1.2.1. Nguồn gốc và khái niệm họ, tên
Mỗi cá nhân sinh ra đều có tên gọi do cha mẹ đặt cho đ phân biệt cá nhân đó với những cá nhân khác.
Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với họ và tên và Điều 27 quy định về việc thay đổi họ, tên. Mặc dù một người có th có nhiều tên gọi khác nhau như tên khai sinh, biệt hiệu, bí danh… nhưng khi tham gia quan hệ pháp luật mỗi cá nhân chỉ được cơng nhận mang một tên riêng đó là tên được ghi trong giấy khai sinh. Quyền đối với họ và tên là một quyền nhân thân của cá nhân. Cá nhân có quyền này k từ khi được sinh ra. Tuy nhiên, cá nhân cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cơng nhận việc thay đổi họ, tên trong trường
gia đình; theo yêu cầu của cha mẹ nuôi khi nhận con nuôi; theo yêu cầu của cha mẹ đẻ; yêu cầu của người xác định lại giới tính…. Trong trường hợp, thay đổi họ, tên của người từ 9 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của họ.
Họ, tên (danh tính) là dấu hiệu xác định hay chỉ định một cá nhân. Ở Việt Nam họ, tên thường có ba thành tố theo thứ tự: họ, chữ lót và tên. Họ, tên là yếu tố rất quan trọng về mặt cơng pháp cũng như tư pháp. Vì chính nhờ có họ, tên mà một cá nhân có quyền bầu cử, ứng cử hoặc phải thi hành nghĩa vụ đối với Nhà nước hay thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Theo BLDS quy định: “Cá nhân xác lập,
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận” [1, tr.6]. Trên phương diện kinh tế, một cá nhân cịn có
quyền hưởng lợi ích vật chất do chính họ, tên của mình đem lại như các nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ nổi tiếng (tương tự như doanh nghiệp được hưởng lợi do thương hiệu uy tín của mình). Đặc tính pháp lý của họ, tên là không th mua bán, chuy n nhượng giữa người sống, hoặc cho hưởng thừa kế. Họ, tên không th bị tiêu hủy hay phá bỏ như một tài sản vật chất và khơng th có được hay mất đi bởi thời hiệu.
a. Khái niệm và nguồn gốc họ Khái niệm họ
Mỗi cá nhân sinh ra, tồn tại và phát tri n đều cần có họ và tên, đầu tiên là dấu hiệu nhận biết, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, tiếp đó là mỗi cá nhân trong xã hội phải có một cái tên kèm theo một họ nhất định đ đảm bảo hiệu quả trong quản lý xã hội của Nhà nước. Họ và tên cá nhân cũng mang một ý nghĩa khác là có th bi u hiện được nguồn gốc, lai lịch giới tính của cá nhân.
Họ vốn đ chỉ một tập hợp người cùng tổ tiên, cùng dịng máu (ví dụ họ nội, họ ngoại). Họ là một phần trong tên gọi, đ xác định cá nhân đó thuộc dịng họ nào. Họ được đặt trước tên đệm và tên chính của một người, dùng chung cho một tập
hợp những người cùng một dòng máu (Sau đây được gọi là cùng một họ) đ phân biệt với người thuộc dịng họ khác. Họ có chức năng phân biệt một tập hợp người cùng tổ tiên, dòng máu này với một tập hợp người có cùng tổ tiên và dòng máu khác. Họ ln đi đơi với tên chính và tên đệm (nếu có) nên góp phần cá th hóa cá nhân. Khi hai hay nhiều người có cùng tên đệm và tên chính thì họ sẽ là một yếu tố quyết định đến chức năng cá th hóa.
Vị trí của họ trong tổ hợp họ - tên người, họ của người Việt Nam luôn đứng ở vị trí đầu tiên trong cụm họ, tên. Ví dụ như cụm họ Trần Văn A thì vị trí đầu tiên là vị trí họ của người đó (họ Trần). Nếu như cũng là họ đó được đặt ở vị trí thứ hai thì được coi là tên đệm ví dụ như họ Ngơ Trần Văn A (thì họ là Ngơ, cịn Trần lúc này trở thành tên đệm). Vị trí họ của người Việt Nam có nét khác biệt với vị trí họ của người Châu Âu, ví dụ John Lennon thì John là tên chính, Lennon đứng sau là họ. Trong giao tiếp người Việt luôn gọi tên đ phân biệt, còn người Châu Âu lại gọi họ đ phân biệt.
