Xây dựng nội dung điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 89 - 100)

2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và xây dựng nội dung

2.2.2. Xây dựng nội dung điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua

mua bán hàng hóa quốc tế

Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra và hậu quả là nghĩa hợp đồng không được thực hiện hoặc không được thực hiện đúng hoặc đầy đủ, thì các bên sẽ ứng xử như thế nào, cần được các bên đưa vào điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng [26]. Đây là sẽ căn cứ đảm bảo nhất cho quyền và nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp liên quan đến bất khả kháng. Vì vậy, trong việc xây dựng điều khoản bất khả kháng, trước tiên cần nhấn mạnh rằng các bên phải thỏa thuận hết sức rõ ràng, quy định cụ thể về các trường hợp bất khả kháng hoặc các điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng; các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, việc thông báo, hậu quả và thực hiện chậm hoặc hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng khi có tình huống bất khả kháng. Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết mà các bên cần lưu ý khi quy định về điều khoản tình huống bất khả kháng. Từ đó làm căn cứ cho việc thực hiện của mỗi bên khi sự kiện bất khả kháng thật sự xảy ra, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan giải quyết tranh chấp xử lý khi phát sinh tranh chấp.

Ngoài ra, sau khi đã thống nhất rõ ràng về các vấn đề liên quan đến điều khoản bất khả kháng thì phương pháp xây dựng điều khoản này cũng rất quan trọng. Thực tế hiện nay đang tồn tại ba phương pháp xây dựng tình huống bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cụ thể:

2.2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa

Theo phương pháp này, các bên sẽ đưa ra một định nghĩa khái quát về sự kiện bất khả kháng. Trong một bản hợp đồng có điều khoản bất khả kháng như sau: “Một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ trong Hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng là sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả năng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, sẽ được miễn

trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ…” Quy định này rất chung chung,

mơ hồ và gây khó khăn cho việc diễn giải. Tranh chấp sẽ xẩy ra, cơ quan tài phán cũng sẽ chỉ giải thích theo tinh thần của luật và ý kiến của các bên, nhiều khi sự giải thích không đạt được sự chính xác.

i. Phương pháp liệt kê

Đây là phương pháp mà nhiều thương gia thích áp dụng.Theo phương pháp này, các bên sẽ liệt kê trong điều khoản bất khả kháng một loạt các sự kiện cho phép bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng.

Một điều khoản như vậy sẽ được xây dựng theo hướng sau: “Một bên bị ảnh hưởng bởi một trong những sự kiện được liệt kê dưới đây mà không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ được miễn trách nhiệm: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu…”

Ưu điểm của cách tiếp cận này là rõ ràng, cụ thể, các bên sẽ không phải mất thời gian tranh cãi, giải thích, chỉ cần thuộc đúng trường hợp được liệt kê trong điều khoản này là bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn trách nhiệm. Tuy

nhiên, một nhược điểm của các tiếp cận này là dù có kinh nghiệm phong phú đến đâu, các bên cũng không thể lường trước được các tình huống xẩy ra trong thực tế. Và, dù rằng tình huống đó có đầy đủ đặc điểm của một sự kiện bất khả kháng nhưng bên bị ảnh hưởng không được miễn trách nhiệm. Ví dụ, nếu áp dụng điều khoản trên, một trận "bão" xẩy ra đã làm tốc mái và hư hỏng nặng nhà máy của bên bán làm cho bên bán không thể tập kết và giao hàng đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp này “bão" đã bị bỏ sót khỏi điều khoản bất khả kháng nên bên bán có thể không được miễn trách nhiệm.

ii. Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp kết hợp cả hai phương pháp trên.Phương pháp này phần nào khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn hợp đồng.

Điều khoản xây dựng theo phương pháp này thường được ghi nhận như sau: Trong trường hợp xẩy ra các sự kiện như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu và các sự kiện bất khả kháng khác, là những sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả nãng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, làm cho bên bán không thể bốc xếp toàn bộ hoặc một phần hoặc trì hoãn việc bốc xếp hàng hóa thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc này.

