Bất khả kháng – căn cứ miễn trách nhiệm của vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 52 - 59)

1.2. Bất khả kháng và trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

1.2.6. Bất khả kháng – căn cứ miễn trách nhiệm của vi phạm hợp đồng

Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới và các văn bản pháp lí quốc tế đều thừa nhận bất khả kháng là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hợp đồng.Mặc dù nội hàm của khái niệm bất khả kháng ở các hệ thống pháp luật có sự khác nhau nhất định.

Theo quy định tại Công ước Viên 1980 thì: một bên kết ước không chịu trách nhiệm về sự kiện không thực hiện bất kì nghĩa vụ nào của mình nếu họ chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính đến trở ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó [12, Điều 79, Khoản 1].

Theo quy định tại Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại 2004 thì: bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm soát và không thể mong chờ một cách hợp lí ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm giao kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó [27, Điều 7.1.7].

Còn theo quy định tại Bộ luật Dân Sự Việt Nam 2005 thì: sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể thấy trước được

và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép [18, Điều 161]. Và theo quy định tại Luật Thương Mại Việt Nam 2005 thì: bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng [18, Điều 294, Khoản 1].

Như vậy, mặc dù có sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn từ và cách thức diễn đạt nhưng các quy định trên đây đều dẫn đến một chung cục: bên vi phạm hợp đồng sẽ miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, đó là sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các bên, các bên không thể lường trước được nó hay dự đoán được nó vào lúc giao kết hợp đồng và khi nó xảy ra thì không thể nào tránh được hay khắc phục được nó.

Như vậy, bất khả kháng, trước hết phải là một sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý chí của các bên và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các bên, đó có thể là các sự kiện tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn hoặc là các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì sự kiện đó chưa đủ để làm căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ. Theo các quy định pháp lí nói trên, trở ngại khách quan vượt khỏi tầm kiểm soát của các bên chỉ trở thành sự kiện bất khả kháng – căn cứ miễn trách nhiệm, khi chứa đựng đầy đủ các yếu tố sau:

Thứ nhất, đó phải là tình huống mà các bên không thể nhìn thấy trước

hoặc dự đoán trước vào thời điểm giao kết hợp đồng và phải xảy ra sau khi kí kết hợp đồng. Nếu sự kiện khách quan gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự đoán trước hoặc đã xảy ra thì phải coi là bên vi phạm nghĩa vụ đã tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh mà không được coi là sự kiện bất khả kháng.

Thứ hai, đó phải là sự kiện không thể khắc phục, tức là sự kiện xảy ra

phải làm cho nghĩa vụ trở nên không thể thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định. Việc không thể thực hiện được nghĩa vụ phải có tính chất

tuyệt đối (absolument impossible). Nếu sự kiện xảy ra chỉ làm cho việc thực hiện nghĩa vụ trở nên khó khăn hơn hay đòi hỏi nhiều chi phí hơn thì không đủ căn cứ để miễn trách nhiệm. Vì thế, những khó khăn trở ngại rất đáng kể như hoạt động quân sự làm gián đoạn việc cung cấp và chuyên chở hàng hóa, những cuộc đình công làm đình trệ sản xuất cũng không đương nhiên được coi là các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ.

Thứ ba, để đươc coi là một căn cứ miễn trách nhiệm, thì sự kiện bất khả

kháng phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hợp đồng. Do vậy, việc chứng minh của bên gặp bất khả kháng sẽ gồm 2 điểm: sự tồn tại của trường hợp bất khả kháng và quan hệ nhân quả giữa nó và hành vi vi phạm hợp đồng. Do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tiến hành ký kết và thực hiện giữa các thương nhân ở các nước khác nhau, thậm chí ở rất xa nhau. Cho nên, để tránh việc một bên đưa ra các sự kiện minh chứng giả tạo, người ta đòi họ phải đưa ra được các bằng chứng xác thực.Công ước Viên năm 1980 không quy định các biện pháp, cách thức chứng minh cho trường hợp gặp bất khả kháng.Còn trong thực tiễn thì các bên thường quy định trong hợp đồng về việc chứng minh bất khả kháng là một giấy chứng nhận của Phòng thương mại tại quốc gia nơi xảy ra sự kiện hoặc là xác nhận của một cơ quan nào đó có thẩm quyền của Nhà nước.

Ví dụ, năm 1993, công ty Vegetexco của Việt Nam, có ký một hợp đồng xuất khẩu đưa sang Nga trong vụ đông xuân. Bên người mua đã ứng trước tiền hang bằng phân bón, xăng dầu. Các vùng trồng dưa đã triển khai đúng tiến độ, cây phát triển tốt cho thấy triển vọng được mùa. Thế nhưng, trước khi thu hoặc một tháng, miền Bắc bị một đợt sương muối nặng, cây bị tát hết lá, nhiều quả non bị rụng. Miền trung là vùng trồng dưa lớn thứ hai thì bị bão sớm đổ bộ làm hư hỏng gần hết.Kết quả là trong năm đó Vegetexco chỉ thực hiện được 65% hợp đồng đã ký. Để được miễn trách nhiệm trong trường

hợp này, Công ty đã phải xin Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã bị thiên tai, xin Giấy chứng nhận của Tổng cục khí tượng thủy văn và giấy chứng nhận bất khả kháng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trước các bằng chứng xác thực của công ty, bạn hàng của Nga đã chấp nhận, coi đầy là trường hợp bất khả kháng, không bắt công ty Vegetexco bồi thường và tiếp tục hợp đồng đã ký trong các năm sau.

