Pháp luật hình sự một số nước về phạm nhiều tội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phạm nhiều tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 25 - 28)

Nghiên cứu Luật hình sự của một số nước trên thế giới như Cộng hòa liên bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa… cho thấy ở mỗi nước lại có quy định khác nhau về chế định phạm nhiều tội cũng như nhiều tội phạm.

- BLHS của Nhật Bản có quy định rất cụ thể về phạm nhiều tội tại một chương (Chương XI) với mười điều luật. Tại Điều 45 có đưa ra khái niệm về trường hợp phạm nhiều tội như sau:

Phạm nhiều tội là trường hợp một người thực hiện hai hoặc nhiều tội phạm mà đối với các tội đó chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án; khi bản án phạt tù không có lao động bắt buộc hoặc hình phạt nặng hơn của Tòa án được tuyên đối với một tội phạm có hiệu lực pháp luật thì chỉ có tội phạm đó và những tội phạm khác được thực hiện trước khi bản án nói trên có hiệu lực pháp luật mới tạo thành trường hợp phạm nhiều tội [12, Điều 45]. Luật hình sự Nhật Bản cũng đề cập đến một hình thức biểu hiện của phạm nhiều tội, được quy định:

Khi một hành vi cấu thành hai hoặc nhiều tội phạm riêng biệt hoặc khi một hành vi là phương tiện để thực hiện một tội phạm hoặc hành vi gây hậu quả của tội phạm đó cấu thành một tội phạm riêng biệt khác thì hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt được quy định đối với các tội phạm đó sẽ được áp dụng [12, Điều 54] Như vậy, Luật hình sự Nhật Bản quy định rất rõ các dạng phạm nhiều

tội và nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội: trường hợp nhiều hành vi cấu thành nhiều tội thì hình phạt chung được quyết định theo cách cộng các hình phạt của các tội thông thường; trường hợp một hành vi cấu thành nhiều tội thì quyết định hình phạt bằng cách thu hút toàn bộ, tức lấy hình phạt nặng nhất được tuyên làm hình phạt chung.

-BLHS Liên bang Nga cũng đưa ra khái niệm phạm nhiều tội tại Điều 17 như sau:

Phạm nhiều tội là thực hiện hai hay nhiều tội phạm được quy định tại các điều khác nhau hoặc các khoản khác nhau của điều luật mà người phạm tội chưa bị kết án về một tội nào. Trong trường hợp phạm nhiều tội, người phạm tội chịu trách nhiệm về hình sự từng tội đã phạm theo điều hoặc khoản tương ứng của bộ luật này [1, Điều 17].

Nguyên tắc cộng hình phạt cũng được thể hiện trong BLHS của Liên bang Nga nhưng có những điểm khác biệt so với BLHS Việt nam, cụ thể tại các khoản 2 và 3 Điều 70 BLHS Liên bang Nga quy định như sau:

2. Nếu các tội đã phạm chỉ là tội ít nghiêm trọng thì hình phạt chung được quyết định bằng cách thu hút hình phạt nhẹ vào hình phạt nặng hơn hoặc cộng một phần hoặc toàn bộ hình phạt. Hình phạt chung không được vượt quá mức cao nhất của hình phạt đối với tội nặng nhất đã phạm.

3. Nếu các tội đã phạm là tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, thì hình phạt chung được quyết định bằng cách cộng một phần hoặc toàn bộ hình phạt. Hình phạt chung là phạt tù có thời hạn không được vượt quá 20 năm [1, Điều 70, Khoản 2, 3].

thành nhiều tội, Tòa án tuyên ngay một hình phạt chung cho các tội trong phạm vi luật quy định cho tội có khung hình phạt nặng hơn trong số các tội đã phạm. Còn trong trường hợp nhiều hành vi cấu thành nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt cho từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc thu hút hoặc cộng hình phạt. Nếu một hình phạt chính là tù chung thân thì thu hút hình phạt khác vào hình phạt tù chung thân.

- BLHS Cộng hòa Pháp cũng có những quy định thể hiện nguyên tắc cùng tồn tại. Điều 131.9 của Luật số 92 – 638 ngày 23/7/1992 sửa đổi các quy định chung của BLHS có quy định: “Hình phạt lao động công ích và hình phạt tiền hoặc ngày – phạt tiền không thể tuyên tổng hợp với nhau. Hình phạt ngày – phạt tiền không thể tuyên tổng hợp với hình phạt tiền”.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHẠM NHIỀU TỘI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phạm nhiều tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)