Thực trạng pháp luật hiện hành về quyền đối với họ, tên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền đối với họ tên theo pháp luật Việt Nam (Trang 60 - 64)

2.1. Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về quyền đối với họ, tên

2.1.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về quyền đối với họ, tên

Họ, tên là hai dấu hiệu mang tính định danh đối với cá nhân và cũng là giá trị nhân thân quan trọng của bất kỳ cá nhân nào. Quyền nhân thân liên quan đến họ, tên mà cụ th là quyền đối với họ, tên được pháp luật dân sự bảo vệ với tư cách là một quyền tuyệt đối. Đối với quyền nhân thân tuyệt đối thì tất cả các chủ th còn lại trong một xã hội cần phải tôn trọng quyền của chủ th có quyền năng và không được xâm phạm quyền này. BLDS năm 2015 có quy định quyền đối với họ, tên tại Điều 26.

Thứ nhất, Điều 26 khẳng định cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

Thứ hai, luật dự liệu các trường hợp và đưa ra cách thức xác định họ như sau: Luật cũng quy định cách thức xác định họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu khơng có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con ni thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ ni. Trường hợp chỉ có cha ni hoặc mẹ ni thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa

được nhận làm con ni thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở ni dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình.

Thứ ba, đối với tên, luật khơng có quy định về cách thức đặt tên cụ th mà chỉ đưa ra các trường hợp hạn chế khi đặt tên trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của BLDS. Bên cạnh đó cịn xác định tên của cơng dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Tên là phần tự do của mỗi cá nhân, chính vì vậy pháp luật khơng quy định tên phải như thế nào mà chỉ không cần rơi vào các trường hợp cấm là được.

Bộ luật dân sự năm 2015 đưa ra các nguyên tắc trong việc đặt tên của cá nhân như sau: “Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích

hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ”.[1]

Quy định này đã khắc phục được phần nào những bất cập so với quy định trước đây trong vấn đề đặt tên khi đăng ký khai sinh. Trước đây, theo Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP không quy định rõ đặt tên như thế nào khi khai sinh dẫn đến tình trạng những cái tên như Văn 1, Thị 2,... và những cái tên dưới dạng số hay bằng các ký tự không phải là chữ ra đời khiến cho cơ quan quản lý

Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam hoặc có cha mẹ là cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch năm 2008 muốn đặt tên con bằng tiếng nước ngồi sẽ khơng được chấp nhận, mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước không viện dẫn được căn cứ pháp lý phù hợp. Vì vậy, việc quy định cụ th về cách xác định tên trong Bộ luật dân sự năm 2015 là rất cần thiết, từ đó, khắc phục được phần nào những khoảng trống của pháp luật về vấn đề này.

Tuy nhiên, quy định về cách xác định tên bằng tiếng Việt là một vấn đề khá khó khăn, bởi lẽ như thế nào là Tiếng Việt thì Bộ luật dân sự năm 2015 chưa lý giải và chưa có văn bản pháp luật nào lý giải khái niệm này.

Theo Từ đi n bách khoa Việt Nam thì tiếng Việt được xác định là ngơn ngữ chính thức và ngơn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước thế kỉ 20 có hai dạng chữ viết: 1) Chữ Nơm - chữ viết tượng hình dựa trên cơ sở chữ Hán; 2) Chữ Quốc ngữ ra đời từ thế kỉ 17 dựa trên cơ sở hệ chữ cái Latinh [16, tr.394].