Hiện nay người ta thấy có nhiều họ kép nhưng thường gồm hai họ của vợ chồng dùng đặt cho con cái. Các họ kép mới này không th trường tồn vì khơng được mọi người và tục lệ chấp nhận. Hơn nữa, những người con của họ, một khi lập gia đình lại sẽ đổi họ kép đặt cho con, họ kép của người phối ngẫu mới có th là một họ khác.
Dưới góc độ văn hóa, họ th hiện lịch sử hình thành, phát tri n của một tập hợp những người có cùng dịng máu, huyết thống.
Về mặt pháp lý họ có ý nghĩa trong công tác quản lý hộ tịch và quyền của công dân liên quan đến họ, tên.
Tóm lại, có th hi u một cách tổng quan: “Họ của mỗi cá nhân thể hiện dòng
máu, nguồn gốc của cá nhân mỗi người. Họ của mỗi cá nhân là căn cứ, dấu hiệu phân biệt giữa các cá nhân với nhau được nhà nước quản lý và công nhận.”
Nguồn gốc họ
Họ người Việt Nam gồm các họ của người thuộc chủ yếu là dân tộc Việt và các dân tộc (sắc tộc) thi u số khác sống trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương, nhưng lại thuộc Vùng văn hóa Đơng Á nên không giống các nước Đông Dương khác, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc cho nên họ người Việt cũng vậy. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác. Các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều đại trong lịch sử nước này.
Danh tính gắn liền với đời người, ai cũng có quyền tự hào về tên họ của mình, nhưng ít khi người ta quan tâm cái họ của mình bắt nguồn từ đâu; và càng hiếm người phát hiện ra tộc Việt vốn khơng có họ. Họ của người Việt, trừ một số rất ít mượn của Chiêm tộc và Chân Lạp, cịn thì hầu hết đều bắt nguồn từ Trung Hoa.
Đọc sử Việt Nam, nếu chú ý cái họ, ta sẽ thấy thủy tổ các dòng dõi vương triều Đại Việt đều có huyết thống rơi rớt từ phương Bắc: Ngô Quyền, người sáng lập triều Ngô, gốc ở đất Ký (冀 – tên gọi tắt tỉnh Hà Bắc, Trung Hoa); Đinh Bộ Lĩnh, người gốc Việt (粵 – tên gọi tắt tỉnh Quảng Đơng); Lê Hồn gốc Thục (蜀 – tên gọi tắt tỉnh Tứ Xuyên); Lý Công Uẩn và Trần Thừa cùng gốc Mân (閩 – tên gọi
tắt tỉnh Phúc Kiến); Hồ Quý Ly gốc ở Chiết Giang; Mạc Đăng Dung gốc Quảng Đông; Lê Lợi gốc Phúc Kiến; Trịnh Ki m, cũng như Nguyễn Phúc Ánh, đều gốc Mân Phúc Kiến.
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, sớm có hệ thống tên họ theo lối phụ hệ. Mãi đến thế kỷ thứ 10, hệ thống tên họ của Âu Châu mới bắt đầu
hình thành, và đến thế kỷ 16 mới hồn tất. Nhật Bản, theo ơng Elsdon C. Smith, mãi đến đời Minh Trị Thiên Hoàng, toàn dân Nhật mới có tên họ. Các dân tộc ở Phi Châu, theo bách khoa từ đi n Britannica, mới bắt chước tây phương lấy tên họ từ đầu thế kỷ 20. Năm 1935, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh buộc người dân phải lấy tên họ. Đầu Cơng Ngun, người Do Thái chưa có tên họ, chỉ có tên gọi, người ta gọi Chúa Giêsu, bà Maria, thánh Phaolô. Mãi đến đầu thế kỷ thứ 19, dân Do Thái mới có tên họ. Nhiều tên họ mà dân tộc này chọn là các từ ngữ liên quan đến các chức tư tế của Do Thái Giáo như Cantor, Canterini, Kantorowicz, nghĩa là các thày cả hạ phẩm (lower priest), các tên Kohn, Cohen, Cahen, Kaan, Kahane nghĩa là thày cả thượng phẩm (highest priest).
Việc Du Nhập Tên Họ Người Tàu Vào Việt Nam: Tên họ tại Việt Nam xuất phát từ hai nguồn chính: một là các tên họ Trung Quốc, hai là tên họ do người Việt Nam tự đặt. Về các tên họ Trung Quốc mà ta có hiện nay được du nhập vào Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử sau:
- Thời bị đô hộ: Trong hơn 1000 năm Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, sử cũ cho chúng ta nhiều bằng chứng những người Tàu như quan lại, binh lính, quý tộc, thương gia, nho sĩ, tội nhân bị đi đầy, dân nghèo, đã sang nước ta. Họ và gia thuộc đã ở lại, thông hôn với người Việt và biến thành người bản xứ. Chính những lớp người này đã đem đến đa số họ mà người Việt Nam có hiện nay.
