Chế tài Bồi thƣờng thiệt hại trong thƣơng mại quốc tế qua luật thƣơng mạiViệt Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 74 - 84)

Đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế, khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, một trong những chế tài đƣợc áp dụng phổ biến là bồi thƣờng thiệt hại (1). Luật Thƣơng mại Việt Nam 1997 và 2005 đều dành điều khoản (Điều 229 Luật 1997 và Điều 320 Luật 2005) để quy định vấn đề này. Công ƣớc Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ƣớc CISG) cũng dành Mục II Chƣơng 5 cho chế tài bồi thƣờng thiệt hại. Bộ nguyên tắc của Unidroit (2) về hợp đồng thƣơng mại quốc tế (sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc Unidroit) dành Mục 4 Chƣơng 7 để thống nhất các vấn đề về bồi thƣờng thiệt hại.

Tuy nhiên, những quy định trên lại có những điểm khác biệt trong thuật ngữ, trong cách giải thắch và trong thực tế áp dụn

Sự khác biệt và bổ trợ giải thắch cho nhau giữa ba văn bản về chế tài bồi thƣờng thiệt hại

Bồi thƣờng thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đƣợc tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng3. Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 quy định về chế tài bồi thƣờng thiệt hại tại Điều 302. Chế tài này sẽ đƣợc áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam.

ỘĐiều 302: Bồi thƣờng thiệt hại

1. Bồi thƣờng thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thƣờng những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thƣờng thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu không có hành vi vi phạmỢ.

Điều 74 Công ƣớc CISG đƣa ra khung cơ bản cho việc đền bù thiệt hại: ỘThiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi tức bị mất, mà bên kia phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những thiệt hại nhƣ vậy không thể vƣợt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán đƣợc hoặc buộc phải dự đoán đƣợc trong thời điểm ký kết hợp đồng nhƣ là hậu quả có thể xảy ra của vi phạm hợp đồng đó, trên cơ sở các thông tin và tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hoặc phải biết vào thời điểm đóỢ. Bộ nguyên tắc Unidroit đƣa ra những quy phạm chung cho hợp đồng thƣơng mại quốc tế với mục tiêu thiết lập một bộ nguyên tắc cân bằng để áp dụng trên thế giới không phụ thuộc vào truyền thống pháp luật và điều kiện kinh tế xã hội của các nƣớc. Bộ nguyên tắc này có Mục 4 Chƣơng 7 quy định về bồi thƣờng thiệt hại.

a. Về phạm vi thiệt hại được đền bù

Khi xác định thiệt hại, cả ba nguồn luật trên đều giới hạn phạm vi thiệt hại đƣợc đền bù. Luật Thƣơng mại Việt Nam quy định giá trị bồi thƣờng thiệt hại bao gồm hai loại là tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ đƣợc hƣởng. Công ƣớc CISG thì quy định thiệt hại bao gồm những tổn thất. Khoản lợi đáng lẽ đƣợc hƣởng (lợi tức bị mất) cũng đƣợc tắnh là tổn thất. Đối với phạm vi thiệt hại đƣợc bồi thƣờng trên, Bộ nguyên tắc Unidroit có những quy định chi tiết hơn và phạm vi bồi thƣờng rộng hơn.

Cụ thể, thứ nhất, Bộ nguyên tắc Unidroit ở Điều 7.4.2 quy định nguyên tắc

bồi thƣờng toàn bộ, bao gồm cả những thiệt hại vật chất (tổn thất và lợi ắch bị mất đi) và cả những thiệt hại phi tiền tệ bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần trong đó có thiệt hại do mất uy tắn (loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại đòi bồi

thƣờng trong một số tranh chấp điển hěnh). Công ƣớc Viên không có quy định cụ thể về loại thiệt hại này. Bên cạnh đó, Công ƣớc tại Điều 5 còn quy định loại trừ việc áp dụng Công ƣớc cho những thiệt hại do ngƣời chết hoặc bị thƣơng. Luật Thƣơng mại 2005 Điều 302 không nói rõ phạm vi thiệt hại có bao gồm thiệt hại phi vật chất hay không, nhƣng khi xét Điều 307 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 thì có thể thấy phạm vi bồi thƣờng thiệt hại có bao gồm những thiệt hại này.

