1.2. Bất khả kháng và trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
1.2.5. Hậu quả của tình huống bất khả kháng
Công ước Viên 1980 cũng như pháp luật của các nước đều có quy định về bất khả kháng, nhưng trong thực tế khi gặp bất khả kháng xảy ra thì sẽ có các hậu quả sau:
Hậu quả thứ nhất, chấm dứt các quan hệ hợp đồng giữa hai bên.Đây là
trường hợp bất khả kháng xảy ra và tổn tại trong một thời gian khá dài làm cho việc thực hiện hợp đồng không còn ý nghĩa đối với một hoặc cả hai bên hoặc hậu quả của bất khả kháng là rất nghiêm trọng.Chẳng hạn, người bán đã bị tổn thất rất nặng nề kể cả toàn bộ lô hàng đã được chuẩn bị để giao nhưng cũng bị tổn thất hết, sau đó người bán không còn cách nào để có hàng giao cho người mua nữa.
Hậu quả thứ hai, kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tương
ứng với thời gian tổn tại bất khả kháng. Điều này có thể được lý giải như sau: khi một nhà kinh doanh ký kết hợp đồng mua bán hang hóa, thì họ đã có những kế hoạch riêng của mình và chờ đợi thu được lợi nhuận thông qua việc thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng không thực hiện được, người bán không tiêu thụ được hàng, các chi phí đã bỏ ra không thu hồi được (do người mua
cũng không có lỗi). Còn người mua không có hàng để thực hiện tiếp các dự đính của mình, giao hàng cho một hệ thống bán hàng trong nước hay xuất khẩu sang tiếp một nước thứ ba.
Như vậy, việc không thực hiện nghĩa vụ, dù không do lỗi của ai đi nữa cũng có thể mang lại thiệt hại lớn cho các bên. Cho nên, trong thực tiễn thương mại quốc tế người ta đã rút ra kết luận là: thà được thực hiện chậm còn hơn là không có. Tuy nhiên, việc đó còn phụ thuộc vào thời gian tồn tại của bất khả kháng. Các yếu tố thiên tai như bão, lũ lụt rồi cũng phải ngừng. Các cuộc đình công hoặc bất ổn định xã hội, bằng cách này hay cách khác sẽ chấm dứt. Ngay cả những chính sách của Chính phủ khi là một sự kiện bất khả kháng thi do tính chất bất ngờ không lường trước được của nó thường là các biện pháp khẩn cấp mang tính chất “chữa cháy” trong từng thời điểm cũng phải dừng.
Ví dụ, Việt Nam cấm xuất khẩu gạo để ổn định tình hình thị trường
trong nước, một số nước nghèo cấm thanh toán ngoại tệ ra bên ngoài để ổn định cán cân thanh toán.Khi các điều kiện kinh tế chính trị thay đổi, các chính sách đó không còn phù hợp nữa thì nó sẽ bị bãi bỏ.
Tất nhiên, dù cho sự kiện bất khả kháng có kết thúc thì cũng cần một thời gian nhất định tùy theo từng tường hợp cụ thể. Nhưng việc đi tìm một đối tác mới rồi thương lượng để lập ra một hợp đồng cũng tốn không ít thời gian.Hơn nữa, trong nhiều trường hợp thì sự kiện bất khả kháng tác động đến cả một ngành sản xuất hay một vùng địa lý rộng lớn.Khi đó không chỉ đối tác trong hợp đồng của mình mà ngay cả các nhà xuất khẩu khác cùng rơi vào khó khăn tương tự.
Ví dụ, có sương giá ở Braxin, thì có thể tất cả các nhà sản xuất cà phê ở
nước này đều bị mất mùa.Như vậy, việc tìm kiếm một bạn hàng mới đôi khi trở thành việc không thể thực hiện.Nên tốt hơn là chờ đợi một thời gian để
tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi sự kiện bất khả kháng kết thúc.
Việc chờ đợi này do hai bên thỏa thuận với nhau còn Công ước Viên 1980 không quy định. Thời gian diễn ra sự kiện này sẽ không được tính vào thời gian thực hiện hợp đồng.Nói cách khác là thời hạn thực hiện này sẽ kéo dài ra một khoảng thời gian bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng đó.
Ví dụ, trong một hợp đồng mua bán giữa một doanh nghiệp Pháp và
một doanh nghiệp của Angieri, điều khoản bất khả kháng quy định: các nghĩa vụ bị ảnh hưởng của bất khả kháng sẽ tự động được kéo dài một thời gian tương ứng với sự chậm trễ do trường hợp bất khả kháng gây ra, việc kéo dài thực hiện đó không dẫn đến phạt bên bị ngăn cản phải thống nhất với bên kia, có biện pháp hữu hiệu để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ sau khi bất khả kháng kết thúc. Tuy nhiên, kéo dài việc thực hiện hợp đồng tương ứng với thời gian của sự kiện bất khả kháng mà không quy định kèm theo một biện pháp bảo đảm gì cũng mang lại một sự bất trắc lớn cho các bên.
Như đã nói ở trên, các bên ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán là dựa trên các căn cứ, điều kiện cụ thể. Khi các điều kiện thay đổi kế hoạch cũng phải thay đổi theo. Cho nên loại trừ các hợp đồng mà việc thực hiện cũng như mục đích của nó là nằm trong một chương trình dài hạn như các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị toàn bộ.Các hợp đồng khác như các hợp đồng phục vụ cho mục đích thương mại. Mua để bán lại cho một bạn hàng khác thu lợi nhuận chênh lệch, hay các nhu cầu cấp bách như nhập khẩu nhu yếu phẩm. Việc kéo dài thời gian của các dạng hợp đồng nêu trên, qua một mức nào đó trở nên không còn ý nghĩa.
Ví dụ, giá hàng trong nước đã giảm, nếu nhận được hàng thì sẽ lỗ vốn.
Trên cơ sở phân tích như vậy, các bên thường đề ra một thời hạn bổ sung nhất định cho việc thực hiện nghĩa vụ, còn sau đó thì dành lại cho mình quyền quyết định về số phận hợp đồng. Chẳng hạn, nếu tác động của sự kiến bất khả
kháng tiếp tục kéo dài hơn một trăm hai mươi ngày liên tục thì các bên sẽ giải quyết vấn đề thực hiện tiếp hợp đồng thông qua thương lượng đàm phán sớm nhất có thể. Quy định này giúp cho các bên có thể tránh được việc hợp đồng kéo dài một cách vô tận hay là vô lý và tuy theo hoàn cảnh mà quyết định về tương lại của hợp đồng. Tuy nhiên, như vậy thì quyết định cuối cùng vẫn còn có sự thống nhất ý chí giữa hai bên. Nếu hai bên không đồng ý thì được quyền đơn phương tuyên hủy hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm gì.