Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 29 - 36)

1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.5. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng là “luật cao nhất” của hai bên (bên mua và bên bán), nếu trong hợp đồng quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ, dự kiến hết các tình huống có thể phát sinh thì không cần bất kỳ luật nào điều chỉnh. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, hợp đồng không thể điều chỉnh toàn bộ các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ giữa các bên, cho bên cần có luật để điều chỉnh những quyền và nghĩa vụ chưa được quy định trong hợp đồng. Luật đó có thể là luật quốc gia hoặc pháp luật và điều ước quốc tế mà các nước ký kết hoặc tham gia.

1.1.5.1. Điều ước quốc tế

Để thúc đẩy lĩnh vực thương mại quốc tế phát triển, các nước đã soạn thỏa, đàm phán ký kết các điều ước quốc tế về thương mại để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Có thể hiểu ngắn gọn rằng điều ước quốc tế về thương mại là những văn kiện pháp lý quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế tham gia ký kết nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại phát sinh giữa các chủ thể đó. Tuy nhiên, không thể có một định nghĩa khoa học chính xác về khái niệm điều ước quốc tế nếu không bao quát toàn bộ mọi khía cạnh như chủ thể, nội dung, hình thức và bản chất của điều ước quốc tế.

Dưới góc độ khoa học, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm điều ước quốc tế về thương mại như sau:

Điều ước quốc tế về thương mại là những thỏa thuận bằng văn bản giữa các quốc gia có tính nguyên tắc pháp lý chung, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt đồng thương mại giữa các quốc gia

trong phạm vi quốc tế. Điều ước quốc tế về thương mại có hai loại:

Loại thứ nhất, đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho

hoạt động thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế. Những điều ước này có thể song phương hoặc đa phương, điều đó tùy thuộc vào sự ràng buộc lẫn nhau và sự phát triển kinh tế của mối quốc gia. Việc ký kết các hiệp định thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau sẽ tạo một khuân khổ pháp luật, một hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia này.

Loại thứ hai, những điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh quyền lợi,

nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ví dụ, Công ước Viên 1980 quy định quyền và nghĩa vụ các bên, quy định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Loại điều ước này điều chỉnh trực tiếp nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giúp cho các bên áp dụng trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn, các bên có thể áp dụng Công ước Viên 1980 để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trường hợp hợp đồng ký kết không quy định về luật áp dụng giải quyết tranh chấp.

Như vậy, điều ước quốc tế về thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, vai trò của nó còn phụ thuộc cụ thể vào từng loại điều ước quốc tế, nói cách khác, phụ thuộc vào giá trị pháp lý của từng loại điều ước. Đối với những điều ước quốc tế đã có hiệu lực thì chúng có giá trị bắt buộc đối với những nước ký kết hoặc tham gia. Trong số các điều ước quốc tế này có Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này là nguồn luật điều chỉnh đương nhiên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này là nguồn luật điều chỉnh đương nhiên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa hai thương nhân của

các nước đã phê chuẩn hoặc tham gia Công ước. Điều này có nghĩa hai bên (bên mua và bên bán) của hợp đồng không có thỏa thuận gì về việc áp dụng Công ước này cho hợp đồng thì Công ước vẫn mặc nhiên được đem áp dụng cho hợp đồng đó.

Mặt khác, khi áp dụng điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa cần phải chú trọng tính pháp lý của loại quy phạm pháp luật trong điều ước. Nếu đó là loại quy phạm pháp luật có tính chất mệnh lệnh, thì các bên của hợp đồng phải tuyệt đối chấp hành, nếu không tuân hủ hoặc làm sai các quy phạm mệnh lệnh thì những điều làm sai đó sẽ không có giá trị. Đối với loại quy phạm pháp luật có tính chất tùy nghi thì các bên có thể tuân theo hoặc không tuân theo, tức là có thế thỏa thuận khác đi trong hợp đồng so với quy phạm tùy nghi và những điểm thỏa thuận này khác này vẫn có giá trị.

Đối với loại điều ước quốc tế về thương mại mà quốc gia chưa ký kết hoặc chưa tham gia thì không có giá trị bắt buộc đối với chủ thể của quốc gia nước này. Nghĩa là điều ước này không phải là nguồn luật điều chỉnh đương nhiên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết bởi thương nhân của nước không ký kết hoặc chưa tham gia điều ước. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng các bên thuộc những nước không ký kết hoặc chưa tham gia điều ước thỏa thuận quy định áp dụng điều ước đó thì điều ước này vẫn trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng.