ỘĐiều 307 Bộ luật Dân sự 2005. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại:

1. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thƣờng bù đắp tổn thất về tinh thầnẦ

3. Ngƣời gây thiệt hại về tinh thần cho ngƣời khác do xâm phạm đến tắnh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tắn của ngƣời đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chắnh công khai còn phải bồi thƣờng một khoản tiền để bù đắp về tinh thần cho ngƣời bị thiệt hạiỢ.

Một loại chi phắ cần đƣợc xem xét xem có thuộc phạm vi của thiệt hại đƣợc bồi thƣờng hay không đó là chi phắ luật sƣ Ờ vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm gần đây, khi mà cả ba nguồn luật trên đều không có quy định chi tiết. Và thực tiễn khi nghiên cứu các phán quyết về những tranh chấp thƣơng mại điển hình, có thể thấy rằng những yêu cầu về bồi thƣờng chi phắ luật sƣ thƣờng bị bác (một phần nguyên nhân là bên bị thiệt hại không đƣa ra đƣợc các chứng cứ chứng minh).

Thứ hai, Bộ nguyên tắc Unidroit còn có những điểm chi tiết hơn so với hai nguồn luật còn lại nữa là việc tắnh đến khoản lợi cho bên có quyền từ một khoản chi phắ hay tổn thất tránh đƣợc với mục đắch làm cho việc bồi thƣờng thiệt hại không đƣợc làm lợi cho bên có quyền. Trong khi đó, Công ƣớc CISG không có quy định cụ thể về vấn đề này. Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 cũng không có quy định cụ thể. Tuy nhiên Điều 229 của Luật Thƣơng mại Việt Nam 1997 lại có

ghi nhận: ỘSố tiền bồi thƣờng thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ đƣợc hƣởngỢ với mục đắch là để việc bồi thƣờng thiệt hại không đƣợc làm lợi cho bên có quyền mặc dù không đƣa ra đƣợc cách tắnh cụ thể nhƣ Bộ nguyên tắc Unidroit.

b. Về tắnh dự đoán trước của thiệt hại

Công ƣớc CISG theo thuyết tắnh dự đoán trước của thiệt hại khi nêu cụ thể

rằng thiệt hại phải là những tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán đƣợc hoặc buộc phải dự đoán trƣớc đƣợc trong thời điểm ký kết hợp đồng nhƣ là hậu quả có thể xảy ra đối với vi phạm hợp đồng đó. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có những quy định cụ thể về tắnh dự đoán trƣớc của thiệt hại ở Điều 7.4.4: ỘBên có nghĩa vụ chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình đã dự đoán trƣớc hoặc đã có thể dự đoán trƣớc một cách hợp lý, vào thời điểm giao kết hợp đồng nhƣ một hậu quả có thể xảy ra từ việc không thực hiệnỢ.

Xét quy định của Luật Thƣơng mại Việt Nam, chúng tôi thấy rằng, Điều 302 có quy định về tắnh trực tiếp, thực tế của thiệt hại mà không nói rõ về tắnh dự đoán trƣớc. Một số học giả cho rằng, thiệt hại theo quy định của Luật Thƣơng mại 2005 là có tắnh dự đoán trƣớc. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, chúng tôi thấy rằng từ tắnh trực tiếp, thực tế (với nghĩa tƣơng đƣơng với tắnh xác thực của thiệt hại Ờ Ộcertainty of damagesỢ theo Bộ nguyên tắc Unidroit) mà suy luận ra tắnh dự đoán

trƣớc thì còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Bởi vì, thứ nhất, tắnh xác thực, trực tiếp

của thiệt hại và tắnh dự đoán trƣớc của thiệt hại không phải là một. Vắ dụ rõ ràng là Bộ nguyên tắc Unidroit có hai điều luật riêng biệt về hai tắnh chất này là Điều 7.4.3

và 7.4.4; thứ hai, mặc dù từ tắnh dự đoán trƣớc có thể suy rộng ra tắnh xác thực của

thiệt hại nhƣ trƣờng hợp của Công ƣớc CISG, việc suy luận ngƣợc lại rằng từ tắnh trực tiếp, xác thực mà hiểu thêm có tắnh dự đoán trƣớc thì cần phải có thêm lý giải xác đáng. Mặc dù nếu thiệt hại là thực tế, trực tiếp thì thiệt hại đó phải có mối quan

hệ nhân quả với hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, vì thiệt hại có mối quan hệ nhân quả nên nó có tắnh dự đoán trƣớc là một điều chƣa chắc. Bởi vì không phải

thiệt hại có mối quan hệ nhân quả nào bên vi phạm cũng có thể dự liệu trƣớc; thứ

ba, một số nƣớc trên thế giới vắ dụ nhƣ Pháp không giới hạn mức thiệt hại đƣợc

đền bù trong phạm vi dự đoán trƣớc. Nhƣ vậy, tắnh xác thực không nhất thiết phải đi cùng tắnh dự đoán trƣớc.

