3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng phạm nhiều tội
3.3.2. Các giải pháp khác
3.3.2.1. Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật
văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật như Thông tư liên ngành, Nghị quyết, công văn… Những văn bản này cần hướng dẫn việc áp dụng pháp luật trong việc xử lý trường hợp phạm nhiều tội một cách thống nhất nhằm giải quyết những khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cần không ngừng hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật hình sự bằng các cơ chế dân chủ và công khai để đây thực sự là những chế định pháp lý tiến bộ, nhân đạo được thừa nhận rộng rãi. Chỉ khi việc áp dụng pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất thì công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mới đạt được hiệu quả cao, các quyền tự do của công dân và các lợi ích hợp pháp của xã hội, của Nhà nước mới thực sự được đảm bảo.
Đồng thời các cơ quan hữu quan cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp liên ngành, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực tiễn giải quyết các trường hợp phạm nhiều tội và đưa ra đường lối xử lý thống nhất, đúng pháp luật. Có như vậy công tác áp dụng pháp luật mới thực sự hiệu quả, đảm bảo việc xử lý vụ án kịp thời, đúng người, đúng tội.
3.3.2.2. Nâng cao trình độ người áp dụng pháp luật
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung cũng như phạm nhiều tội nói riêng thì nhân tố con người là quan trọng nhất, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác này. Do đó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tăng cường công tác quản lý cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Trước hết cần thay đổi nhận thức của những người tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, nhất là đội ngũ Thẩm phán. Chừng nào những người tiến hành tố tụng chưa nhận thức được toàn diện về chế định phạm nhiều tội thì sẽ vẫn còn những trường hợp xử lý tội phạm không triệt để, bỏ lọt tội phạm. Bộ Công an, Viện
xuyên bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát những hoạt động của ngành mình, kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm, tránh xảy ra tình trạng oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, các ngành, các cấp với nhau nhằm đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng.
Cùng với những hoạt động trên, tăng cường công tác quản lý cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng cũng là một giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý các trường hợp phạm nhiều tội trên thực tế. Cần tăng cường bồi dưỡng, bổ sung kiến thức chuyên môn, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, đội ngũ này phải có quan điểm chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên rà soát, đánh giá phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức, đảm bảo luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay, sự phối hợp trong xử lý vụ án giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có trường hợp còn chưa kịp thời, hướng xử lý vẫn chưa thống nhất. Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ xét xử cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng khác cùng chung một mục đích là tìm ra sự thật khách quan, xử lý đúng người, đúng tội, bảo vệ công lý, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào nhà nước và pháp luật. Vì vậy, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau cần thiết lập cơ chế hợp tác, phối hợp để các bên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
KẾT LUẬN
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị đang được triển khai rộng khắp trên cả nước. BLHS hiện hành vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như các nước khác trên thế giới. Khi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Phạm nhiều tội trong Luật hình sự Việt Nam”, tác giả luận văn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu thực tế nhưng bước đầu luận văn đã cố gắng mang lại một cái nhìn tổng quan về trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm cụ thế hóa chế định này, tạo hành lang pháp lý cho công tác thực thi pháp luật. Từ những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, có thể đưa ra một số kết luận như sau:
1.Phạm nhiều tội là trường hợp người có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng đã thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và bị đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó. Và có thể hiểu quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là xác định loại và mức hình phạt cụ thể (kể cả hình phạt bổ sung nếu có) trong phạm vi luật cho phép để áp dụng đối với người phạm nhiều tội và bị đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó. So với trường hợp phạm tội đơn lẻ thì phạm nhiều tội có tính nguy hiểm cao hơn rất nhiều, có thể xâm hại đến nhiều khách thể được luật hình sự bảo vệ, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Do đó, khi quyết định hình phạt với trường hợp này phải thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật cũng như mục đích trừng trị của hình phạt đối với chủ thể đã phạm nhiều tội.