Xin trích ví dụ đi n hình đ chứng minh:
(1) Lý Bôn, cịn gọi là Lý Bí, là dịng dõi người Tàu. Ơng tổ bảy đời di cư sang Giao Châu lánh nạn từ cuối thời Tần, Hán. Hồ Quý Ly, nguyên dòng dõi người Chiết Giang, có ơng tổ là Hồ Hưng Dật, di cư sang nước ta đời Ngũ Quý (907-959) ở làng Bào Đột, huyện Quỳnh Lưu, Thanh Hóa. Về sự lai giống bố Tàu mẹ Việt, theo ông Vũ Hiệp, thủy tổ dịng họ Vũ tại Việt Nam là ơng tổ Vũ Hồn giữ chức
Kinh Lược Sứ vào năm 841. Ông có mẹ người Việt tên là Nguyễn Thị Đức và cha là ông Vũ Huy người Phúc Kiến, Trung Quốc.
(2) Người Minh Hương: Người Minh Hương sang nước ta vào thế kỷ 17 và 18. Nhóm người này tập trung nhiều ở miền Trung và Nam Việt Nam nên đã đem một số tên họ Tàu vào Việt Nam. Những nhân vật lịch sử như Trịnh Hồi Đức, Mạc Thiên Tích, nhà thơ Qch Tấn đều là người Minh Hương. Năm 1965, ở Chợ Lớn có 80 tỷ phú gốc Hoa được gọi là các “vua”. Các ơng “vua” này có tên họ mà ta thường thấy trong xã hội Việt Nam như: Lâm Huệ Hồ hoạt động trong ngành tín dụng, Lý Long Thân: dệt, Mã Hí: mễ cốc, Trần Thành: bột ngọt, Đào Mậu: ngân hàng, Trương Vĩnh Niên: phim ảnh, Trần Thoại Hà: trà, Lai Kim Dung: gạo, Vương Đạo Nghĩa: kem đánh răng, Lý Sen: sắt thép, Lưu Kiệt: nông cơ, v.v…
Tên Họ Do Người Việt Nam Tự Đặt: Đối với các tên họ do người Việt Nam tự đặt, sử liệu cho thấy một số họ được vua chúa Việt Nam đặt cho các sắc dân thi u số trong thời gian gần đây. Giáo sư Hà Mai Phương trích sử liệu trong Đại Nam Thực Lục cho biết, thời Hậu Lê, các viên quan người thi u số ở 9 châu thuộc vùng Thanh Hóa, Nghệ An được vua ban tên họ. Tuy nhiên, sử không cho biết các tên họ này là gì.
Theo Đại Nam Thực Lục, năm 1826, vua Minh Mạng cho các quan đang cai trị Cao Miên được phép đặt lại địa danh và đổi tên người Cao Miên sang chữ Hán đ dễ đọc.
Năm 1827, theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, vua Minh Mạng ban cho các sắc tộc thi u số vùng này các tên họ: Cốc, Đồng, Hướng, Kheo hay Khâu, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết.
Đến năm 1832, theo Đại Nam Thực Lục, vua Minh Mạng lại ban cho các thổ tù vùng Trấn Ninh, Nghệ An những tên họ: Cáo, Cát, Cầm, Cần, Cổ, Chuyên, Dụ,
Đa, Định, Đôn, Hào, Hảo, Hâm, Kiện, Kiệu, Khả, Khâm, Lang, Lương, Mỹ, Nham, Sầm, Sơn, Tạo, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Trình, Tri n, Uất.
Thổ tù thuộc Trấn Man, Thanh Hóa được các họ: Bảo, Cam, Cảm, Cát, Đạo, Huy.
Năm 1834, các người thi u số Mường và Lào ở Thanh Hóa được vua Minh Mạng ban các tên họ: Hảo, Lâm, Lĩnh, Phàn, Sơn, Thạch, Vạn.
Sang năm 1835, vua Minh Mệnh cho phép các quan được dùng tên xã thôn đ đặt tên họ cho dân chúng huyện Kiên Giang và Hà Châu tỉnh Hà Tiên đ tiện việc thu thuế và ki m soát an ninh.
Năm 1837, theo Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, vua Minh Mệnh ban cho dân thi u số ở Tây Ninh các họ: Dương, Đào, Hạnh, Lý, Mã, Ngưu, Tượng.
Năm 1838, theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Biên Hòa, vua Minh Mệnh ban cho thổ dân huyện Long Khánh, các họ: Dương, Đào, Lâm, Lý, Mai, Tùng.
