Ngƣời có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 85 - 87)

Pháp luật đã quy định ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận về tạm ngừng cấp dƣỡng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, không phải mọi trƣờng hợp ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng đều nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu nhƣ ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình thì quyền lợi của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng sẽ không đƣợc bảo đảm. Chính vì thế, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng pháp luật trao cho một số chủ thế quyền yêu cầu Tòa án buộc ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ của mình. Theo đó, nếu ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 những ngƣời sau đây có quyền yêu cầu yêu cầu Tòa án buộc ngƣời không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện

thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó [32, Điều 119].

Ta thấy, so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã mở rộng các đối tƣợng đƣợc quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng hơn. Khi những chủ thể nêu trên có yêu cầu thì Toà án ra quyết định buộc ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trong trƣờng hợp này, thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng do ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng và ngƣời đƣợc cấp dƣỡng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận đƣợc thì thời điểm đó đƣợc tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Khi Tòa án đã có quyết định buộc ngƣời thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng mà ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng vẫn không tự nguyện thi hành, thì các tổ chức, cá nhân nêu trên không phải yêu cầu Tòa án buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng lần thứ hai. Khi đó, thẩm quyền buộc ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng thuộc về Cơ quan thi hành án dân sự theo thủ tục thi hành án dân sự. Trong trƣờng hợp này, ngƣời có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự buộc ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình là những ngƣời đƣợc quy định tại Khoản 2, 3 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trƣờng hợp Cơ quan thi hành án dân sự buộc ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng thực hiện nghĩa vụ của mình, thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Theo quyết định của Tòa án, cơ quan, tổ chức trả tiền lƣơng, tiền công lao động, các thu nhập thƣờng xuyên khác cho ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dƣỡng, để

chuyển trả cho ngƣời đƣợc cấp dƣỡng do ngƣời đƣợc cấp dƣỡng hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đó và ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng thỏa thuận hoặc theo mức và phƣơng thức do Tòa án quyết định.

Nhƣ vậy, với tƣ cách là bên yêu cầu trong quan hệ cấp dƣỡng, ngƣời đƣợc cấp dƣỡng cần đƣợc sự hỗ trợ cần thiết từ phía nhà nƣớc cũng nhƣ phía cộng đồng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)