2.Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã ghi nhận tại Điều 50 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm
nhiều tội và Điều 75 quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Những quy định này được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa các nguyên tắc chung là nguyên tắc cộng toàn bộ, nguyên tắc cộng một phần, nguyên tắc thu hút, nguyên tắc cùng tồn tại. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng giúp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có căn cứ để giải quyết vụ án hình sự thuộc trường hợp phạm nhiều tội trên thực tế.
3.Thực tiễn cho thấy việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và thuộc trường hợp phạm nhiều tội nói riêng trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đôi khi chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Hạn chế này có thể do nguyên nhân từ chính bản thân người tiến hành tố tụng (chưa đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chưa có kĩ năng giải quyết vụ án…) hoặc xuất phát từ những quy định của pháp luật. Để hoạt động của các cơ quan này thực sự phát huy được hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành để khắc phục những thiếu sót và đề ra nhiệm vụ, phương hướng thực hiện trong tương lai.
4.Trong giai đoạn hiện nay, trường hợp phạm nhiều tội xảy ra ngày càng phổ biến, trong khi đó BLHS hiện hành chưa quy định đầy đủ nội dung của chế định này. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung vào BLHS những điều luật mới về trường hợp này. Tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện BLHS nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để giải quyết các vụ án phạm nhiều tội xảy ra trên thực tế. Đó là bổ sung điều luật quy định về các trường hợp được coi là phạm nhiều tội; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các Điều 50, Điều 74, Điều 75 BLHS. Việc hoàn thiện BLHS và các văn bản có liên quan; nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người tiến hành tố tụng sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý và điều kiện cần thiết để giải quyết trường hợp phạm nhiều tội, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp (dịch) (2007), Bộ luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
2. Lê Cảm (2001), “Chế định đa (nhiều) tội phạm và mô hình lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (6). 3. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Chính phủ (2001), Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 Hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất, Hà Nội.
6. Lê Văn Đệ & Võ Khánh Vinh (1999), “Tổng hợp thực tế về phạm nhiều tội, một hình thức biểu hiện của chế định phạm nhiều tội”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12).
7. Lê Văn Đệ (1999), Chế định phạm nhiều tội trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội.
8. Lê Văn Đệ (2003), Chế định nhiều tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 9. Lê Văn Đệ (2004), “Các hình thức biểu hiện của chế định nhiều tội phạm
trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (8).
10. Lê Văn Đệ (2010), Định tội danh và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
11. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
12. Trần Thị Hiền (người dịch) (2011), Bộ luật Hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Hòa (1993), “Quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (1).
14. Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Hòa (2003), “Các trường hợp phạm nhiều luật trong luật hình sự”, Tạp chí Luật học, (1).
16. Nguyễn Ngọc Hoà (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
17. Hoàng Chí Kiên (2004), Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội.
18. Đặng Phú Lâm (2011), Chế định phạm nhiều tội trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 19. Dương Tuyết Miên (2000), “Quyết định hình phạt trong trường hợp
phạm nhiều tội”, Tạp chí Tòa án, (6).
20. Dương Tuyết Miên (2003), Quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 21. Dương Tuyết Miên (2009), “Quyết định hình phạt với người chưa
thành niên phạm tội”, Tạp chí Luật học, Hà Nội.
22. Đinh Văn Quế (2007), Bình luận án và một số vấn đề thực tiễn áp dụng trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009), Hà Nội.
25. Nông Trường Sinh (2007), “Về áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần”,
Tạp chí Kiểm sát, (21).
26. Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong Luật hình sự Việt Nam,
27. Phạm Văn Thiệu (2007), “Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và bị đưa ra xét xử cùng một lần”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (24). 28. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
29. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ nội vụ - Bộ tư pháp (1995), Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 14/02/1995 Hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với các hành vi buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới, Hà Nội.
30. Tòa án nhân dân tối cao (1959), Chỉ thị số 772-TATC ngày 10-7- 1959 của TANDTC về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến.
31. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Công văn 73/TK ngày 02/3/1995 Về đường lối xét xử loại tội xâm phạm tình dục trẻ em, Hà Nội.
32. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Thụy Điển, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
35. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 37. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố
tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Võ Khánh Vinh, Phạm Thư (1993), “Định tội danh trong trường hợp phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5).