Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về xâm phạm quyền họ tên của cá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền đối với họ tên theo pháp luật Việt Nam (Trang 82 - 86)

của cá nhân và hệ quả pháp lý

2.3.1. Cá nhân có quyền sử dụng họ, tên để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Trong BLDS có quy định: “cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân

sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận.”

Theo đó, cá nhân có quyền được sử dụng họ, tên của mình đ tham gia các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ pháp luật nói riêng. Đây là hệ quả đương nhiên khi có tên hợp pháp, có tên hợp pháp tức là phải sử dụng nó vào nhiều cơng việc và mục đích khác nhau. Việc sử dụng họ, tên là một nhu cầu tất yếu của cá nhân trong xã hội dân sự. Mỗi quan hệ xã hội của các cá nhân tham gia đều có tư cách riêng. Họ, tên là một yếu tố định danh cá nhân, cá biệt hóa đồng thời là bằng chứng đ xác định quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia vào những quan hệ xã hội mang tính chất pháp lý. Khi sử dụng tên gọi của mình, cá nhân phải tự mình ý thức được quyền lợi và trách nhiệm cảu mình. Trong khi hầu hết các hoạt động chịu sự điều chỉnh của pháp luật khi có sự tham gia của cá nhân thì đương nhiên cá nhân đó phải đưa ra

thơng tin về họ, tên và những thông tin liên quan đến thân nhân khác. Lấy ví dụ khi tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự, BLDS có quy định hợp đồng bằng văn bản thì thời đi m giao kết hợp đồng là thời đi m các bên sau cùng ký vào văn bản. Hoặc trong Luật công chứng năm 2005 quy định tại Điều 41 về ký, đi m chỉ vào trong văn bản công chứng:

1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề cơng chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

Việc sử dụng họ, tên phải hợp pháp và được pháp luật cơng nhận. Trên thực

tế có rất nhiều trường hợp sử dụng tên của người khác một cách bất hợp pháp mà không được sự đồng ý của cá nhân. Sử dụng tên gọi bất hợp pháp chính là hành vi xâm phạm quyền đối với họ, tên của người đó.

2.3.2. Hành vi xâm phạm quyền đối với họ, tên cá nhân

Hành vi sử dụng họ, tên của người khác mà khơng có sự cho phép của người đó. Nội dung của quyền đối với họ, tên bao gồm cả việc sử dụng dụng, tên của bản thân đ thực hiện những quyền và nghĩa vụ dân sự. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức đã sử dụng họ, tên của cá nhân khác mà không xin phép. Việc sử dụng họ, tên của người khác mà khơng có sự đồng ý, khơng xin phép là hành vi quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Thực tế vì mục đích xấu hoặc lợi ích trước mắt, nhiều người sử dụng họ, tên của người khác mà khơng biết đó là hành vi trái pháp luật. Như trường hợp sử dụng giấy tờ giả, bằng giả đ đi xin việc làm, trong giấy tờ

thẩm quyền cấp ở đây vẫn là giấy tờ thật, nhưng hành vi sử dụng tên họ của người khác chính là hành vi xâm phạm quyền đối với họ, tên của người khác. Đây là trường hợp phổ biến khi tuy n dụng lao động, cá nhân là anh chị em thường lấy giấy tờ của người kia đ đi ứng tuy n. Hoặc trường hợp nhặt được chứng minh thư của cá nhân, tự ý mang đi sử dụng trong các trường hợp xin việc hoặc sinh hoạt hàng ngày.

Hành vi xâm phạm quyền đối với họ, tên thường diễn ra phổ biến hơn trong hoạt động giải trí, một số sự kiện được bán vé và thu lợi nhuận lớn bằng cách treo tên những ca sĩ nổi tiếng có tên tuổi trên các băng rơn, áp phích. Có rất nhiều người bắt chước họ, tên của người nổi tiếng gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và quyền lợi vật chất của người nổi tiếng. Chẳng hạn có một số người lấy tên nghệ sĩ đ đặt tên cho… ngựa, gây bức xúc trong giới nghệ sĩ. Đi n hình là trường hợp ca sĩ ĐVH bắt chước gây nhầm lẫn với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Việc này đã gây nhầm lẫn đối với khán giả khi nhìn thống qua băng rơn quảng cáo. Do đó, nhà làm luật cần cân nhắc về các trường hợp hạn chế sử dụng tên, nghệ danh, bút danh của người nổi tiếng vì mục đích thương mại hay vì sự nổi tiếng trong sự nghiệp (trừ trường hợp đặt tên lần đầu, tức tên khai sinh của người sử dụng). Cái gây ảnh hưởng đến quyền lợi vật chất và tinh thần của người nổi tiếng không phải là họ, tên, bút danh mà là “sản phẩm” được tạo ra từ con người có họ, tên và bút danh đó. Ví dụ: cái tạo ra “lợi ích vật chất, tinh thần” cho Đàm Vĩnh Hưng không phải là từ cái tên Đàm Vĩnh Hưng mà là từ các “sản phẩm” (âm nhạc, phim ảnh, quảng cáo...) được tạo ra từ con người cụ th mang tên Đàm Vĩnh Hưng. Các “sản phẩm” được tạo ra từ con người cụ th có tên Đàm Vĩnh Hưng đó sẽ được bảo hộ chứ khơng phải họ, tên Đàm Vĩnh Hưng.

Một số thời đi m, ca sĩ Cẩm Ly liên tục bị sử dụng tên của mình đ trong các quảng cáo tại Hà Nội hoặc Hưng Yên, nhưng nữ ca sĩ không hề tham gia một show diễn nào. Điều này làm cho tên tuổi của nữ ca sĩ bị ảnh hưởng.

Thứ hai, hành vi không thực hiện quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Cá nhân có quyền có họ, tên từ khi sinh ra, trong trường hợp chậm tiến hành khai sinh cho trẻ dẫn đến việc trẻ em chưa có họ, tên thì cha mẹ hoặc người ni dưỡng trẻ sẽ bị phạt theo quy định của luật hộ tịch. Cụ th : Điều 27 Nghị định số 110/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh như sau:

Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.

2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm chứng sai sự thật về việc sinh; b) Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh; c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Như vậy, căn cứ quy định trên đây, việc bạn đăng kí khai sinh quá hạn cho con chỉ bị phạt cảnh cáo, không bị phạt tiền. Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn được thực hiện tương tự như thủ tục đăng ký khai sinh đúng hạn quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014.

Thứ ba, hành vi xâm phạm quyền đối với họ, tên cá nhân của cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật đã quy định rõ ràng quyền đối với họ, tên với tư cách là quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Trên thực tế quyền này được thực hiện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Liên quan đến quyền thay đổi họ, tên của cá nhân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có những hành vi từ chối quyền này mặc dù lý do người có nhu cầu thay đổi họ, tên đưa ra là hợp lý, phù hợp với quy định pháp luật nhưng mà vẫn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ th ở đây là cán bộ hộ tịch chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền đối với họ tên theo pháp luật Việt Nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)