c. Về giá trị tắnh toán của các khoản bồi thường thiệt hại

Công ƣớc CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit có phƣơng thức tắnh toán thiệt hại gần giống nhau trong trƣờng hợp hợp đồng bị hủy. Điều 75 Công ƣớc CISG đƣa ra cách tắnh toán thiệt hại trong trƣờng hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi phạm đã ký một hợp đồng thay thế. Lúc này bên bị thiệt hại sẽ đƣợc bồi thƣờng khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế. Điều 76 đƣa ra cách tắnh toán thiệt hại trong trƣờng hợp hủy hợp đồng nhƣng bên bị thiệt hại đã không ký hợp đồng thay thế. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có những điều khoản tƣơng tự là Điều 7.4.5 và 7.4.6.

Tuy nhiên, không tìm thấy những quy định tƣơng tự nhƣ vậy trong Luật Thƣơng mại Việt Nam mặc dù trong thực tế cách tắnh toán thiệt hại nhƣ trên là khá thông dụng.

Một trong những vấn đề khó khăn và hay gây tranh cãi trong các tranh chấp, đó là việc tắnh toán số tiền bồi thƣờng thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Để đòi bồi thƣờng thành công, các bên cần phải lƣu ý tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.

Tranh chấp giữa một Công ty Pháp (ngƣời mua) và một Công ty Italia (ngƣời bán). Do hàng hóa ngƣời bán giao không phù hợp với hợp đồng, ngƣời mua hủy hợp đồng và đòi bồi thƣờng thiệt hại. Hai bên tranh cãi về số tiền bồi thƣờng.

Tranh chấp đƣợc xét xử tại Tòa Phúc thẩm tại thành phố Rennes (Pháp), bản án ngày 27/05/2008. Công ƣớc Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (cụ thể là các điều 25, 35, 47, 49, 75 và 77) đã đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Diễn biến tranh chấp:

Công ty Pháp đã ký với Công ty Italia một số hợp đồng mua miếng lót ngực để sản xuất áo bơi với tổng số lƣợng là 17.600 đôi. Hàng hóa đƣợc giao đến cho một Công ty Tunisie để gia công. Trong quá trình gia công, ngƣời mua phát hiện ra các miếng lót ngực không phù hợp với yêu cầu về chất lƣợng đã đƣợc quy định trong hợp đồng và trả lại hàng. Ngày 3/11/2003, ngƣời bán Italia đề nghị sẽ sửa chữa hàng hóa và sẽ giao hàng hóa phù hợp trong thời gian 5 tuần. Tuy vậy, ngƣời bán đã không thực hiện đƣợc việc sửa chữa hàng hóa trong thời gian nói trên. Ngày 11/12/2003, ngƣời mua tuyên bố hủy hợp đồng và đòi ngƣời bán bồi thƣờng 32.490 Euro, bao gồm 2 khoản sau:

1. Chi phắ sản xuất lô áo bơi tại Tunisie từ miếng lót ngực không đạt chất lƣợng: 16.290 eur (1800 áo x chi phắ 9,05 eur/áo)

2. Thiệt hại (do chênh lệch giá) khi mua miếng lót ngực để thay thế. Cty ngƣời mua, vào tháng 12/2003 đã phải đặt hàng mua gấp 16.200 đôi miếng lót ngực từ một nhà cung cấp T khác và vì mua gấp cũng nhƣ không có vị thế đàm phán nên phải chấp nhận mức giá cao hơn 1 eur so với mức giá trong hợp đồng, dẫn đến thiệt hại là 16.200 eur.

Ngƣời bán phản đối các khoản bồi thƣờng nói trên và cho rằng các khoản này là không hợp lý.

Phán quyết của Tòa án:

của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vì cả Pháp và Italia đều là thành viên của Công ƣớc này.

