Mối quan hệ với nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.002 (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Mối quan hệ với nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiến

hành tố tụng dân sự

Kết quả giải quyết vụ việc dân sự phụ thuộc rất lớn vào việc các cơ quan, người tiến hành TTDS có đề cao trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hay không. Do vậy, việc tăng cường và đề cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là một yêu cầu và là đòi hỏi cần thiết trong TTDS. Chỉ trên cơ sở tăng cường và đề cao trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng mới bảo đảm cho hoạt động TTDS được thông suốt, hiệu quả và đúng pháp luật, hạn chế sự tùy tiện khi tiến hành tố tụng. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự tại Điều 13 BLTTDS.

Yêu cầu của nguyên tắc này là các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật, giữ

gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ; trường hợp người tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật; và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Trong TTDS, với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, hoạt động KSVTTPL của VKSND, Viện trưởng và KSV phải chịu sự giám sát của nhân dân (thông qua cơ quan, tổ chức đại diện) và là chủ thể phải tuân thủ triệt để, chấp hành đầy đủ nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Mặt khác, hoạt động KSVTTPL của VKSND nhằm bảo đảm cho các chủ thể tiến hành tố tụng khác (Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án) thực thực đầy đủ trách nhiệm của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo đúng nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.002 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)