Giai đoạn từ 2004 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.002 (Trang 49 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo

1.4.4. Giai đoạn từ 2004 đến nay

Ngày 15/6/2004, Quốc hội nước Khóa XI, kỳ họp thứ 5 đã thông qua BLTTDS và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp. Với sự ra đời của BLTTDS năm 2004, hoạt động KSVTTPL trong TTDS có những thay đổi đáng kể. Mặc dù ghi nhận KSVTTPL trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTDS và vị trí pháp lý của VKS là cơ quan tiến hành TTDS, song BLTTDS đã hạn chế phạm vi tham gia tố tụng và bỏ đi một số thẩm quyền của VKS mà Luật Tổ chức VKSND năm 2002 quy định, đó là:

- VKSND không thực hiện thẩm quyền khởi tố (khởi kiện) vụ án dân sự là quyền năng pháp lý mà pháp luật quy định cho Công tố viện/VKS trong 58 năm (từ năm 1946 theo Sắc lệnh 51/SL ngày 17/4/1946 và tiếp tục ghi nhận trong Luật Tổ chức VKSND 1960, 1981, 1992, 2002, PLTTGQCVADS năm 1989, PLTTGQCTCLĐ năm 1996) cho đến khi BLTTDS năm 2004 được ban hành.

- VKSND không kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của Tòa án; không tự tiến hành xác minh thu thập chứng cứ thay đương sự mà chỉ có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ trong trường hợp cần thiết để thực hiện quyền kháng nghị theo thủ phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

- VKSND không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và không thực hiện quyền phản đối bằng văn bản đối với biên bản hòa giải thành của Tòa án đối với đương sự.

- Theo quy định tại Điều 21, 264, 292, 310 BLTTDS năm 2004, thì VKSND chỉ tham gia phiên tòa trong một số trường hợp nhất định: Đối với những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ đó; các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; các vụ việc dân sự mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Toà án hoặc đã tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án đó; trường hợp sau phiên tòa sơ thẩm mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm; phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Với việc hạn chế phạm vi KSVTTPL trong TTDS theo quy định của BLTTDS năm 2004 nên phương thức hoạt động kiểm sát của VKSND chủ yếu là kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án; trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật thì VKSND thực hiện quyền yêu cầu, quyền kiến nghị và kháng nghị. Thực tiễn thi hành BLTTDS 2004 về KSVTTPL trong TTDS đã bộc lộ những hạn chế, bất cập (vấn đề này sẽ được trình bày ở nội dung chương 2). Vì vậy, Quốc Hội Khóa XII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS ngày 29 tháng 3 năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012 đã có những sửa đổi quan trọng về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tại khoản 3 Điều 1 của Luật này đã sửa đổi, bổ sung Điều 21 BLTTDS theo hướng tiếp tục khẳng định KSVTTPL trong TTDS là một nguyên tắc cơ bản của TTDS và mở rộng phạm vi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của VKSND. Theo đó, VKSND phải có trách nhiệm tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết các vụ việc dân sự trong các trường hợp sau đây:

(1) những vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ; (2) những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng; (3) những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở; (4) những vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

-Tham gia tất cả các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. -Tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự.

Tóm lại, đây là giai đoạn đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp về

lĩnh vực TTDS. Đó là việc Nhà nước ta lần đầu tiên ban hành đạo luật về TTDS (BLTTDS năm 2004). Những hạn chế, bất cập của BLTTDS năm 2004 về phạm vi hoạt động KSVTTPL trong TTDS đã được khắc phục bằng việc quy định mở rộng phạm vi tham gia phiên tòa của VKSND theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011, tạo điều kiện để VKSND thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự.

Kết luận chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS như khái niệm, ý nghĩa, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc quy định KSVTTPL trong TTDS và mối quan hệ giữa nguyên tắc này với một số nguyên tắc khác. Việc phân tích, luận giải này đã góp phầnkhẳng định việc quy định nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là cần thiết, xuất phát từ yêu cầu khách quan và sự tồn tại của nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS không tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các nguyên tác khác của TTDS. Việc luận giải về cơ sở thực tiễn thông qua điều kiện kinh tế - xã hội, thực tiễn TTDS và góc nhìn so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới đã củng cố thêm sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc ghi nhận và cụ thể hoá nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS.

Trong chương này, tác giả cũng đã phân tích làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS, từ đó vẽ nên bức tranh toàn cảnh về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS qua các thời kỳ lịch sử. Có thể thấy rằng,

mặc dù ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật quy định trách nhiệm, quyền hạn của VKSND trong TTDS ở mức độ khác nhau, song KSVTTPL trong TTDS là yêu cầu khách quan, gắn liền với chức năng và quá trình hình thành và phát triển của VKSND dù là mô hình cơ quan Công tố tổ chức trong Tòa án, Viện công tố hay VKSND. Trách nhiệm, quyền hạn của VKSND trong TTDS có khi được mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo quan niệm lập pháp của từng thời kỳ song đều được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn khi nghiên cứu pháp luật hiện hành về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS.

Với những nội dung được trình bày trong Chương 1 sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá luật thực định, thực tiễn thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này.

Chương 2

NỘI DUNG NGUYÊN TẮC KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH

BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã pháp điển hóa các quy định của pháp luật về thủ tục TTDS, kinh tế, lao động được quy định trong các văn bản pháp luật trước đó. BLTTDS tiếp tục khẳng định KSVTTPL trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTDS tại Điều 21. Trong phạm vi nghiên cứu của Chương này, luận văn sẽ đi sâu phân tích và luận giải về những nội dung cơ bản của nguyên tắc KSVTTPL trong tố tụng dân sự được cụ thể hoá trong BLTTDS, bao gồm các quy định cụ thể về việc KSVTTPL trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự tại Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.002 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)