Pháp luật Việt Nam và Pháp luật một số nƣớc trên thế giới
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về đối tượng của hợp đồng vay tiền, đặc điểm của hợp đồng vay tiền; khái niệm, đặc điểm của lãi suất; phân tích hợp đồng vay tiền trong dân sự và hợp đồng vay tiền trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Tác giả xin đưa ra các tiêu chí để so sánh lãi suất trong hợp đồng vay tiền dân sự của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới:
Thứ nhất: Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay tiền
Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay là nhu cầu tất yếu trong quản lý Nhà nước đối với các giao dịch tài chính trong nền kinh tế thị trường. Thông qua quy phạm pháp luật, Nhà nước định hướng giao dịch tài chính đảm bảo sự thị trường lành mạnh, đảm bảo dòng vốn, tiền tệ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Khi kinh tế càng phát triển, các hoạt động đầu tư, sản xuất gia tăng, thị trường tiền tệ sôi động, nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay tiền càng bức thiết và chính đáng. Đặc biệt ở nước ta, khơng có sự đồng đều trong mức độ đơ thị hóa, một số vùng dân cư và đối tượng dân cư khơng có cơ hội, điều kiện để tiếp xúc với thị trường tài chính chính thống. Tuy nhiên, việc quy định giới hạn mức lãi suất như thế nào để các chủ thể tham gia giao dịch có thể linh hoạt, khơng bị can thiệp thô bạo, hành chính hóa là một vấn đề không hề dễ dàng. Các mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị cần được cân đối hài hịa trong quy định của pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay. Ở Việt Nam, trình độ phát triển của các thành phần kinh tế, trình độ nhận thức của người dân cũng là vấn đề quan trọng được cân nhắc đến. Chúng ta cần hội nhập với thế giới nhưng cần có lộ trình thích hợp, từng bước tự do hóa lãi suất để người dân và các thành phần kinh tế có sự thích nghi. Tỷ lệ giới hạn lãi suất được các nhà làm luật đưa ra còn được căn cứ vào giá cả của việc sử dụng vốn để đảm bảo sự cơng bằng nhưng vẫn có thể bảo vệ được người tiêu dùng – người đi vay (những người được coi là yếu thế hơn so với người cho vay)...v..v. Xuất phát từ thực tiễn thị trường đặt ra nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay.
Thứ hai: Các yếu tố tác động đến việc xây dựng lãi suất trong hợp đồng vay tiền
Quy định các bên thỏa thuận lãi suất không vượt quá “50% của lãi suất
cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng”
[Điều 473, Bộ luật dân sự năm 1995] hay “150% của lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố đối với các loại cho vay tương ứng” [Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005] và đến nay là “20%/năm của khoản tiền vay” [Điều 468 Bộ
luật dân sự năm 2015], được các nhà làm luật đưa ra dựa trên cơ sở nào. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ lãi suất này là một vấn đề cần nghiên cứu để xác định được tỉ lệ hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Thứ ba: Thực trạng các quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền
Nội dung này tập trung đi vào phân tích quy định mức giới hạn lãi suất trong hợp đồng vay tiền giữa Việt Nam và một số các quốc gia trên thế giới. Và cuối cùng là các chế tài được đưa ra để răn đe với các vi phạm giới hạn mức lãi suất trong hợp đồng vay tiền mà pháp luật quy định. Tùy theo từng quốc gia mà các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự được áp dụng theo mức độ vi phạm khác nhau. Chế tài được thực thi để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo cơ sở để phòng ngừa, răn đe người dân, bảo vệ người tiêu dùng.
Trên đây là mạch logic mà Tác giả đã đi theo để lựa chọn các tiêu chí so sánh quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Pháp luật Việt Nam và Pháp luật một số nước trên thế giới.
Kết luận chƣơng: Như vậy, tại Chương I luận văn phân tích đối tượng, đặc điểm của hợp đồng vay tiền và lãi suất trong hợp đồng vay. Phân tích một số vấn đề lý luận của hợp đồng vay tiền dân sự và hợp đồng vay tiền tín dụng, từ đó giúp làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, đưa ra các tiêu chí
để so sánh lãi suất trong hợp đồng vay tiền giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới.
CHƢƠNG II: ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC VỀ LÃI SUẤT
TRONG HỢP ĐỒNG VAY
Như đã giới thiệu sơ lược ở Chương I, tại chương này, Luận văn sẽ đi sâu so sánh quy định lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Pháp luật Việt Nam và Pháp luật một số nước trên thế giới dựa trên ba tiêu chí: Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay; Các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy định về lãi suất trong hợp đồng vay; Nội dung các quy định về lãi suất trong hợp đồng vay. Đồng thời, