.Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồngvà các loại chế tài khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 74)

3 .Mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thƣơng mạiViệt Nam

3.2 .Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồngvà các loại chế tài khác

loại chế tài khác.

Theo Luật thƣơng mại Việt Nam thì nếu không có thỏa thuận trƣớc, trong

thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, Khoản 1, Điều 225 Luật thƣơng mại 2005 quy định: Ộbên có quyền lợi bị vi phạm không đƣợc áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại hoặc hủy hợp đồng.Ợ Theo tinh thần của luật này thì vi phạm đó đã đƣợc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì

các bên không thể viện một lý do nào khác để tiếp tục bắt bên kia phải bồi thƣờng thiệt hại hay nộp phạt cho chắnh vi phạm đã đƣợc giải quyết xong. Vắ dụ nhƣ không thể bắt bên bán khi giao hàng kém phẩm chất phải nộp phạt 5% trị giá lô hàng đó, ngoài ra phải tiến hành sửa chữa khuyết tật hay thay thế hàng. Còn trong trƣờng hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, Khoản 2, Điều 299 của Luật thƣơng mại Việt Nam quy định tiếp: Ộbên có quyền lợi bị vi phạm đƣợc áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chắnh đáng của mình.Ợ Điều này có nghĩa là chỉ khi bên kia tuyên bố hoặc thông báo rằng anh ta sẽ không thực hiện yêu cầu mà bên bị vi phạm đề xuất, bên bị vi phạm mới đƣợc đem các hình thức trách nhiệm khác ra áp dụng. Quy định này trong Luật thƣơng mại Việt Nam có phần cứng nhắc so với Công ƣớc Viên 1980 vì Công ƣớc cho phép bên bị vi phạm hợp đồng vẫn đƣợc quyền đòi bồi thƣờng thiệt hại trong khi áp dụng chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ. Luật thƣơng mại Việt Nam cũng không quy định các bên có thể áp dụng chế tài phạt và bồi thƣờng thiệt hại cho những vi phạm tiếp theo sau khi đã áp dụng chế tài thực buộc thực hiện đúng hợp đồng.

II. Các trƣờng hợp miễn trách và hậu quả

Miễn trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại không phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Các bên trong hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại có quyền thoả thuận về giới hạn trách nhiệm và miễn trách nhiệm hợp đồng trong những trƣờng hợp cụ thể do các bên dự liệu khi giao kết hợp đồng. Ngoài ra, việc miễn trách nhiệm hợp đồng còn đƣợc áp dụng theo các trƣờng hợp khác do pháp luật quy định. Theo Điều 294 Luật Thƣơng mại 2005, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại còn đƣợc miễn trách nhiệm khi: (i) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; (ii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do

lỗi của bên kia; (iii) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền mà các bên không thể biết đƣợc vào thời điểm giao kết hợp đồng.

1. Sự kiện bất khả kháng

"Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp Ộforce

majeureỢ có nghĩa là Ộsức mạnh tối caoỢ hoặc Ộsức ngƣời không thể kháng cự nổiỢ. Sự kiện này xẩy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trƣớc, cũng nhƣ không thể tránh và khắc phục đƣợc, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể đƣợc miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tƣợng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) nhƣ lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thầnẦ Việc coi các hiện tƣợng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng đƣợc áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nƣớc trên thế giới.

Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tƣợng xã hội nhƣ chiến tranh, bạo loạn, đảo chắnh, đình công, cấm vận, thay đổi chắnh sách của chắnh phủẦ Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tƣợng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chƣa có sự thống nhất.

Sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm hợp đồng đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự, theo Khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự, sự kiện bất khả kháng đƣợc định nghĩa là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lƣờng trƣớc đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Từ quy định này cho thấy, một sự kiện đƣợc coi là bất khả kháng với tắnh chất là căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng phải thoả mãn các dấu

hiệu: (i) Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng; (ii) Có tắnh chất bất thýờng mà các bên không thể lƣờng trƣớc đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; (iii) Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Với cách hiểu nhƣ vậy, các trƣờng hợp bất khả kháng có thể bao gồm: Thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chắnh sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đƣa những sự kiện xẩy ra cho chắnh bản thân mình là sự kiện bất khả kháng nhƣ: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tắnh, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,Ầ là sự kiện bất khả kháng để hƣởng chế độ miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Về mặt lý luận thì các sự kiện này không đƣơng nhiên đƣợc coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận.

Nhƣ vậy về mặt nguyên tắc chung, sự kiện bất khả kháng có những đặc điểm sau đây:

- Là sự kiện khách quan xẩy ra sau khi ký hợp đồng;

- Là sự kiện xẩy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng;

- Là sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và khống chế đƣợc.

