Pháp luật điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 32 - 33)

1.3 Hợp đồng vay tiền dân sự và Hợp đồng vay tiền tín dụng

1.3.3Pháp luật điều chỉnh

a. Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng vay tiền trong dân sự

Ngày 24/11/2015, Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 10 thơng qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Tại bộ luật này có rất nhiều điểm mới, trong đó liên quan đến vấn đề lãi suất phải kể đến các quy định tại Điều 357, Điều 466, Điều 468, Điều 469, Điều 470.

Đối với mức lãi suất thỏa thuận tối đa thì tại Bộ luật năm 2015 quy định:

“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực.” (Khoản 1, Điều 468). Quy

định này là một thay đổi quan trọng, có thể hạn chế được những bất cập trong quy định về lãi suất theo Bộ luật dân sự năm 2005. Lãi suất tối đa các bên thỏa thuận không vượt quá 20%/năm tương đương 1,7%/tháng. Mức lãi suất này so với tỉ lệ lãi suất thỏa thuận tối đa 150% theo Bộ luật dân sự năm 2005 đã được nâng cao lên để đảm bảo sự bình đằng giữa các chủ thể tham gia giao dịch. Ngoài ra, một bước ngoặt nữa phải kể đến trong quy định này đó là sự tách biệt

giữa quy định về mức lãi suất trần cho vay trong giao dịch dân sự và lãi suất cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

b. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng vay tiền trong tín dụng ngân hàng

Bộ luật dân sự năm 2015 kết hợp với Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Thông tư 39/2016/TT – NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là một cơ chế phối hợp đồng bộ để tách biệt vấn đề lãi suất trần trong hợp đồng vay tiền dân sự và tự do thỏa thuận lãi suất trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp áp dụng mức lãi suất tối đa đối với cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với 05 lĩnh vực ưu tiên do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Quy định mới này của Ngân hàng Nhà nước thực sự đã gỡ được nút thắt trong một thời gian dài từ Bộ luật dân sự năm 1995 đến nay, phản ánh đúng nhu cầu của thị trường và là một bước tiến quan trọng trong tiến trình tự do hóa lãi suất của nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 32 - 33)