nào. Việc ấn định một thời gian tạm ngừng nhất định sẽ bảo vệ đƣợc quyền lợi cho ngƣời đƣợc cấp dƣỡng cũng nhƣ quyền lợi của ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng ngƣời đƣợc cấp dƣỡng.
Bà là, hoàn thiện quy định nhiều ngƣời cùng cấp dƣỡng cho một ngƣời hoặc cho nhiều ngƣời
Tại Điều 109 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định trong đó có cụm từ
“những người này” đây là một cụm từ quá chung chung, dẫn đến nhiều cách
hiểu khác nhau cho ngƣời đọc luật cũng nhƣ những ngƣời áp dụng nhƣ đã trình bày ở mục 3.2.3 của chƣơng 3. Do đó có thể sửa đổi Điều 109 lại nhƣ sau: “Trong trường hợp nhiều người có cùng nghĩa vụ cấp dưỡng cho một
người hoặc cho nhiều người thì những người có nghĩa vụ cấp dưỡng thỏa
thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không
có thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Quy định nhƣ vậy thì điều luật
mới có nội dung hoàn chỉnh, ngƣời đọc có cái nhìn về mặt ý nghĩa thống nhất theo một nghĩa.
Bốn là, hoàn thiện vấn đề cấp dƣỡng giữa bố dƣợng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng giữa bố dƣợng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng nhƣng lại không có quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa họ khi họ không sống chung. Việc quy định bố dƣợng, mẹ kế có nghĩa vụ cấp dƣỡng cho con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng khi li hôn và ngƣợc lại là hoàn
toàn phù hợp với phong tục, tập quán và đạo đức của ngƣời Việt Nam. Theo học viên, Luật Hôn nhân và gia đình cũng nhƣ các văn bản có liên quan cần có quy định cụ thể và giải thích rõ hơn cũng nhƣ bổ sung thêm về nghĩa vụ con riêng và cấp dƣỡng giữa bố dƣợng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng một cách đầy đủ. Tuy nhiên, việc quy định nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa bố dƣợng hoặc mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng ngoài việc đáp ứng các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng nói chung cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, thời gian chung sống giữa bố dƣợng, mẹ kế với con riêng khá dài. Thời gian chung sống này phải đủ để giữa bố dƣợng, mẹ kế với con riêng nảy sinh tình cảm thƣơng yêu, kính trọng lẫn nhau.
Thứ hai, giữa bố dƣợng, mẹ kế với con riêng có sự chăm sóc, nuôi dƣỡng lẫn nhau theo các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Chúng ta không thể ép buộc ngƣời con riêng cấp dƣỡng cho bố dƣợng hoặc mẹ kế khi trƣớc đó họ có hành vi đánh đập, ngƣợc đãi mình.
Bởi vì giữa bố dƣợng, mẹ kế với con riêng không có quan hệ "máu mủ ruột già" cho nên pháp luật cần quy định rõ ràng các điều kiện để phát sinh nghĩa vụ cấp dƣỡng chứ hoàn toàn không phải mọi trƣờng hợp con riêng của bố dƣợng mẹ kế đều đƣợc bố dƣợng, mẹ kế cấp dƣỡng hoặc ngƣợc lại mà thời gian sống chung quá ít hoặc công sức chăm sóc lẫn nhau chƣa nhiều.
Năm là,tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật
Nhƣ đã đề cập trong bài luận, ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng có khả năng sẽ trốn tránh hoặc từ chối việc thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng. Do đó, nhằm ngăn chặn những hiện tƣợng tiêu cực nói trên có thể xảy ra và nhằm đảm bảo mục đích của việc cấp dƣỡng thì một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết chính là công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng. Trƣớc tiên, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện công tác nói
trên cần phải tiến hành một cách thƣờng xuyên theo định kì hoặc tiến hành đột xuất khi có dƣ luận hoặc có đơn tố cáo của quần chúng nhân dân. Ngoài ra, vấn đề nâng cao năng lực cán bộ cũng cần đƣợc chú trọng để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn các vấn đề liên quan đến việc cấp dƣỡng đƣợc chính xác, đúng đắn và có hiệu quả. Trong đó, cần đề cao trách nhiệm “chí công vô tƣ” không ngại khó khăn khi xác minh sự việc của đội ngũ cán bộ. Mặt khác, trong quá trình cƣỡng chế thi hành án cần có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả và đồng bộ giữ các cơ quan nhà nƣớc nhƣ Viện kiểm sát, cơ quan Công an, cơ quan thi hành án để đƣa ra những biện pháp thoả đáng buộc ngƣời phải thi hành án thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ cấp dƣỡng. Cuối cùng, cần tiến hành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cấp dƣỡng giúp cho quần chúng nhân dân hiểu rõ hơn mục đích và ý nghĩa của nghĩa vụ cấp dƣỡng. Từ đó tạo đƣợc sự đồng tình, ủng hộ và mọi ngƣời có thái độ đúng đắn, nhận thức đầy đủ các vấn đề về cấp dƣỡng. Trên cơ sở đó giúp mọi ngƣời ý thức đƣợc quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm của mình và bảo vệ quyền lợi chính đáng của của các bên trong quan hệ cấp dƣỡng.