Thứ tư, bên vi phạm nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về

sự hiện diện của sự kiện bất khả kháng. Khoản 4 điều 79 Công ước Viên 1980, khoản 3 điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 đều quy định: bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền về sự tồn tại của trở ngại và ảnh hưởng của chúng đối với khả năng thực hiện của mình. Nếu thông báo không đến tay người nhận trong khoảng thời gian hợp lí kể từ khi bên có nghĩa vụ biết hoặc buộc phải biết về trở ngại, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do không nhận được thông báo như vậy.

Theo quy định tại điều 295 Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì: bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt bên vi phạm phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu bên vi phạmkhông thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. Có thể nói rằng việc quy định về nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm hợp đồng là hoàn toàn hợp lí, vì lẽ nếu bên vi phạm nghĩa vụ đã biết hoặc phải biết về những trở ngại khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình mà không thông báo cho bên có quyền biết, điều đó có nghĩa là bên vi phạm nghĩa vụ đã không quan tâm đến những trở ngại đó, và không coi đó là sự kiện bất khả kháng.Chính vì vậy, trong trường hợp này, những trở ngại khách quan không được coi là sự kiện

bất khả kháng, không là căn cứ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ là hoàn toàn xác đáng. Hơn nữa trong trường hợp này còn cho phép chúng ta suy luận rằng việc bên vi phạm nghĩa vụ không thông báo cũng đồng nghĩa họ có khả năng thực hiện hợp đồng.

Thực ra, về việc vi phạm nghĩa vụ thông báo hiện nay đang tồn tại hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu người gặp phải sự kiện bất khả

kháng không thông báo cho bên kia biết trong một thời gian hợp lý thì họ sẽ mất quyền viện dẫn nó để làm căn cứ miễn trách nhiệm cho mình. Chẳng hạn, như điều kiện chung của Ủy ban kinh tế Châu Âu nêu rõ: “Người bán phải thông báo cho người mua bằng điện tín hay thư, tùy theo từng loại hang, nếu không họ sẽ mất quyền viện dẫn sự kiện biện minh, trừ khi họ

không thể thông báo được”.

Quan điểm thứ hai và hiện nay đang ngày càng được áp dụng nhiều

hơn, đó là nếu không thông báo kịp thời thì bên gặp bất khả kháng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thời toàn bộ thiệt hại do việc không thông báo kịp thời đó gây ra, nhưng vẫn được quyền viện dẫn đến sự kiện bất khả kháng làm căn cứ miễn trách nhiệm. Điển hình cho quan điểm này là Công ước Viên năm 1980 như vừa nêu trên. Quan điểm này theo chúng tôi là hợp lý. Bởi vì việc thông báo bất khả kháng là một nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc theo pháp luật quy định cho nên vi phạm nghĩa vụ thông báo sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả do việc vi phạm đó gây ra. Còn việc miễn trách nhiệm do gặp bất khả kháng vẫn phải được thừa nhận.

Tóm lại, hầu hết mọi hệ thống luật pháp trên thế giới đều công nhận rằng bất khả kháng là một căn cứ để miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng của các bên. Nếu như điều khoản về trách nhiệm được coi là “chốt chặn cuối cùngđể bên có quyền có thể bảo vệ được lợi ích của mình khi có sự

vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Thì ngược lại, miễn trách nhiệm được coi là “điều khoản giải thoát” để bên có nghĩa vụ có thể tránh khỏi những hậu quả pháp lí bất lợi do không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng của mình.

Tiểu kết chương 1

Sau những nghiên cứu, viện dẫn và phân tích tại chương 1 về bất khả kháng và bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có thể đưa ra một vài kết luận như sau:

Thứ nhất,Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thống nhất về ý chí

giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiếp lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biểu hiện:các bên tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân có quốc tịch khác nhau và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; một là-hàng hóa – đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau; hai là- nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau; ba là- đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong quan hệ hợp đồng; bốn là-luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế khác về thương mại và hàng hải.

Thứ hai,tình huống là những sự kiện xảy ra chỉ sau khi ký hợp đồng,

không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc

phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Hậu quả của tình huống bất khả kháng theo Công ước Viên gồm hai

hậu quả chính: một là- chấm dứt các quan hệ hợp đồng giữa hai bên; hai là - kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tương ứng với thời gian tổn tại bất khả kháng. Tình huống bất khả kháng cũng được coi là căn cứ miễn trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Tình huống bất khả kháng được quy định tương đối khác nhau ở mỗi quốc gia và theo công ước quốc tế. Luật Việt Nam, bất khả kháng được quy định trong luật chung là Bộ luật dân sự và một số các luật chuyên ngành (Luật Thương mại, Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng). Tuy nhiên những quy định này chưa thật sự thống nhất, rõ ràng riêng biệt, vì vậy gây ra khó khăn nhất định cho doanh nghiệp khi áp dụng và xử lý tranh chấp phát sinh.

Chương 2

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, XÂY DỰNG ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)