Quy định như trên sẽ giúp các bên có được những tình huống cụ thể được coi là sự kiện bất khả kháng, đồng thời dự tính được những sự kiện khác có thể xẩy ra là ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

Nói tóm lại, sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ rất quen thuộc với các thương gia.Tuy nhiên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình các thương gia cần chú trọng đến kỹ thuật soạn thảo cũng như cách thức vận dụng

chúng trong thực tế.Việc soạn thảo điều khoản bất khả kháng, cần phải được quan tâm trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm tránh các tranh chấp đáng tiếc khi phát sinh. Việc xây dựng điều khoản này dựa trên phương pháp tổng hợp như đã trình bày trên đây được coi là một phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng tương đối an toàn, rõ ràng và hạn chế tối đa rủi ro khi phát sinh tranh chấp không đáng có giữa hai bên. Trong quá trình ký kết hợp đồng với đối tác quốc tế, các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam có thể căn cứ vào đó để thiết lập điều khoản bất khả kháng phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình và đảm bảo được quyền lợi chính đáng trong giao dịch.

2.2.2.2. Giải pháp đảm bảo

Bên cạnh việc xây dựng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thật chặt chẽ và rõ ràng; bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và tương thích với pháp luật thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng cần có những biện pháp đảm bảo cho mình nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi những tình huống bất khả kháng xảy ra. Một trong những biện pháp đó là việc mua bảo hiểm cho hàng hóa giao dịch.

Hiện nay, bảo hiểm đã là một khái niệm rất quen thuộc trong việc đảm bảo an toàn trong lĩnh vực nhân thọ cũng như phi nhân thọ. Việc các bên ký hợp đồng mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa của mình mua hoặc bán được coi là một giải pháp cuối cùng tương đối hiệu quả trong việc hạn chế tối đa tổn thất khi xảy ra các tình huống bất khả kháng gây thiệt hại vật chất.

Tất nhiên, xét về sự phong phú của đời sống thì bảo hiểm đôi khi khó có thể áp dụng trong mọi hợp đồng. Đồng thời, về thực tiễn áp dụng thì không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận bỏ ra một khoản tiền không nhỏ cho việc bảo hiểm mà có thể rủi ro sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, đứng trên phương

diện pháp lý và đảm bảo lợi ích thì việc mua bảo hiểm là biện pháp tối ưu cho hạn chế rủi ro của trường hợp bất khả kháng mang lại đối với doanh nghiệp.

Nhưng năm gần đây, pháp luật về bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm Việt Nam đang dần hoàn thiện và trở nên tương đối đầy đủ, rõ ràng. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, thì các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không; bảo hiểm hàng không; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ;bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu; bảo hiểm trách nhiệm chung; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm nông nghiệp [17, Điều 7]. Theo đó, các nghiệp vụ trên đã khá bao quát và thuận tiện cho doanh nghiệp tham gia mua bảo hiểm vật chất cũng như bảo hiểm sự kiện hay bảo hiểm rủi ro xảy ra. Như thế, trong quá trình giao kết hợp đồng cũng như kinh doanh, doanh nghiệp có thể có thêm một giải pháp đảm bảo nữa cho quyền và lợi ích của mình.

Tiểu kết chương 2

Với các phân tích và diễn giải trên đây, tác giả rút ra một số vấn đề về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Thứ nhất, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế còn tồn tại nhiều bất cập. Nội dung và hình thức hợp đồng còn quy định thiếu nhất quán trong các văn bản pháp luật. Các hình thức trách nhiệm quy định chưa đầy đủ, thiết nhất quán và nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến việc áp dụng trong thực tiễn gặp không ít khó khăn. Vì vậy cần học hỏi và rút kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật trên thế giới.

Thứ hai, việc hoàn thiện này, tác giả cũng đưa ra quan điểm của mình,

đó là phải hoàn thiện theo hướng đồng bộ các văn bản pháp luật, đồng thời phải hoàn thiện theo hướng tương thích với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần phải sửa đổi bổ sung một số điều liên quan trong luật chung và các luật chuyên ngành. Đồng thời, tham gia ký kết, phê chuẩn các điều ước quốc tế có liên quan, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Thứ ba, đối với việc xây dựng điều khoản bất khả kháng trong hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần rõ ràng, cụ thể, theo phương pháp tổng phân hợp. Trong quá trình ký kết hợp đồng với đối tác quốc tế, các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam có thể căn cứ vào đó để thiết lập điều khoản bất khả kháng phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình và đảm bảo được quyền lợi chính đáng trong giao dịch.