Cho đến nay, Việt Nam mới ký kết các Hiệp định thương mại với một số nước, trong đó quy định các nguyên tắc thương mại, các chế độ ưu đãi giành cho nhau hưởng, các nghĩa vụ mà hai nước phải thực hiện trong quan hệ thương mại với nhau. Hiện tại, không có một điều ước quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên đương sự trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang có hiệu lực đối với Việt Nam. Bởi lẽ, Việt Nam chưa gia nhập Công ước Lahaye 1964 và Công ước Viên 1980 về mua

bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, các thương nhân Việt Nam không bắt buộc phải tuân theo hai Công ước đó khi kết kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

1.1.5.2. Luật quốc gia

Luật quốc gia là một trong những nguồn luật quan trọng trong điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trước hết, luật quốc gia của mỗi nước đều có các quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, cho nên khi áp dụng luật quốc gia phải áp dụng các quy phạm pháp luật này. Trong luật các nước đều có quy định rằng: các bên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể lựa chọn luật nước mình hoặc luật nước ngoài để áp dụng cho hợp đồng. Điều này có nghĩa, luật mỗi nước đều cho phép thương nhân nước mình quyền lựa chọn một luật quốc gia để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Có nước cho phép chọn bất kỳ luật quốc gia nào, không đặt ra điều kiện gì, có nước đặt ra điều kiện nhất định khi chọn luật quốc gia khác. Ví dụ, luật Thương mại Việt Nam đưa ra điều kiện: luật nước ngoài được chọn phải không được trái với luật Việt Nam.

Việc chọn luật của nước nào để áp dụng là do các bên thỏa thuận và quyết định. Tuy nhiên, trong thực tế việc lựa chọn luật nước nào còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Có bên dựa vào thế mạnh của mình, có bên thì phụ thuộc vào hiểu biết của mình và cũng có không ít trường hợp do thế yếu hơn nên để cho bạn hàng sắp đặt. Thông thường, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bên nào cũng muốn áp dụng luật của chính nước mình, vì vậy, nếu hai bên không có sự nhượng bộ nhau thì việc ký kết hợp đồng sẽ khó có thể thực hiện được. Trong một số trường hợp, các bên có thể đưa ra luật của một nước thứ ba. Chính vì vậy, luật của một quốc gia sẽ được đem áp dụng giải quyết các tranh chấp trong mua bán hàng hóa quốc tế khi:

một điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, gọi đó là điều khoản về luật áp dụng. Điều khoản này có thể được quy định, chẳng hạn như: mọi vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này được áp dụng theo luật Singapore. Như vậy, ngay từ khi ký kết hợp đồng, các bên đã dự liệu được và thống nhất chọn được luật của một nước để áp dụng cho hợp đồng; khi có tranh chấp xảy ra thì đương nhiên không cần phải mất thời gian bàn cãi và lựa chọn luật áp dụng.

Thứ hai, trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế vấn đề chọn luật áp

dụng là một vấn đề quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng là vấn đề hàng đầu đặt ra trong quá trình thỏa thuận để ký kết hợp đồng. Bởi vì, mục đích của nhà kinh doanh là làm thế nào đó để thu được lợi nhuận. Cho nên, vấn đề chọn mặt hàng có chất lượng, chọn “bạn hàng” làm ăn buôn bán có uy tín là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhưng vì những lý do khác, nhất là trong các trường hợp cần phải chớp lấy thời gian và cơ hội để tiêu thụ hàng, nên việc soạn thảo hợp đồng có thể rất đơn giải, ngắn gọn, hoặc là ngay lúc đó các bên cũng có thể chưa thấy hết tầm quan trọng của việc chọn luật áp dụng trong trường hợp có tranh chấp.

Do đó, khi thỏa thuận ký kết hợp đồng, bên bán cũng như bên mua chưa đặt vấn đề chọn luật áp dụng, chỉ sau khi hợp đồng được ký kết, các bên mới thỏa thuận bằng một văn bản riêng về luật áp dụng cho hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp có tranh chấp. Tất nhiên, văn bản thỏa thuận này cũng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Trong thực tiễn, khi tranh chấp đã xảy ra, hai bên vẫn có thể đàm phán, thỏa thuận, chọn luật quốc gia của một nước để áp dụng cho hợp đồng. Đương nhiên, để có được một sự thống nhất chọn luật nước người bán hay nước người mua là rất khó, nhưng nếu hai bên có thiện chí với nhau thì cũng có thể thống nhất chọn luật của một nước thứ ba hoặc một điều ước quốc tế để điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Lúc này luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế

được chọn sẽ là luật áp dụng.