Tòa áp dụng các điều 25, 35, 47 và 49 CISG để khẳng định trong trƣờng hợp này, ngƣời mua có quyền hủy hợp đồng do ngƣời bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng và không thể sửa chữa hàng hóa trong khoảng thời gian mà ngƣời mua đã gia hạn thêm.

Về các khoản mà ngƣời mua đòi bồi thƣờng, tòa án lập luận nhƣ sau:

Khoản 1: Theo các thƣ từ trao đổi giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, vào thời điểm phát hiện ra sự không phù hợp của hàng hóa, mới có 860 đôi miếng lót ngực đƣợc đƣa vào sản xuất. Tuy vậy, phải đợi 3 ngày sau thì Công ty ngƣời mua mới cho lệnh dừng dây chuyền sản xuất áo bơi tại Tunisie, làm cho số lƣợng áo bơi đƣợc sản xuất tăng lên 1800. Tòa dẫn chiếu đến điều 77 CISG liên quan đến nguyên tắc hạn chế tổn thất, theo đó, bên bị vi phạm phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp đồng gây ra.

Tòa cho rằng, trong trƣờng hơp này, đáng lẽ ngƣời mua phải hành động nhanh chóng hơn để giảm bớt thiệt hại. Hơn nữa, chi phắ sản xuất áo bơi (9,05 eur/áo) do ngƣời mua tắnh là chƣa hợp lý vì chi phắ nhân công trung bình để sản xuất áo bơi tại Tunisie thấp hơn ở Pháp rất nhiều, chỉ khoảng 1 eur/áo. Với những lập luận đó, Tòa án cho rằng ngƣời mua chỉ đƣợc đòi bồi thƣờng thiệt hại số tiền là 3.000 eur.

Khoản 2: Để xem xét khoản thiệt hại do mua hàng thay thế, tòa án áp dụng điều 75 CISG: Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, ngƣời mua đã mua hàng thay thế hay ngƣời bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thƣờng thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch

giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hay bán lại hàng. Khi so sánh giá một đôi miếng lót ngực theo hợp đồng là 0,93 và 0,98 eur và giá mua thay thế là 1,98, tòa án thấy rằng chênh lệch giá là quá lớn và bất hợp lý. Tòa cho rằng, việc mua hàng thay thế vì thế đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tắnh hợp lý đƣợc quy định tại điều 75 CISG. Vì thế, khoản thiệt hại này bị tòa bác bỏ.

Tòa án ra phán quyết rằng ngƣời mua chỉ đòi đƣợc 3.000 eur chứ không phải là 32.490 eur.

Tranh chấp này cho thấy, để đòi bồi thƣờng thiệt hại thành công, bên bị vi phạm phải tuân thủ hai nguyên tắc rất quan trọng sau đây:

Thứ nhất, nguyên tắc hạn chế tổn thất. Theo đó, bên đòi bồi thƣờng thiệt hại phải áp dụng những biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Trong trƣờng hợp này, một cách hợp lý, ngƣời mua Pháp đáng lẽ có thể hạn chế đáng kể thiệt hại bằng cách ngừng ngay dây chuyền sản xuất khi phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa.

Thứ hai, nguyên tắc các khoản thiệt hại phải đƣợc tắnh toán và chứng minh một cách hợp lý. Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý. Trong tranh chấp này, tòa án đã dựa vào giá hàng, giá nhân công cũng nhƣ mức giá của thị trƣờng để nhận định rằng các thiệt hại mà ngƣời mua tắnh toán là bất hợp lý, không khách quan, không phù hợp với thực tiễn.

Cả hai nguyên tắc này đều đƣợc ghi nhận bởi pháp luật hợp đồng thƣơng mại của VN (Điều 302 và 305 Luật Thƣơng mại 2005). Nhƣ vậy, các nguyên tắc về đòi bồi thƣờng thiệt hại của VN và CISG là khá tƣơng thắch và vì vậy, các doanh nghiệp VN có thể tham khảo các tranh chấp về CISG để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

d. Về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại

Điều 302 Luật Thƣơng mại Việt Nam quy định nghĩa vụ này thuộc về bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. Họ phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu không có hành vi vi phạm. Bộ nguyên tắc Unidroit thì đòi hỏi ở Điều 7.4.3 rằng Ộnhững thiệt hại chỉ đƣợc bồi thƣờng khi chúng đƣợc thiết lập với một mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)