7. Kết cấu của luận văn
3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật
3.1.2. Thực tiễn thực hiện việc kiểm sát bản án, quyết định
BLTTDS năm 2004 ra đời đã có sự thay đổi về quyền hạn và phương thức tiến hành KSVTTPL trong TTDS của VKSND so với Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và các văn bản pháp luật về TTDS. Theo đó, các thẩm quyền và phương thức kiểm sát trực tiếp của VKS bị đã hạn chế, nhất là việc tham gia phiên tòa và loại bỏ kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của Tòa án. Một trong những phương thức kiểm sát chủ yếu mà VKS thực hiện để KSVTTPL trong TTDS là tập trung kiểm sát bản án, quyết định của giải quyết vụ việc dân sự Tòa án (phương thức gián tiếp). Thực hiện BLTTDS, VKS đã tăng cường kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án để phát hiện và kiến nghị, kháng nghị đối vi phạm. Hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án được thể hiện qua số liệu sau đây:
* Số liệu trên phạm vi toàn quốc qua 5 năm thi hành BLTTDS 2004 (từ 01/01/2005-31/5/2009): Năm Tổng số bản án, quyết định đã kiểm sát Bản án sơ thẩm QĐ đình chỉ sơ thẩm QĐ tạm đình chỉ sơ thẩm QĐ công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Bản án, quyêt định phúc thẩm QĐ gám đốc thẩm, tái thẩm Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh Bản
án QĐ, BA phúc thẩm Đình chỉ Tạm đình chỉ Công nhận thỏa thuận đương sự Các quyết định khác 2005 27439 2489 15910 691 3353 270 38924 843 10219 831 118 140 1399 242 2006 33790 2271 19304 637 4282 516 50888 875 13056 1032 158 33 2291 325 2007 36077 2594 24595 769 6082 605 59460 882 13311 1055 210 41 2796 382 2008 35616 2809 26972 770 6502 524 63592 1003 13147 1193 183 61 2693 339 2009 14664 1030 12666 233 2789 116 32350 568 5517 542 72 22 1154 199 Tổng 147586 11193 99447 3100 23008 2031 245214 4171 55250 4653 741 297 10233 1487
(Nguồn: VKSND tối cao (2009), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện BLTTDS năm 2004).
Theo số liệu trên, thì trong 5 năm, VKSND cấp huyện nhận được 147.586 bản án sơ thẩm (chiếm 26, 7%), 23.008 quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (chiếm 4,17%), 99.447 quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (chiếm 18, 04%), 245.214 quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (chiếm 44,49%); còn 38.031 vụ chưa gửi bản án, quyết định, chiếm 6,9% (tỷ lệ % được tính trên tổng số thông báo thụ lý đã gửi cho VKS). Đối với VKSND cấp tỉnh, đã nhận được 11.193 bản án (chiếm 54,24%), 2031 quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết các vụ án dân sự (chiếm 9,8%), 3100 quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (chiếm 15%), 4171 quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (chiếm 20,2%); còn 276 vụ chưa gửi bản án, quyết định cho VKS, chiếm 1,3% (tỷ lệ % được tính trên tổng số thông báo thụ lý Tòa án gửi cho VKS). Đối với bản án, quyết định phúc thẩm, VKS nhận được 55.250 bản án phúc thẩm, 4653 quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, 741 quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, 297 quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, 1487 quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thông qua kiểm sát bản án, quyết định, VKS các cấp đã phát hiện và kiến nghị khắc phục sửa chữa nhiều vi phạm của Tòa án. Các dạng vi phạm phổ biến là: (i) vi phạm trong việc gửi bản án, quyết định không đúng thời hạn do BLTTDS quy định; (ii) không đưa những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, mặc dù bản án nhận định họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (vi phạm khoản 4 Điều 56 BLTTDS), không tuyên thời hạn kháng cáo của đương sự; (iii) bản án, quyết định xác định thực hiện nghĩa vụ dân sự là tiền nhưng không tuyên buộc phải chịu lãi suất chậm thi hành án theo quy định; (iiii) vi phạm về việc xác định án phí...VKSND cấp huyện đã phát hiện 47.282 bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện có vi phạm, đã kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân huyện 6.501 văn bản (Tòa án không chấp nhận 11 văn bản kiến nghị của VKS); VKSND cấp tỉnh đã phát hiện 11.135 bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm, đã kiến nghị với Chánh án TAND tỉnh 957 văn bản, được Tòa án chấp nhận bằng văn bản là 241 và chấp nhận trực tiếp là 629 (Tòa án không chấp nhận 01 văn bản kiến nghị của VKS) [76].
