Đặc điểm của bất khả kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 40 - 41)

1.2. Bất khả kháng và trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

1.2.2. Đặc điểm của bất khả kháng

Sự kiện này xảy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới.

Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ.Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.

Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những sự kiện xẩy ra cho chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như:

thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… là sự kiện bất khả kháng để hưởng chế độ miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Về mặt lý luận thì các sự kiện này không đương nhiên được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận.

Như vậy về mặt nguyên tắc chung, sự kiện bất khả kháng có những đặc điểm sau đây:

Một là, là sự kiện khách quan xẩy ra sau khi ký hợp đồng;

Hai là, là sự kiện xẩy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng;

Ba là, là sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và

khống chế được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)