Về giới hạn mức lãi suất thỏa thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 57)

2.3 Thực trạng các quy định của pháp luật

2.3.1Về giới hạn mức lãi suất thỏa thuận

Căn cứ vào nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay tiền và các yếu tố tác động đến việc xây dựng các quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền mà các nhà làm luật tại từng quốc gia đưa ra mức lãi suất cụ thể.

2.3.1.1 Việt Nam

Nước ta từ khi ban hành Bộ luật dân sự cho đến nay, trải qua 3 thời kỳ: Bộ luật dân sự năm 1995, năm 2005 và 2015, các nhà làm luật vẫn sử dụng trần lãi

suất thỏa thuận để giới hạn mức lãi suất với hợp đồng vay. Tuy tỷ lệ phần trăm lãi suất có được điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng.”(Điều 473)

Bộ luật dân sự năm 2005 thay đổi mức lãi suất: “Lãi suất vay do các bên

thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.”(Khoản 1, Điều 476)

Bộ luật dân sự năm 2015 thay đổi về tiêu chí xác định phần trăm vượt quá giới hạn trần lãi suất: ““Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên

có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá khơng có hiệu lực.”

(Khoản 1, Điều 468)

Thông tư 39/2016/TT – NHNN ngày 30/12/2016 đã cụ thể hóa quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:

“2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.”

Qua 3 giai đoạn ta thấy rằng, các nhà làm luật đang nỗ lực đưa quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền gần với thực tiễn hoạt động của nền kinh tế thị trường. Dần dần bãi bỏ những quy định can thiệp mang tính hành chính vào giao dịch dân sự. Thông tư 39/2016/TT – NHNN thực sự là một bước ngoặt trong nỗ lực từng bước tự do hóa lãi suất của Đảng và Nhà Nước ta. Nó khơng chỉ giúp cho các tổ chức tín dụng tự tin, an tâm thực hiện nghiệp vụ cho vay – một trong những nghiệp vụ chính của mình mà cịn tách bạch rõ ràng đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và luật chuyên ngành. Như vậy, quy định về trần lãi suất cho vay tại Bộ luật dân sự chỉ áp dụng đối với các quan hệ dân sự thuần túy, còn quan hệ cho vay của các tổ chức tín dụng với những đặc thù riêng biệt sẽ chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành là Luật các tổ chức tín dụng và quy chế của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện nay trên thế giới có hai xu hướng, đó là: một số nước quy định trần lãi suất cho vay nhưng giới hạn phạm vi điều chỉnh; xu hướng thứ hai là các nước không áp dụng trần lãi suất với bất kỳ loại hợp đồng vay tiền nào.

Đối với xu hướng thứ nhất, được chia là trần lãi suất tuyệt đối và tương đối. Trần lãi suất tuyệt đối là việc giới hạn áp dụng trần lãi suất tới những hình thức cung cấp tín dụng cụ thể hoặc đặt ra phạm vi áp dụng chúng. Ví dụ như ở Ailen, khơng có giới hạn lãi suất tối đa đối với các khoản vay. Tuy nhiên, có tỷ suất đi vay tối đa và nó sẽ điều chỉnh mức lãi suất mà Hiệp hội tín dụng có thể áp đặt (1% mỗi tháng của số dư chưa trả, bằng 12.68% APR2). Con số này được đưa vào luật của Hiệp hội tín dụng. Hơn nữa, những người quản lý tài chính ở Ailen có khả năng cụ thể hóa mức lãi suất có thể được phép của những người vay tiền – đây được xem như một phần của quá trình cấp phép. Giấy phép của người cho vay được cân nhắc hàng năm và mức lãi suất tối đa hiện tại mà những điều chỉnh cho phép họ áp là 187% APR. Theo Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng về những người cho vay được cấp phép vào tháng 1/2009 thì trước khi bước vào thỏa thuận, người cho vay phải “chỉ ra một cách rõ ràng bản chất chi phí cao của khoản vay trong tất cả các tài liệu khoản vay khi APR là 23% hoặc cao hơn. Điều này phải được thể hiện dưới hình thức sau: “Cảnh báo: Đây là một khoản vay mới chi phí cao” [38].

Ở Malta, giới hạn lãi suất tối đa được thiết lập bởi luật và luôn luôn được sửa đổi bởi luật dân sự từ khi nó được ban hành năm 1868. Theo Điều 1853 (1) của Bộ luật dân sự, tỷ lệ lãi suất đối với khoản vay không thể tăng lãi suất đến 8%/năm. Giai đoạn 1868 - 1974 là 6%/năm. Tuy nhiên, điều luật này theo những

2 APR: IRR được phân loại thành IRR trực tiếp theo mức lãi suất (theo Hợp đồng khi không trả được nợ) và IRR gián tiếp theo phương thức tính tốn (APR)

trường hợp miễn trừ khiến các ngân hàng không thuộc đối tượng áp dụng. Trong đoạn cuối của luật này tuyên bố việc lạm dụng những trường hợp miễn trừ bằng các “hợp đồng, thỏa thuận, kế hoạch, giao dịch giả mạo, hư cấu, không thật sẽ vô hiệu các thỏa thuận này” [38].