Tại tỉnh Quảng Trị, trong thời gian 7 năm (từ 2005 đến 2011), VKS hai cấp đã nhận được 5630 quyết định, bản án sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm do Tòa án gửi, trong đó: 811 bản án, 4245 quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, 475 quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, 82 quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và 17 quyết định giám đốc thẩm. VKS đã phát hiện 405 bản án, quyết định có vi phạm (phổ biến là vi phạm tố tung, như gửi bản án, quyết định không đúng quy định). Đã ban hành 205 kiến nghị, kháng nghị [72].
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động kiểm sát bản án, quyết định trong thời gian còn những hạn chế và khó khăn, được thể hiện ở các nội dung sau đây:
- BLTTDS quy định, Tòa án phải có trách nhiệm gửi tất cả bản án, quyết định có tính chất giải quyết vụ việc dân sự cho VKS trong thời hạn nhất định để thực hiện chức năng kiểm sát, nhưng lại hạn chế phương thức kiểm sát trực tiếp của VKS, như quy định VKS chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm trong trường hợp đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án (trước khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS); bỏ thẩm quyền kiểm sát việc lập hồ sơ và không quy định VKS được nghiên cứu tất cả hồ sơ vụ án dân sự. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho VKS trong việc phát hiện vi phạm trong các bản án, quyết định của Tòa án, bởi lẽ: để phát hiện vi phạm của quyết định, bản án, nhất là vi phạm về tố tụng, nội dung, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để có cơ sở đối chiếu với quy định của phạm luật, trên cơ sở đó mới có thể phát hiện được vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Đây cũng là lý do những vi phạm của quyết định, bản án mà VKS đã phát hiện chủ yếu là vi phạm về thời hạn gửi bản án, quyết định, về hình thức văn bản, lỗi chính tả...; rất nhiều vụ án, bản án, quyết định giải quyết của Tòa án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy án, sửa án do đương sự kháng cáo, khiếu nại vì việc thu thập chứng cứ không đầy đủ, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng VKS không phát hiện được vi phạm trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định để kháng nghị.
Trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời, tại khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức VKSND năm 1992 và PLTTGQCVADS năm 1989 quy định VKS có thẩm quyền kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của Tòa án, yêu cầu TAND hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án. Chính quy định này là cơ sở pháp lý để VKS tiếp cận, nghiên cứu tất cả hồ sơ vụ án dân sự trong quá trình KSVTTPL trong TTDS, bảo đảm cho VKS có điều kiện thuận lợi để phát hiện và kháng nghị, kiến nghị đối với vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án, quyết định. Trước khi có BLTTDS năm 2004, trong 03 năm (từ 2001 đến 2003), trên phạm vi toàn quốc, Tòa án các cấp đã thụ lý 373.521 vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động; VKS đã kiểm sát việc lập hồ sơ 310.022 vụ (đạt 83%); đã yêu cầu Tòa án điều tra, thu thập chứng cứ 10.637 vụ (chiếm 2,8 %), VKS tự điều tra bổ sung 2479 vụ (chiếm 0,66 %) [71]. Tại tỉnh Quảng Trị, trong 4 năm (từ 2001 đến 2004), Tòa án hai cấp thụ lý 1987 vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh thế, lao động; VKS hai cấp đã kiểm sát lập hồ sơ 1724 vụ (chiếm 86,7%); VKS đã yêu cầu Tòa án điều tra bổ sung 60 vụ (chiếm 3,01%), VKS tự điều tra bổ sung 19 vụ (chiếm 0,95%) [72]. Số lượng bản án của Tòa án bị VKS kháng nghị tại thời điểm từ năm 2001 đến 2004 cũng nhiều hơn tại thời điểm thực hiện BLTTDS.
