Thực trạng các quy định pháp luật về bồi thƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam (Trang 32 - 37)

Trong lĩnh vực bƣu chính hiện nay, văn bản pháp luật chuyên ngành cao nhất là “Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông năm 2002”. Mặc dù Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông và các văn bản hƣớng dẫn đã có quy định về bồi thƣờng và giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng, tuy nhiên các quy định này mới chỉ mang tính nguyên tắc và vẫn còn một số bất cập.

Việc giải quyết tranh chấp và bồi thƣờng thiệt hại trong cung cấp, sử dụng dịch vụ bƣu chính, dịch vụ chuyển phát thƣ đƣợc quy định tại Mục 5, Điều 31 Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông nhƣ sau:

Thứ nhất: Các bên tham gia cung cấp, sử dựng dịch vụ bƣu chính, dịch vụ chuyển phát thƣ có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ bƣu chính, dịch vụ chuyển phát thƣ. Việc bồi thƣờng thiệt hại đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Bên tham gia cung cấp dịch vụ bƣu chính, dịch vụ chuyển phát thƣ không phải bồi thƣờng thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thu đƣợc do việc cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lƣợng gây ra.

Thứ ba: Bên tham gia cung cấp dịch vụ bƣu chính, dịch vụ chuyển phát thƣ đƣợc miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, theo quy định của Pháp lệnh BCVT, bồi thƣờng thiệt hại là trách nhiệm của các bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ bƣu chính. Về

giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng, mặc dù Pháp lệnh chƣa đề cập chi tiết song có đã quy định “Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của

pháp luật.”.

Triển khai hƣớng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh BCVT, Nghị định 157/2004/NĐ-CP về bồi thƣờng đƣợc đề cập tại điều 31 và điều 36. Trong mục 5 về “tiêu chuẩn, chất lƣợng dịch vụ”, bồi thƣờng đƣợc xem là một trong các tiêu chí để xác định chất lƣợng dịch vụ bên cạnh các tiêu chuẩn về khả năng sử dụng dịch vụ, thời gian toàn trình, độ an toàn, trách nhiệm và thời hạn xử lý khiếu nại. Nhƣ vậy có thể thấy bồi thƣờng và chất lƣợng dịch vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mức bồi thƣờng cao phản ảnh chất lƣợng dịch vụ cao và ngƣợc lại.

Nghị định 157/2004/NĐ-CP cũng dành riêng một mục (mục II) để cụ thể hoá những quy định về bồi thƣờng, trong đó quy định:

Thứ nhất: Khi có thiệt hại xảy ra đối với thƣ, bƣu phẩm, bƣu kiện, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời sử dụng dịch vụ trừ các trƣờng hợp miễn trách nhiệm bồi thƣờng.

Thứ hai: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với thƣ, bƣu phẩm, bƣu kiện trong các trƣờng hợp:

a) Đã đƣợc phát theo đúng quy định hoặc thoả thuận trong hợp đồng; b) Bị hƣ hại, mất mát do lỗi của của ngƣời gửi hoặc do đặc tính tự nhiên của chúng;

c) Bị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tịch thu hoặc tiêu hủy do nội dung bên trong vi phạm các quy định cấm gửi;

d) Bị tịch thu theo luật lệ của nƣớc nhận và đã đƣợc các nƣớc này thông báo bằng văn bản;

đ) Bao bì đóng gói mà ngƣời gửi sử dụng không đủ chắc chắn để bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển;

e) Những trƣờng hợp bất khả kháng;

g) Ngƣời gửi không có chứng từ xác nhận việc gửi thƣ, bƣu phẩm, bƣu kiện.

Nghị định không chỉ quy định trách nhiệm bồi thƣờng của doanh nghiệp mà còn quy định trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời gửi, theo đó:

Một là: Ngƣời gửi phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng về những thiệt hại gây ra đối với bên bị thiệt hại khi gửi những vật cấm gửi trong thƣ, bƣu phẩm, bƣu kiện.

Hai là: Trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời gửi trong những trƣờng hợp nêu tại khoản 1 Điều này không vƣợt quá mức giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong các trƣờng hợp tƣơng tự.

Về nguyên tắc bồi thƣờng, Nghị định 157/2004/NĐ-CP có đề cập nhƣ sau:

Thứ nhất: Việc bồi thƣờng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế, mức thiệt hại đƣợc tính theo giá thị trƣờng đối với vật phẩm, hàng hóa cùng loại tại địa điểm và thời điểm mà bƣu phẩm, bƣu kiện đó đƣợc chấp nhận nhƣng không vƣợt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng của từng loại dịch vụ theo quy định trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thứ hai: Bƣu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thƣ đƣợc tự quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng nhƣng không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng do Bộ Bƣu chính, Viễn thông quy định.

Thứ ba: Tiền bồi thƣờng đƣợc trả bằng tiền Việt Nam.

Thứ tƣ: Tiền bồi thƣờng đƣợc trả cho ngƣời gửi. Trƣờng hợp thƣ, bƣu phẩm, bƣu kiện bị hƣ hại, mất mát một phần mà ngƣời nhận đồng ý nhận thì tiền bồi thƣờng đƣợc trả cho ngƣời nhận.