Thứ ba, khi luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được

quy định trong các điều ước quốc tế hữu quan. Điều đó có nghĩa là, trong điều ước quốc tế mà quốc gia mình đã tham gia ký kết hoặc gia nhập, có quy định luật quốc gia của một nước cụ thể áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa thương nhân của các nước ký kết hoặc gia nhập.

Thứ tư, cuối cùng, luật quốc gia do Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết

tranh chấp quyết định. Đó là những trường hợp hợp đồng không quy định luật áp dụng, giữa hai bên (bên mua và bên bán) cũng không có văn bản thỏa thuận riêng về luật áp dụng cho hợp đồng và giữa hai nước hữu quan chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế quy định luật nào áp dụng cho hợp đồng. Trong những trường hợp này luật quốc gia nào được đem áp dụng cho hợp đồng để giải quyết tranh chấp phát sinh sẽ do Tòa án hoặc Trọng tài xét xử tranh chấp quyết định. Khi quyết định luật nước nào đêm áp dụng để giải quyết tranh chấp, Tòa án hoặc Trọng tài thường căn cứ vào luật nước mình. Nếu luật nước Tòa án chỉ ra luật nước người bán thì Tòa án sẽ áp dụng luật nước người bán, nếu chỉ ra luật nơi ký kết hợp đồng thì Tòa án sẽ áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng để giải quyết tranh chấp.

Tóm lại, việc chọn luật áp dụng là một vấn đề rất quan trọng và cũng có không ít sự phức tạp. Chính vì sự phức tạp đó mà đòi hỏi các bên trước khi đàm phán, thỏa thuận ký kết hợp đồng cần phải am hiểu không những về văn hóa, phong tục, tập quán trong kinh doanh mà còn phải am hiểu về luật pháp của các nước và thông lệ quốc tế thì mới có thể đạt được hiệu quả trong kinh doanh.

1.1.5.3. Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen về hành vi và cách xử sự được hình thành một cách tự nhiên trong thương mại quốc tế nhưng được thừa nhận như một quy phạm pháp luật. Ví dụ,các điều kiện thương

mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế tập hợp và biên soạn, gọi tắt là Imcoterms, trong đó có các điều kiện thương mại được nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng.

Xét về mặt chủ quan, không có quốc gia nào có quyền đưa ra những tiêu chuẩn hoặc điều kiện có tính chất chung áp đặt cho các quốc gia khác phải công nhận các thòi quen của mình như là một tập quán thương mại quốc tế. Trên thực tế, nhưng thói quen thương mại được hình thành, phát triển ở những nước có nền kinh tế sớm phát triển. Bởi vì ở các nước đó mối quan hệ thương mại, buôn bán hàng hóa với nhau được hình thành rất sớm và phát triển một cách nhanh chóng. Dần dần đã tạp được lòng tin trong quan hệ thương mại và những điều kiện thường xuyên được áp dụng trong mua bán hàng hóa giữa các nước đã trở thành thói quen. Các quốc gia khác có nền kinh tế đang phát triển, muốn mở rộng quan hệ thương mại, thường để sẵn sàng tiếp nhận những thói quen đó. Khi thói quen đó đã được nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới công nhận và áp dụng thì nó sẽ được trở thành tập quán thương mại quốc tế. Điều đó không có nghĩa là bất cứ một thói quen thương mại nào cũng sẽ trở thành tập quán thương mại quốc tế. Mà những thói quen đó chỉ trở thành tập quán thương mại quốc tế khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

Một là, là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng thường xuyên,

liên tục. Điều này có nghĩa là, thói quen phải được nhiều người công nhận áp dụng, vì thế nó được ghi chép lại, được nhiều thương nhân áp dụng, được nhiều Tòa án, Trọng tài áp dụng;

Hai là, là thói quen duy nhất, tức là về mối quan hệ đó chỉ có thói quen

đó được hình thành;

Ba là, là thói quan có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó

để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Tập quán quốc tế có thể chia làm ba loại: các tập quán thương mại có tính chất nguyên tắc, các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập quán

thương mại khu vực.

1.1.5.4. Một số nguồn luật khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)