7. Kết cấu của luận văn
3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật
3.1.1. Thực tiễn thực hiện kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự
Thẩm quyền kiểm sát việc thụ lý của VKS lần đầu tiên được quy định trong Luật Tổ chức VKSND năm 2002 (khoản 1 Điều 21). Tại thời điểm này, hoạt động kiểm sát việc thụ lý ít được chú ý mà chủ yếu là nắm số lượng thụ lý vụ án dân sự của Tòa án phản ánh ở sổ thụ lý. BLTTDS ra đời quy định cụ thể trách nhiệm của Tòa án phải gửi thông báo thụ lý cho VKSND tại (Điều 174), cùng với việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 168 và Điều 170 BLTTDS đảm bảo cho VKSND thực hiện
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Với quy định mới của BLTTDS đặt ra yêu cầu là VKS phải nắm chắc tình hình thụ lý vụ việc dân sự thông qua việc thông báo thụ lý của Tòa án và phải nghiên cứu từng thông báo thụ lý để kịp thời phát hiện vi phạm. Trên cơ sở nắm tình hình thụ lý chung để nắm được tình hình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án.
Thực hiện thẩm quyền kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự, hàng năm Tòa án gửi cho VKSND số lượng lớn thông báo việc thụ lý. Hoạt động kiểm sát việc thụ lý của VKS thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
* Số liệu trên phạm vi toàn quốc qua 5 năm thi hành BLTTDS 2004 (từ 01/01/2005-31/5/2009): Năm Tổng số thông báo Tòa án gửi cho VKS Đúng hạn Quá hạn Vi phạm Kiến nghị
đối với Tòa án
Kiến nghị đã được chấp nhận
Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh dung Nội
Tố tụng Huyện Tỉnh Bằng miệng Bằng văn bản 2005 93151 3568 78763 2852 14388 716 8145 508 889 92 779 149 2006 117018 4320 101542 3565 15476 755 8617 553 686 135 644 231 2007 131498 5379 114955 4554 16543 825 8755 758 1144 127 873 290 2008 137411 5093 122545 4228 14866 865 7854 584 1049 141 772 230 2009 72078 2276 64525 1660 7553 616 3670 193 478 51 345 111 Tổng 551156 20636 482330 16859 68628 3777 37041 2596 4428 546 3413 1011
(Nguồn: VKSND tối cao (2009), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện BLTTDS năm 2004).
Theo số liệu trên đây, thì trong 5 năm, VKSND cấp huyện nhận được 551.156 thông báo thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án gửi cho VKS, trong đó: đúng hạn 482.330 thông báo, chiếm 87,5%; quá hạn 68.826 thông báo, chiếm 12,5%. Thông qua hoạt động kiểm sát, đã phát hiện vi phạm về tố tụng là 37.041, chiếm tỷ lệ 6,7%; vi phạm về nội dung là 2.596, chiếm 0,47%. VKS cấp huyện đã kiến nghị 4.428 văn bản, Tòa án chấp nhận kiến nghị của Viện kiểm sát (bằng văn bản là
Đối với VKSND cấp tỉnh, đã nhận được 20.636 thông báo thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án gửi, trong đó: đúng hạn 16.859 thông báo, chiếm tỷ lệ 81,7%; quá hạn 3.777 thông báo, chiếm 18,3%. VKS ban hành 546 văn bản kiến nghị được Tòa án chấp nhận.
* Số liệu 07 năm tại tỉnh Quảng Trị (từ 01/01/2005 đến 30/11/2011)
Năm Tòa án gửi Thông báo cho VKS Quá hạn Vi phạm Kiến nghị với Tòa án Tòa án chấp nhận kiến nghị Nội dung Tố tụng 2005 620 70 7 8 8 2006 819 100 6 15 13 2007 743 80 2 7 7 2008 859 88 5 10 8 2009 1071 123 4 10 7 2010 1088 120 4 5 5 2011 1159 150 3 5 15 15 Tổng 6359 731 5 31 70 63
(Nguồn: VKSND tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát từ 2005 đến 2011).
Qua số liệu trên cho thấy số lượng vụ việc dân sự mà Tòa án thụ lý trên toàn quốc là rất lớn. Tuy nhiên, số lượng thông báo thụ lý mà Tòa án gửi cho VKS quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao (VKS cấp huyện 12,5%, cấp tỉnh 18,3%, riêng ở tỉnh Quảng Trị là 11,5%). Thực tế này cho thấy việc gửi thông báo thụ lý của Tòa án cho VKS chưa được chú trọng. Thông qua hoạt động kiểm sát, VKS đã phát hiện một số dạng vi phạm của Tòa án mà phổ biến nhất là việc gửi thông báo thụ lý không đúng thời hạn, nội dung thông báo không đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTDS (như không phản ánh đầy đủ yêu cầu của người khởi kiện…). Trên cơ sở các vi phạm được phát hiện, VKS đã ban hành rất nhiều kiến nghị đối với vi phạm của Tòa án. Tuy nhiên, vi phạm của Tòa án không những không được khắc phục mà còn được lặp lại và không giảm. Điều đó cho thấy, hiệu lực kiến nghị của VKS còn thấp do pháp luật chưa có quy định
trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện kiến nghị của VKS. Đây là một trongnhững khó khăn của hoạt động kiểm sát.