Bên cạnh đó, tên của cá nhân là chữ nhưng có được viết liền hay khơng ví dụ như Neong, Maika hay phải viết là Ne ong, Mai Ka. Cũng đang là một vấn đề chưa có lời giải. Về vấn đề này, có th tìm giải pháp thơng qua cấu trúc nhỏ nhất trong tiếng Việt là từ và từ thì phải có nghĩa. Theo Từ đi n bách khoa Việt Nam thì “từ là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hồn chỉnh, cấu tạo ổn định, dùng đ đặt câu. Từ làm tên gọi của sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất… là cơng cụ bi u thị khái niệm của con người đó với hiện thực. Do đó, từ góc độ nào đó có th cho rằng tên bằng tiếng Việt phải mang ý nghĩa nhất định. Dù vậy cũng chưa có bất kì văn bản pháp luật nào hướng dẫn về vấn đề tên của công dân bằng tiếng Việt, do đó chưa th khẳng định tên bằng tiếng Việt có th viết liền hay viết cách? Và bắt buộc có ý nghĩa hay khơng?

Bên cạnh đó, trong quy định về cách xác định tên của cá nhân theo Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng chưa quy định rõ về thứ tự tên của cá nhân trong nhóm họ, chữ đệm và tên. Thông thường, tên của một cá nhân thường bắt đầu bằng họ sau đó là chữ đệm (nếu có) và cuối cùng là tên. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tên của cá nhân được đặt trước họ. Ví dụ như: Tập quán đặt tên họ của người M'Nơng cư trú tại phía nam tỉnh Ðắc Lắc, Lâm Đồng, Đăk Nông, một phần tỉnh Lâm Ðồng, Bình Dương và Bình Phước là một ví dụ. Theo đó, người M'Nơng đặt tên theo cơng thức: Tên đệm xác định giới tính + tên chính + Họ (thường khơng ghi). Về chữ đệm và tên của người M’Nơng thì tên của người con trai thường được ghép với chữ đệm là Đi u, chữ Y, chữ K' ví dụ Đi u Noi, K’Thanh, Y Rơi; tên của người con gái được ghép với chữ đệm là H’, chữ Thị ví dụ như H’Hồng, Thị Mai, H'Rem [18].

Có th thấy, Bộ luật dân sự năm 2015 chưa giải quyết triệt đ các vấn đề vướng mắc nảy sinh trên thực tiễn nêu trên. Do đó, cách xác định và đặt tên của cá nhân cần được hướng dẫn cụ th trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Thứ tư, khi đã xác lập được họ tên, cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

Thứ năm, ngồi tên thì pháp luật cịn cho phép các cá nhân được sử dụng bút danh, bí danh nếu việc sử dụng bí danh, bút danh khơng được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Như vậy, các quy định về quyền đối với họ, tên trong BLDS năm 2015 đã có những thay đổi tích cực so với quy định trong BLDS năm 2005. Trước đây, khái niệm quyền đối với họ, tên được nhận định là tương đối sơ sài, khơng có ý nghĩa rõ ràng và đặc biệt gây ra sự khó hi u cho áp dụng. Nội dung quyền đối với họ, tên nếu đối chiếu với điều luật trước đây thì khơng th là căn cứ cho nhà làm luật, những

dung nào, quyền này được thực hiện ra sao, cụ th hóa quyền này như thế nào? Quyền có họ, tên đã được pháp luật cụ th hóa tại khoản 1 Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015: “Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ,

tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó” [1, tr.10].

Pháp luật đã cơng nhận quyền mỗi cá nhân được có họ, tên khi sinh ra và nguyên tắc xác định họ, tên dựa trên tên khai sinh của cá nhân đó. Trên thực tế, một cá nhân có th có nhiều tên gọi tùy thuộc vào mỗi hồn cảnh khác nhau. Ví dụ, nhiều đứa trẻ khi sinh ra được bố mẹ đặt tên là Bo, Bi, Bờm, Bông,... cho dễ ni. Nhưng chỉ có một tên duy nhất được pháp luật ghi nhận và bảo vệ đó là tên trong giấy khai sinh. Xét về cấu trúc, họ và tên là hai yếu tố chính tạo nên danh tính của một cá nhân (ngồi họ và tên thì danh tính của một cá nhân cịn chứa đựng chữ đệm).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền đối với họ tên theo pháp luật Việt Nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)