Thứ tư, tác giả mạnh dạn đưa ra phương pháp đảm bảo đối với các bên

trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng việc mua hợp đồng bảo hiểm. Đây là một phương án khá tối ưu đối với việc hạn chế thiệt hại khi xảy ra trường hợp bất khả kháng.

KẾT LUẬN

Để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chính sách phát triển kinh tế luôn là vấn đề trọng tâm, cấp bách hàng đầu.Vậy, muốn nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và vững chắc thì cần phải tạo ra cho nó những yếu tố thuận lợi, những yếu tố đó vừa mang tính tiên quyết vừa mang tính đòn bẩy trọng yếu của sự phát triển. Một trong những yếu tố đó là pháp luật. Pháp luật về kinh tế và thương mại đóng một vai trò quan trọng có tính then chốt và mang tính “đột phá” trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong đó vấn đề quy định về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một trong những trọng tâm cần phải nghiên cứu và hoàn thiện. Bởi vì môi trường pháp lý có thuận lợi thì mới có thể tạo ra môi trường kinh doanh màu mỡ, và chính sự màu mở đấy sẽ đem lại lợi nhuận kinh tế cao từ bên ngoài thôn qua buôn bán và thu hút đầu tư. Vì vậy, luận văn đã tập trung nghiên cứu pháp luật của Việt Nam, pháp luật quốc tế và luật một số nước và đã rút ra được một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hợp đồng mua

bán hàng hóa mang tính chất đặc thù. Khác với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm đặc trưng nhất định. Chủ thế, đối tượng, phương thức thanh toán của hợp đồng và một số vấn đề pháp lý khác, mà đặc biệt là được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau. Vì vậy, hiểu biết và nắm chắc các quy định của pháp luật và tập quán thương mại quốc tế cũng như pháp luật các nước là một vấn đề rất quan trọng trong mua bán hàng hóa quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Có như vậy thì mới đảm bảo hiệu quả cao trong mua bán hàng hóa quốc tế, tránh và hạn chế tối đa tranh chấp phát sinh do không hiểu biết về pháp luật.

Thứ hai, bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các sự kiện xảy ra sau khi ký hợp đồng, không do lỗi của các bên trong hợp đồng và các bên không thể dự đoán trước hoặc khống chế hay kiểm soát được. Khi trường hợp bất khả kháng xảy ra nó sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng và quyền lợi của một trong hai bên thậm chí của cả hai bên.Đang có tương đối nhiều các hiểu khác nhau về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng trên thế giới. Tuy nhiên, có một điểm chung là trường hợp bất khả kháng luôn là cơ sở để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Do vậy, tìm hiểu nghiên cứu và quy định về bất khả kháng là căn cư quan trọng cho hai bên khi ký hết hợp đồng. Có như vật mới đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi xảy ra trường hợp bất khả kháng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Thứ ba, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế còn tồn tại nhiều bất cập. Nội dung và hình thức hợp đồng còn quy định thiếu nhất quán trong các văn bản pháp luật. Các hình thức trách nhiệm quy định chưa đầy đủ, thiết nhất quán và nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến việc áp dụng trong thực tiễn gặp không ít khó khăn.

Thứ tư, luận văn đã phân tích quy định về trường hợp bất khả kháng

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong Công ước Viên 1980, trong UCC, và trong pháp luật của một số nước. Trong quá trình phân tích, tác giả có đối chiếu và so sánh với pháp luật Việt Nam, rút ra những ưu điểm và những hạn chế của nó. Việc tiếp cận với các ưu điểm này là cần thiết trong học hỏi và rút kinh nghiệm vào hoàn thiện hệ thống pháp luật nước Việt Nam.

Thứ năm, phát triển kinh tế đối ngoại là một mũi nhọn mong tính chiến

lược trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Sự thiếu đồng bộ và nhất quá của pháp luật về kinh tế, thương mại và các văn bản pháp luật có

liên quan đến quy định về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quy định trường hợp bất khả kháng cùng các vấn đề liên quan trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là rất cần thiết. Việc hoàn thiện này, tác giả cũng đưa ra quan điểm của mình, đó là phải hoàn thiện theo hướng đồng bộ các văn bản pháp luật, đồng thời phải hoàn thiện theo hướng tương thích với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần phải sửa đổi bổ sung một số điều liên quan trong Luật Thương mại và Bộ Luật dân sự. Tham gia ký kết, phê chuẩn các điều ước quốc tế có liên quan, ký kết các hiệp định thương mại song phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)