KẾT LUẬN
Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là bƣớc phát triển tiến bộ, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về cấp dƣỡng giữa những ngƣời có quan hệ trong gia đình nói riêng và về củng cố gia đình Việt Nam nói chung. Cấp dƣỡng một mặt đề cao trách nhiệm đùm bọc thƣơng yêu, tƣơng trợ giữa những ngƣời thân thích nhất trong gia đình, mặt khác nhằm phát huy triền thống tốt đẹp “tƣơng thân tƣơng ái” của các dân tộc Việt Nam trƣớc hết là giữa các thành viên trong gia đình.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình trƣớc đây, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cùng với văn bản hƣớng dẫn đã quy định tƣơng đối đầy đủ các điều kiện phát sinh quyền và nghĩa vụ cấp dƣỡng, chủ thể cấp dƣỡng, mức cấp dƣỡng, phƣơng thức thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng,… Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm tồn tại và vƣớng mắc do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.
Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn, để nghĩa vụ cấp dƣỡng thật sự đƣợc phát huy tác dụng tích cực của nó trong cuộc sống và để Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đi sâu vào đời sống ngƣời dân, thực sự là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình nói chung và trong quan hệ cấp dƣỡng nói riêng thì cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cần có phƣơng hƣớng giải thích rõ ràng những vấn đề pháp lý liên quan đến cấp dƣỡng. Đồng thời cần phải chú trọng biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình để mọi ngƣời hiểu và tự nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trƣớc những ngƣời thân yêu nhất trong gia đình làm cho gia đình luôn luôn hạnh phúc và thật sự xứng đáng là tế bào của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tƣ pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân (2001), Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-
TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001, Hà Nội.
2. Chính phủ (1959), Tờ trình trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự thảo
Luật hôn nhân và gia đình, công báo số 1/1960, Hà Nội.
3. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm
2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
Hà Nội.
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Hà Nội.
5. Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 97/SL
ngày 22/5/1950, Hà Nội.
6. Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 159
ngày 17/11/1950, Hà Nội.
7. Nguyễn Sĩ Giác (1959), Hồng Đức thiện chính thư, Nxb Nam Hà ấn quán, Sài Gòn.
8. Hoàng đế Đại Nam (1936), Bộ dân luật Trung Kỳ, Nhà in Viễn Đệ, Huế. 9. Lê Thạch Hƣơng (2008), Quan hệ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và
gia đình hiện hành, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần thơ.
10. Ngô Thị Hƣờng (2003), “Nghĩa vụ cấp dƣỡng giữa vợ và chồng khi li hôn”, Tạp chí Luật học (3), tr. 38 - 41, 59.
11. Ngô Thị Hƣờng (2004), "Nghĩa vụ cấp dƣỡng trong hệ thống pháp luật Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám", Tạp chí Luật học (3), tr. 24 - 29.
12. Ngô Thị Hƣờng (2005), “Mối quan hệ giữa nghĩa vụ cấp dƣỡng và nghĩa vụ nuôi dƣỡng trong Luật hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (4), tr. 13 - 18.
13. Trần Đại Khâm (1968), Án lệ vựng tập, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. 14. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng,
Quyển 2, Đại học Luật khoa Sài Gòn, Sài Gòn.
15. Hồ Chí Minh (1960), Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, tập V, Nxb sự thật, Hà Nội.
16. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2013), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
17. Đinh Thị Mai Phƣơng (chủ biên) - Viện Khoa học Pháp lý (2004),
Bình luận khoa học luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
18. Nguyễn Văn Hành, Vũ Trinh, Trần Hựu (1994), Hoàng Việt luật lệ, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
19. Lƣỡng Thần, Cao Nãi Quang, Nguyễn Sỹ Giác (1956), Quốc Triều
hình luật, Nhà in Nguyễn Văn Của, Sài Gòn.
20. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (1972), Bộ luật Dân sự Sài Gòn 1972, Sài Gòn.
21. Thống sức Bắc kỳ (1931), Bộ dân luật Bắc kỳ, Nhà in Ngô Tử Hạ, Hà Nội. 22. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
25.Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Quốc hội (1995), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
29. Quốc hội (2005), Bộ Luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Quốc hội (2009), Bộ Luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm
2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.