Theo tác giả luận văn, để tạo điều kiện thuận lợi cho VKS thực hiện tốt hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, cần tiếp tục nghiên cứu để sử đổi, bổ sung BLTTDS theo hướng quy định cho VKS có thể tiếp cận, nghiên cứu tài liệu, chứng cứ của tất cả hồ sơ vụ án dân sự. Cần thiết quy định VKS có thẩm quyền kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án như trước đây.
- Về kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
VKS tiến hành kiểm sát đối với quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thể hiện ở các nội dung: (i) kiểm sát tính có căn cứ của việc ra quyết định (nội dung này cần phân biệt trường hợp Tòa án ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và trường hợp Tòa án tự mình ra quyết định); (ii) kiểm sát tính cần thiết của việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; (iii) kiểm sát thủ tục ra
quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm sát được những nội dung này?
Theo quy định tại Điều 124 BLTTDS, VKS có quyền kiến nghị với Chánh án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đồng thời, theo tinh thần của khoản 3 Điều 125 BLTTDS, trong trường hợp tại phiên tòa (có sự tham gia của VKS), KSV cũng có quyền kiến nghị đối với Hội đồng xét xử về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc không áp dụng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 124 BLTTDS, thì thời hạn để VKS xem xét việc kiến nghị đối với quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Thời hạn này là quá ngắn để VKS có thể phát hiện vi phạm của quyết định. Mặt khác, đối với vi phạm của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời VKS chỉ có thể kiến nghị, điều đó cũng có nghĩa là VKS không được nghiên cứu hồ sơ (vì VKS chỉ được yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án trong hai trường hợp: để tham gia phiên tòa hoặc để kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm); nếu chỉ đọc quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không được nghiên cứu những tài liệu, chứng cứ cần thiết có trong hồ sơ vụ án thì khó có thể phát hiện được vi phạm. Do vậy, thẩm quyền kiến nghị của VKS đối với quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có vi phạm khó được thực hiện trong thực tiễn.
Mặt khác, đối với trường hợp Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì BLTTDS không quy định Tòa án phải thông báo cho VKS biết việc không ra quyết định này. Như vậy cũng có nghĩa thẩm quyền kiến nghị của VKS đối với việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 124 BLTTDS cũng không thể thực hiện được, trừ trường hợp kiến nghị của KSV tại phiên tòa.
- Về kiểm sát quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
VKS. Trong thực tiễn, có nhiều quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự không phản ánh đầy đủ những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án, trong khi đó BLTTDS không quy định nội dung của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, không quy định Tòa án chuyển biên bản hòa giải thành cho VKS nên việc phát hiện vi phạm của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự gặp nhiều khó khăn. Điều này đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động kiểm sát quyết định của Tòa án.
- Về kiểm sát quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS thì, Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn. Theo quy định này thì hệ quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là Tòa án không xóa tên vụ án trong sổ thụ lý. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì Tòa án tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết. Tuy nhiên, BLTTDS không có quy định khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án thì phải thông báo cho VKS biết. Do vậy, có nhiều vụ án Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết sau đó một thời gian dài mới tiếp tục giải quyết vụ án và khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án thì VKS không hề biết, chỉ khi VKS nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử thì mới biết lý do tạm đình chỉ đã hết, VKS không có cơ sở để kiểm sát việc chấp hành thời hạn chuẩn bị xét xử. Đây là một thực trạng gây khó khăn cho hoạt động kiểm sát đối với các vụ án tạm đình chỉ giải quyết.