Thực tiễn áp dụng quy định về quyền thay đổi họ, tên của cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền đối với họ tên theo pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 82)

Pháp luật đã quy định rất rõ ràng về quyền thay đổi họ, tên của cá nhân. Tuy nhiên, quyền thay đổi họ, tên của cá nhân là quyền đổi họ, tên thường dùng sang họ, tên mới. Tuy nhiên, khơng phải khơng có giới hạn đối với khả năng này của các cá nhân. Khơng phải mọi hồn cảnh, cá nhân đều được thay tên đổi họ theo ý kiến của mình.

Trên thực tế, nhu cầu thay đổi họ, tên của cá nhân là rất phổ biến. Chủ yếu việc thay đổi họ, tên rơi vào trường hợp đầu tiên được quy định trong luật là trường hợp thay đổi theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. Thực tế cho thấy rằng rất nhiều trường hợp ông bà bố mẹ tự ý đặt tên cho con mình những cái tên phản cảm (như đã phân tích ở mục trên). Ơng bà đặt tên cho cháu. Hoặc có những trường hợp bố mẹ đặt tên con theo các sự kiện.

Nhiều người cho rằng việc đổi tên khai sinh sẽ rất phức tạp nhưng cũng có nhiều trường hợp đơn giản. Có trường hợp tên khai sinh là Nguyễn Thịn Hấn Tuyết, nhưng vì từ nhỏ đến lớn cá nhân cảm thấy không thoải mái với tên này lắm, đi học bị bạn bè trêu chọc, vì cũng muốn tiện cho cuộc sống cũng như cơng việc sau này nên mình đã quyết định đi thay đổi tên khai sinh. Bố mẹ mình cũng đồng ý vì cũng cảm thấy tên mình có vấn đề (trước đây do ơng bà nội đặt). Cá nhân đã lên UBND xã (hoặc phường) - nơi mà ba mẹ mình đăng kí tên khai sinh cho mình trước đây và điền tờ khai ở đó rồi nộp lại cho họ, mọi người nhớ mang theo giấy khai sinh bản chính và các giấy tờ chứng minh nhé (sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các giấy tờ chứng minh tên dễ gây nhầm lẫn, khó đọc). Sau đó họ sẽ giải quyết trong vòng 5 ngày nếu làm đúng và đầy đủ thủ tục, nếu cần bổ sung thì thêm thì thời gian thêm khơng q 5 ngày. Tiếp đó cá nhân tiếp tục lên UBND đ xác nhận và thế là thủ tục đã hoàn thành thủ tục đổi tên.

Trường hợp anh A đổi tên cho con vì lý do khơng hợp phong thủy, con hay ốm. Theo cán bộ tư pháp thì đổi tên vì “phong thủy” khơng có trong quy định. Hơn nữa, cháu Gia Bảo mới 2 tuổi, chưa đủ năng lực hành vi dân sự đ “có yêu cầu đổi tên”. Khi đến gặp cán bộ tư pháp, các phụ huynh đều nêu lý do tên con bị trùng với cụ, kỵ trong dòng tộc, tuy nhiên, lý do thật sự thường là tên đó con khơng khỏe, khơng hợp phong thủy hoặc thấy tên chưa đẹp, tên nghe đanh đá.

Có trường hợp sau: Chị L.P.A, quận Ba Đình sinh đơi được 2 người con gái đặt tên là Ánh Như và My An, theo chị P.A, cháu lớn tên Ánh Như thường gặp điều xui xẻo, không được may mắn như em gái, nên muốn đổi tên. Trong khi đó, chị Trần T.T, nhà ở huyện Đông Anh, Hà Nội cho hay, con trai chị tên là Cường, chồng chị tên là Dương. Lúc đầu, khi đặt tên cả nhà không đ ý nhưng sau này khi gọi tên con và chồng “Cường - Dương” thấy không hay nên muốn con trai có một tên khác. Anh L.M.H, nhà ở phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ k với Thanh Niên, con gái

anh được 6 tháng tuổi: “Lúc đầu cả nhà đặt tên cho con là Lan vì thấy đẹp, bây giờ ai cũng nói tên đó nghe đanh đá quá, nên chúng tôi muốn đổi tên khác”.

Cán bộ tư pháp phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: trong những năm trước, trung bình 1 năm cán bộ tiếp nhận 10 - 12 trường hợp đến làm thủ tục đổi tên cho con. Từ đầu năm 2017 đến nay ít hơn vì quy định bộ luật Dân sự có sự thay đổi, hạn chế việc nhiều gia đình đi đổi tên cho con hết lần này tới lần khác: “Một nhà có con gái là Nguyễn Hương Lan, sau đi xem phong thủy không

hợp, xin đổi thành Nguyễn Hương Ly. Một thời gian sau, gặp một ơng thầy nào nói tên đó khơng hợp mệnh, bố mẹ đến phường xin đổi lại thành Nguyễn Hương Lan như ban đầu’’.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền đối với họ tên theo pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)