Thứ năm: Bƣu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thƣ không phải bồi thƣờng thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thu đƣợc do việc cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lƣợng gây ra.

Thứ sáu: Việc bồi thƣờng thiệt hại đối với bƣu phẩm, bƣu kiện quốc tế đƣợc thực hiện theo quy định của Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Nhận xét:

Quan phân tích trên có thể thấy Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông và Nghị định 157/2004/NĐ-CP đã có những quy định điều chỉnh về vấn đề bồi thƣờng bao gồm nguyên tắc bồi thƣờng, các trƣờng hợp bồi thƣờng, các trƣờng hợp miễn trách nhiệm bồi thƣờng, trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời gửi. Mặc dù Nghị định chƣa quy định cụ thể về mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng nhƣng Nghị định đã đƣa ra một số nguyên tắc là cơ sở quan trọng để xây dựng quy định chi tiết về mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng đó là:

- Dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế, mức thiệt hại đƣợc tính theo giá thị trƣờng đối với vật phẩm, hàng hóa cùng loại.

- Không vƣợt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng của từng loại dịch vụ theo quy định trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Việc bồi thƣờng thiệt hại đối với bƣu phẩm, bƣu kiện quốc tế đƣợc thực hiện theo quy định của Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Bên cạnh các văn bản pháp luật về bƣu chính, trong hệ thống các văn bản bƣu chính có Thể lệ Bƣu phẩm, bƣu kiện đƣợc coi là các hƣớng dẫn nghiệp vụ có giá trị áp dụng đối với doanh nghiệp bƣu chính

Thể lệ Bƣu phẩm Bƣu kiện 1999 đƣợc ban hành theo Quyết định số 397/1999/QĐ-CSBĐ ngày 15/6/1999 của Tổng cục Bƣu điện, cho đến nay mặc dù một số các quy định trong Thể lệ đã đƣợc điều chỉnh, thay thế song Thể lệ vẫn là văn bản quy định quản lý nghiệp vụ quan trọng cho hoạt động của dịch vụ bƣu phẩm, bƣu kiện. Các nội dung về bồi thƣờng đƣợc quy định trong Thể lệ nhƣ sau:

a, Bƣu phẩm ghi số và túi M gửi ghi số:

Việc bồi thƣờng bƣu phẩm ghi số và túi M gửi ghi số bị mất, suy suyển, hƣ hỏng về nguyên tắc tƣơng ứng với số tiền thiệt hại thực tế nhƣng không đƣợc vƣợt quá mức quy định sau đây:

Một là: Bƣu phẩm gửi ghi số và túi M gửi ghi số bị mất ngƣời gửi đƣợc hƣởng bồi thƣờng theo loại bƣu phẩm và nấc khối lƣợng

Hai là: Nếu nội dung bƣu phẩm ghi số và túi M gửi ghi số bị suy suyển hƣ hỏng mà bao bì gói bọc đƣợc xem là đủ để bảo vệ nội dung bên trong thì ngƣời có quyền đƣợc hƣởng khoản tiền bồi thƣờng theo thiệt hại thực tế, nhƣng không vƣợt quá mức bồi thƣờng tối đa quy định cho mỗi loại.

Ba là: Bƣu phẩm gửi ghi số ra nƣớc ngoài và từ nƣớc ngoài gửi vào Việt Nam không bồi hoàn lại cƣớc đã thu.

b, Bƣu phẩm, bƣu kiện khai giá:

Một là: Ngƣời gửi có quyền đƣợc hƣởng một khoản tiền bồi thƣờng tƣơng ứng với thiệt hai thực tế do mất mát, suy suyển hoặc hƣ hỏng nhƣng không vƣợt quá số tiền mà ngƣời gửi đã khai.

Hai là: Khi bồi thƣờng bƣu phẩm, bƣu kiện khai giá bị mất, suy suyển hoặc hƣ hỏng, tuỳ trƣờng hợp cụ thể mà doanh nghiệp bồi thƣờng cho ngƣời có quyền hƣởng các khoản cƣớc và thuế đã nộp trƣớc đó trừ phí bảo hiểm.

c, Bƣu phẩm có chứng nhận gửi (bƣu phẩm A) bị mất đƣợc bồi hoàn lại cƣớc đã thu

d, Bƣu kiện đƣợc bồi thƣờng theo nấc khối lƣợng

e, Bƣu kiện phát hàng thu tiền đƣợc bồi thƣờng theo số tiền phải thu.

Nhận xét:

Các quy định hiện hành về bồì thƣờng thiệt hại chƣa phù hợp với thực tế. Việc ấn định một mức bồi thƣờng dựa trên khối lƣợng chƣa phản ánh đƣợc giá trị của vật gửi và chƣa phản ánh đƣợc chất lƣợng dịch vụ. Chính vì vậy, hiện nay thực tế là mỗi doanh nghiệp có những quy định về bồi thƣờng khác nhau, có doanh nghiệp quy định mức bồi thƣờng quá cao, có doanh nghiệp quy định mức quá thấp. Chính điều này đã làm ảnh hƣởng tới quyền lợi và niềm tin của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)