Trần lãi suất tương đối được sử dụng ở 11 nước thành viên của Liên minh Châu Âu. Ở Đức, Tòa án Đức dựa vào luật học để hạn chế tính linh hoạt của người cho vay bằng cách yêu cầu họ áp lãi suất không nhiều hơn gấp đôi lãi suất thị trường trung bình. Đồng thời, điều kiện thứ hai được đưa ra để hạn chế lãi suất là biên độ lãi suất tối đa phải được xác định trước và cố định tới hơn 12% lãi suất trung bình. Điều này có nghĩa là lãi suất thị trường trung bình thay đổi trên 12,1% APR, trần lãi suất được áp dụng sẽ không gấp 2 lần lãi suất này (24,2%) mà thay vào đó bị giới hạn bởi điều hiện thứ hai tới 24,1%. Ví dụ: lãi suất thị trường trung bình cao tới 30% thì lãi suất trần theo quy định đạt tới 42% thay vì 60% nếu như điều kiện thứ nhất tồn tại. Lãi suất trung bình liên quan tới sự phát triển của thị trường trong thực tế. Các ngân hàng phải báo cáo lãi suất của họ và phạm vi tới Ngân hàng trung ương của Đức để ngân hàng này tính tốn mức trung bình. Lãi suất thị trường trung bình này được cơng bố bởi Ngân hàng trung ương lần lượt đối với tín dụng thấu chi và tín dụng trả góp. Vào tháng 6, tháng 7 năm 2003, có một sự thay đổi vì lãi suất thị trường trung bình được thay thế bằng lãi suất trung bình báo cáo bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Do đó, trần lãi suất hạ thấp gần 7% vào tháng 7/2003. Lãi suất vượt qua giới hạn bị xem là cho vay nặng lãi và bị tun bố vơ hiệu bởi tịa án [38].

Pháp có lịch sử lâu dài về việc sử dụng trần lãi suất. Ngoại trừ trần lãi suất ở thế kỷ 19 và bị xóa bỏ trong giao dịch dân sự năm 1918, trần lãi suất giới thiệu năm 1935 được điều chỉnh năm, đến năm 1966 hệ thống của nó một lần nữa

được thay đổi. Gần đây, trần lãi suất cụ thể hóa APR tối đa tương đối của 133% tỷ suất trung bình cho các hình tức và giá tín dụng khác nhau. Ví dụ: Pháp đưa ra trần lãi suất riêng lẻ cho tín dụng trả góp và tuần hồn và cho các khoản tín dụng có giá trị lớn bé. Điều này dẫn tới một hệ thống của 12 loại trần lãi suất riêng biệt đối mục đích vay và thời hạn vay khác nhau [38].

Tại Ý, cho vay nặng lãi là một hành vi phạm tội và nó đưa ra một hệ thống cụ thể của trần cho vay nặng lãi dựa trên 50% các tính tốn các chi phí trung bình trên thị trường (APR hay TEGM) cho các hình thức khác nhau của tín dụng và giá trị tín dụng khác nhau. Trần lãi suất được điều chỉnh 3 tháng/lần bởi Bộ Kinh tế và tài chính và được lãi suất được thơng qua bằng sắc lệnh cơng bố trên tờ báo chính thức của Ý. Năm 2009, một sắc lệnh của Bộ kinh tế và tài chính Ý đã thay đổi phương pháp luận về cách tính trần lãi suất. Trước đó, nước Ý tính APRC theo CCD 2008 (Chỉ lệnh tín dụng tiêu dùng của EU 2008/48/EC), nhưng hiện nay APR và trần lãi suất ở Y đã dễ so sánh hơn với lãi suất APR được quy định bởi CCD 2008 [38].

Bồ Đào Nha tại Sắc lệnh Luật 133/2009, thiết lập trần lãi suất cho vay nặng lãi đối với tín dụng trả góp, cho th tài chính, cấp vốn th mua, cấp vốn tại điểm bán và tất cả các hình thức của tín dụng tuần hồn ngồi trừ phương tiện thấu chi nơi mà tín dụng được trả trong vịng 1 tháng. Sự chuyển đổi gân đây sang luật Bồ Đào Nha của CCD 2008 (6/2009) đã thiết lập mức lãi suất tối đa đối với các hoạt động tín dụng căn cứ vào APR. Lãi suất tối đa chỉ được áp dụng cho cấp tín dụng tiêu dùng và được thiết lập hàng quý bởi Ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha và dựa trên trung bình của lãi suất được áp dụng bởi các tổ chức tín dụng trong quý trước [38].

Như vậy, đối với xu hướng thiết lập giới hạn mức lãi suất thỏa thuận hay trần lãi suất thì các nước đều phân chia thành những lĩnh vực cụ thể để có điều chỉnh thích hợp.