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, đối với những hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại có thời hạn cố định về giao hàng, các bên đều có quyền không thực hiện hợp đồng và không bị áp dụng các biện pháp chế tài. Trƣờng hợp hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại có nội dung thỏa thuận giao hàng trong một thời hạn, các bên trong hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận đƣợc thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đƣợc tắnh thêm một thời

gian bằng thời gian xảy ra trƣờng hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhƣng không đƣợc kéo dài quá các thời hạn sau đây:

- Năm tháng đối với hàng hoá mà thời hạn giao hàng đƣợc thoả thuận không quá mƣời hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

- Tám tháng đối với hàng hoá mà thời hạn giao hàng đƣợc thoả thuận trên

mƣời hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

Khi áp dụng quy định về các trƣờng hợp miễn trách nhiệm hợp đồng, việc chứng minh các trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm thuộc nghĩa vụ của bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Bên vi phạm nếu muốn đƣợc miễn trách nhiệm hợp đồng thì phải có đầy đủ chứng cứ để chứng minh các trƣờng hợp miễn trách nhiệm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khi xảy ra trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thƣờng thiệt hại.

Hậu quả của sự kiện bất khả kháng

Khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra thì bên bị ảnh hƣởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ:

- Đƣợc miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không đƣợc thực hiện, không đƣợc thực hiện đầy đủ hoặc không đƣợc thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra;

- Đƣợc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng.

Ngoài ra, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có

thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.

Thủ tục thông báo khi có sự kiện bất khả kháng

Theo thông lệ chung, khi có sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hƣởng bởi sự kiện bất khả kháng phải gửi thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Tuy nhiên thông thƣờng, các bên quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo: Nếu không thông báo thì sẽ mất quyền đƣợc miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Trong trƣờng hợp nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về hậu quả của việc không thông báo, thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để giải quyết. Theo nguyên tắc chung của phần lớn luật áp dụng, nếu bên bị ảnh hƣởng bởi sự kiện bất khả kháng vi phạm nghĩa vụ thông báo thì sẽ không đƣợc hƣởng quyền miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Điều 79.4 của Công ƣớc của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế năm 1980 quy định: ỘBên không thực hiện hợp đồng phải thông báo cho phắa

bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đến khả nãng thực hiện hợp đồng. Nếu phắa bên kia không nhận được thông báo về điều đó trong thời hạn hợp lý sau khi bên không thực hiện hợp đồng đã biết hoặc buộc phải biết về trở ngại đó, thì bên không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho phắa bên kia do không nhận được thông báo.Ợ Do vậy, để bảo đảm lợi ắch của mình, bên bị ảnh hƣởng bởi sự kiện bất khả kháng cần:

- Gửi đến bên kia thông báo bằng vãn bản (fax, telegraph, email, điện tắn, thƣ bảo đảm,Ầ) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy định thì trong một thời gian hợp lý.

- Kèm theo thông báo là văn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo về sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không đƣợc chấp nhận. Vì vậy việc chuẩn bị các chứng cứ để

đƣợc hƣởng miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng là rất cần thiết.

Các trƣờng hợp bất khả kháng phải đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận. Quy định này đƣợc hiểu là khi gặp bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng phải gửi ngay thông báo bằng văn bản để phắa bên kia đƣợc biết. Đây là quy định mà luật pháp các nƣớc đều áp dụng. Tuy nhiên, hậu quả của việc không thông báo hay thông báo chậm về bất khả kháng theo luật pháp các nƣớc lại có sự khác biệt. Các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa thì cho rằng: khi gặp bất khả kháng mà không thông báo hoặc thông báo chậm thì có nghĩa là không có bất khả kháng, do đó sau này không đƣợc vận dụng bất khả kháng làm căn cứ miễn trách nhiệm vì đã vi phạm nghĩa vụ thông báo, tức là không đƣợc miễn trách nhiệm.

