Nội dung Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 27 - 29)

1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.4. Nội dung Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa phản ánh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa. Do đó, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không chỉ là những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mà còn bao gồm những điều khoản không thỏa thuận nhưng theo quy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Theo Công ước Viên quy định thì nội dung chủ yếu của hợp đồng bao gồm: điều khoản về thanh toán, giá cả, chất lượng, số lượng, địa điểm và thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm giữa các bên, bồi thường, giải quyết tranh chấp.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luật Thương mại năm 1997 [16] đưa ra bảy điều khoản chủ yếu của Hợp đồng mua bán hàng hóa: tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Tuy nhiên, đến Luật Thương mại 2005 không quy định về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, cần phải tham chiếu đến Bộ luật Dân sự 2005 [18].

Bộ luật Dân sự 2005 quy định tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: một là - đối tượng của hợp đồng là

tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; hai là - số lượng, chất lượng; ba là - giá, phương thức thanh toán; bốn là - thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Năm là, quyền, nghĩa vụ của các bên; sáu là - trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Bảy là, phạt vi phạm hợp đồng và tám là các nội dung khác [21, Điều 402].

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải tuân thủ các nội dung như sau:

1.1.4.1. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều khoản chủ yếu là những điều khoản nhất thiết phải có trong hợp đồng.Khi xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc các bên phải thỏa thuận và ghi vào văn bản hợp đồng.Như vậy điều khoản chủ yếu đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của một hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận các nội dung:thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng; chủ thể trong quan hệ hợp đồng; đối tượng của hợp đồng; giá cả và thanh toán; quyền và nghĩa vụ của các bên; bảo hành hàng hóa; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lí trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa; nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa; thỏa thuận trọng tài hoặc tòa án; điều kiện vận tải.

1.1.4.2. Điều khoản thường lệ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy định trong các văn bản pháp luật.Những điều khoản này các bên có thể đưa vào hợp đồng, hoặc cũng có thể không cần đưa vào hợp đồng.Nếu các bên không đưa những điều khoản này vào hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận.Nếu đã đưa vào hợp đồng nhằm tăng tầm quan trọng hoặc cụ thể hóa thì không được trái pháp luật.

1.1.4.3. Điều khoản tùy nghi của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc có quy định của pháp luật nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà không trái quy định của pháp luật.Những điều khoản này chỉ trở thành nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa khi các bên trực tiếp thỏa thuận với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)