Đối với xu hướng thứ hai, không thiết lập trần lãi suất với bất kỳ loại hợp đồng vay tiền nào. Xu hướng này, Mỹ là một ví dụ điển hình. Trong một cuộc thực nghiệm của Chiristopher. L Peterson cho thấy kết quả sau: (1) Luật pháp cho vay nặng lãi đã trở nên lỏng lẻo hơn; (2) Luật pháp cho vay nặng lãi trở nên phân cực hơn; (3) Luật pháp cho vay nặng lãi trở nên sai lệch hơn. Phân tích này đã so sánh giai đoạn năm 1965 và hiện nay. Năm 1965, mọi bang thuộc Liên minh đều đã có giới hạn vay nặng lãi cho người vay, trong khi ngày nay 7 bang đã bãi bỏ lãi suất nằm trong biên giới của họ. Vào năm 1965, các ngân hàng đều buộc phải tuân theo Luật cho vay nặng lãi của Nhà nước. Ngày nay, các ngân hàng tự do đưa ra bất kỳ mức lãi suất nào mà họ chọn với sự lỏng lẻo và thay đổi sai số bởi Giám đốc ngân hàng cho nguyên tắc an toàn và hướng dẫn hợp lý của họ. Vào năm 1965, khơng bang nào có pháp luật hoặc mặc nhiện hoặc ngầm đưa ra giá với một tỷ lệ phần trăm hàng năm vượt q 300%. Ngày nay, ít nhất có 35 bang có luật cho phép các chủ nợ tính trên 300% cho khoản vay ngắn hạn điển hình. Năm 1965, luật pháp cho vay nặng lãi được dự thảo với đủ độ nghiêm mà 45 bang tổ chức thực sự được cho phép lãi phần trăm hàng năm lên tới 60% hoặc thập hơn. Ngày nay, số lượng các bang thực hiện giảm xuống còn 6 bang [17]. Như vậy, nghiên cứu so sánh cho thấy Việt Nam đang đi theo xu hướng quy định trần lãi suất cho vay nhưng giới hạn phạm vi điều chỉnh. Đối với đặc thù của nền kinh tế nước ta, thì quy định mới về lãi suất của Bộ luật dân sự năm 2015 và Thông tư 39/2016/TT – NHNN là một nỗ lực rất lớn để vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế vừa thực hiện chức năng xã hội, mục tiêu chính trị của

Đảng và Chính Phủ. Đảm bảo khơng sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào quan hệ cho vay của các tổ chức tín dụng nhưng vẫn bảo vệ được người tiêu dùng trong quan hệ cho vay ngồi tổ chức tín dụng.

2.3.2 Chế tài đối với các trƣờng hợp vi phạm quy định về giới hạn mức lãi suất thỏa thuận

Song song với việc ban hành về giới hạn mức lãi suất thỏa thuận, pháp luật ở tất cả các quốc gia đều quy định chế tài đối với trường hợp các chủ thể không tuân thủ, phá vỡ giới hạn mức lãi suất được phép thỏa thuận. Tuy nhiên, tùy từng quốc gia, các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự sẽ cân nhắc áp dụng.

2.3.2.1 Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam chế tài đối với những trường hợp vi phạm quy định về giới hạn mức lãi suất thỏa thuận được quy định tại Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự và Nghị định 167/2013/NĐ – CP ngày 12/11/2013 về xử phạt hành chính.

Theo đó, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “…Trường hợp lãi

suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực”. Tức là, nếu các nhà làm luật đã áp

dụng biện pháp vơ hiệu hóa mức lãi suất này nếu có sự cố tình vượt trần lãi suất cho phép. Quy định này đã được cụ thể hóa và chính thức đưa vào bộ luật dân sự so với Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005. Tại hai bộ luật cũ, khơng có chế tài đối với hành vi cho vay vượt quá trần lãi suất mà chỉ sau khi phát sinh tranh chấp mới được hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật. Đối với

Bộ luật dân sự năm 1995 thì tại Cơng 16/1999/KHXX được hướng dẫn như sau:

“Nếu trong q trình Tồ án giải quyết vụ án mà các bên vẫn thoả thuận thanh tốn tiền lãi cịn thiếu với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, thì Tồ án khơng được cơng nhận sự thoả thuận đó mà giải thích cho các đương sự biết là Tồ án chỉ có quyền cơng nhận mức lãi suất cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự.” Tức là các

hợp đồng vay tiềncó mức lãi suất vượt giới hạn cho phép thì sẽ áp dụng mức lãi suất theo Bộ luật dân sự chứ khơng tun vơ hiệu. Cịn Bộ luật dân sự năm 2005 cũng tương tự như Bộ luật 1995, hợp đồng vay tiền sẽ không bị tuyên vơ hiệu, chỉ có điều khoản lãi suất là tính lại. Chính vì khơng có chế tài dân sự cụ thể đã dẫn đến thực trạng việc tính lại lãi suất khơng thống nhất trong thực tiễn xét xử ở các Tòa án. Bộ luật dân sự năm 2015 đã rút kinh nghiệm từ các giai đoạn trước khi quy định rõ về việc nếu cố tình vượt quá trần lãi suất thì điều khoản về lãi suất sẽ vơ hiệu. Đồng thời cũng đưa ra cách tính thống nhất nếu các bên tranh chấp về lãi suất: “có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 57)