Còn theo luật của các nƣớc XHCN nhƣ quy định trên của Luật thƣơng mại Việt Nam, khi gặp bất khả kháng mà không thông báo hoặc thông báo chậm thì sau này vẫn đƣợc vận dụng bất khả kháng làm căn cứ miễn trách nhiệm, nhƣng phải bồi thƣờng thiệt hại phát sinh do việc không thông báo hay thông báo chậm gây ra. Rõ ràng là cách quy định này hợp lý hơn vì nó phù hợp với nguyên tắc vi phạm nghĩa vụ nào thì chịu trách nhiệm về việc vi phạm đó. Ngƣời vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (không giao hàng hoặc giao hàng chậm...) do gặp bất khả kháng thì đƣợc miễn trách nhiệm, còn vi phạm nghĩa vụ thông báo về bất khả kháng thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng các thiệt hại do việc vi phạm này gây ra. Hơn nữa, nếu chỉ do sơ suất không thông báo hoặc thông báo chậm về bất khả kháng mà phải nộp phạt hoặc bồi thƣờng thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm này quá nặng so với vi phạm nghĩa vụ thông báo. Còn thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ thông báo về bất khả kháng gây ra là những chi phắ phải chi cho việc xác minh về bất khả kháng. Vắ dụ, do không thông báo về bất khả kháng, sau đó mới trình bày là đã gặp bất khả kháng để đƣợc miễn trách nhiệm nhƣng bên bị vi phạm không tin phải bay sang nƣớc xảy ra bất khả kháng để xác minh, hoặc nhờ cung cấp thông tin

về bất khả kháng để xác minh là có thật thì chi phắ đi lại, ăn ở hoặc chi phắ mua thông tin đƣợc coi là thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thông báo gây ra.

Ngoài ra, thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thông báo về bất khả kháng gây ra còn gồm cả tiền phạt hoặc tiền thiệt hại mà bên bị vi phạm phải nộp cho ngƣời thứ ba vì không đƣợc thông báo hoặc thông báo chậm về bất khả kháng. Vắ dụ, ngƣời nhập khẩu ký hợp đồng mua hàng của ngƣời xuất khẩu ngày ngày 25/7/1996, giao hàng tháng 8/1996, song vào tháng 8/1996 lại xảy ra bất khả kháng ở nƣớc ngƣời xuất khẩu nhƣng ngƣời xuất khẩu không thông báo gì cho ngƣời nhập khẩu biết. Ngày 4/9/1996, ngƣời nhập khẩu ký hợp đồng bán lô hàng nhập khẩu này cho ngƣời thứ ba. Vì bất khả kháng xảy ra nên ngƣời xuất khẩu không giao đƣợc hàng cho ngƣời nhập khẩu nên ngƣời nhập khẩu cũng không giao đƣợc hàng cho ngƣời thứ ba, ngƣời thứ ba đòi ngƣời nhập khẩu phải bồi thƣờng thiệt hại phát sinh do việc không giao hàng gây ra. Ngƣời nhập khẩu viện lý do là ngƣời xuất khẩu bán hàng cho mình gặp bất khả kháng đƣợc miễn trách nhiệm nên ngƣời nhập khẩu cũng phải đƣợc miễn trách trƣớc ngƣời thứ ba. Nhƣng ngƣời thứ ba chứng minh đƣợc rằng bất khả kháng do ngƣời xuất khẩu gặp phải xảy ra trƣớc khi ngƣời nhập khẩu đó ký hợp đồng bán hàng cho ngƣời thứ ba, cho nên ngƣời nhập khẩu đã lƣờng trƣớc đƣợc hoặc cần phải lƣờng trƣớc đƣợc, vì vậy ngƣời nhập khẩu phải bồi thƣờng thiệt hại, còn việc có đòi ngƣời xuất khẩu chịu trách nhiệm về việc không thong báo bất khả kháng hay không đó là việc của ngƣời nhập khẩu. Sau khi bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời thứ ba do không giao hàng, ngƣời nhập khẩu đòi ngƣời xuất khẩu bồi thƣờng thiệt hại do việc ngƣời xuất khẩu không thông báo bất khả kháng gây ra, bao gồm chi phắ xác minh bất khả kháng và khoản tiền thiệt hại mà ngƣời nhập khẩu đã phải bồi thƣờng cho ngƣời thứ ba, bởi vì nếu có thông báo về bất khả kháng xảy ra vào tháng 8/1996 một cách kịp thời thì ngƣời nhập khẩu đã không ký hợp đồng vào ngày 4/9/1996 bán lô hàng nhập khẩu đó cho ngƣời thứ

ba và do đó không phải bồi thƣờng thiệt hại.

2. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền mà các bên không thể biết đƣợc vào thời điểm giao kết hợp đồng

Trong thực tiễn, không chỉ những hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: động đất, núi lửa... tác động ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội mà ngay cả các yếu tố chắnh trị xã hội do con ngƣời tạo nên cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của mình nhƣ: chiến tranh, bạo loạn, mệnh lệnh hay lệnh cấm của chắnh phủ, thi hành lệnh khẩn cấp, quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Mệnh lệnh hành chắnh là sự can thiệp của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Các yếu tố này xảy ra bất ngờ đối với các bên ký kết hợp đồng và hậu quả của nó cũng thƣờng đƣa tới sự vi phạm hợp đồng của các bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)