Năm 1839, thổ dân huyện Phước Bình, phủ Phước Long được ban các họ: Hồng, Lâm, Mã, Ngưu, Nhạn, Sơn.
Năm 1841, vua Thiệu Trị ban họ Cửu cho quốc trưởng Ma Thái nước Hoả Xá ở Phú Yên.
Đối với người Chàm, vào năm 1837, vua Minh Mệnh xuống chiếu bắt người Chàm phải ăn mặc theo người Việt và thay đổi tên họ thành họ Lưu, Hàn, Đàng, Nguyễn, Trương, Châu, Phú, Dương.
Ngồi ra, cịn thấy họ cũ sinh ra họ mới như họ của ông tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc (924-979) ở Thanh Hóa sinh ra họ mới là Nguyễn Hựu, Nguyễn Phúc, Tôn Thất, Tơn Nữ, Cơng Tằng Tơn Nữ v..v…
Cịn một số họ nữa do các tù trưởng bộ lạc thi u số đặt cho dân chúng bộ tộc và các họ này thường là từ Nôm, hoặc là tiếng sắc tộc, chỉ phổ biến ở một vùng nhất định. Ví dụ họ Ðèo, Lò, Teo, Vù là các họ của các sắc dân thi u số ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hay các họ H’mok, Dham Niê của đồng bào Thượng miền cao nguyên Trung Phần.
Tóm lại, tên họ người Việt Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công Nguyên và bắt nguồn từ tên họ của người Trung Quốc và các tên họ do người Việt Nam tự đặt. Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là người Việt Nam có tên họ giống Tàu là vì bị bắt buộc hay bắt chước? Người Việt Bắt Chước Hay Bị Bắt Buộc Nhận Tên Họ: Về vấn đề này, các học giả chia làm hai phái. Ông Nguyễn Bạt Tụy cho rằng người Việt bắt chước người Tàu. Ông Nguyễn Đổng Chi, thuộc Ủy Ban Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội đồng quan đi m với lập trường trên. Ông viết: Câu văn người sinh ra mới biết dòng giống và họ trong Hậu Hán Thư, cho thấy cho đến tận đầu Công Nguyên, người Việt Nam mới biết nắm lấy cái then chốt đ phát tri n quan hệ thân tộc phụ hệ, tức cái tên đ chỉ dịng họ. Trước đó, có lẽ cha ơng chúng ta cũng như đồng bào thượng gần đây chỉ có cái tên đ chỉ cá nhân, chứ chưa có tên đ chỉ tính hay thị như người Tàu. Trái lại, ơng Bình Ngun Lộc lại cho rằng người Việt có lẽ bị bắt ép. Ông viết: Họ của ta nay hoàn toàn là họ của Trung Quốc, nhưng không biết đã tự ý theo phong tục của họ về phương diện lấy họ, hay bị ép buộc? Có lẽ bị bắt ép, nhưng chắc khơng phải vì nỗ lực đồng hóa, mà vì muốn tiện lợi việc ki m tra dân số mà Mã Viện đã thực hiện sau khi diệt hai Bà Trưng.
Cùng một quan đi m như trên, Giáo sư Vũ Hiệp viết: Trong chính sách đồng hóa dân ta, các viên quan cai trị thâm độc như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp đã cố tình khai hóa dân bản xứ Giao Chỉ rất có hệ thống. Họ bắt dân ta lúc đó phải theo lối sống, phong tục của Trung Quốc, cũng như bắt học chữ Nho…Tất nhiên, họ cũng bắt buộc dân ta phải có những tộc danh (tên dịng họ) theo ki u Hán Tộc.
Còn Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy viết: Về mặt phong tục, người Việt đã từ chế độ mẫu hệ bước sang chế độ phụ hệ. Cùng với việc làm lễ cưới hỏi theo lối Trung Quốc, Người Việt đã có họ và theo họ của cha. Hầu hết các họ mà người Việt Nam còn dùng đến ngày nay, đều là những họ của người Trung Quốc, nhưng đọc trại theo tiếng Hán Việt.
Như vậy, Phần lớn các họ phổ biến ở Việt Nam gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ phổ biến nhất của người Việt (tức người Kinh) cũng như của toàn bộ người Việt Nam là họ Nguyễn, theo một thống kê năm 2005 thì họ này chiếm tới khoảng 38% dân số Việt Nam [1]. Đây là họ của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng, triều nhà Nguyễn. Các họ phổ biến khác như họ Trần, họ Lê, họ Lý cũng là họ của các hồng tộc từng cai trị Việt Nam, đó là nhà Trần, nhà Tiền Lê -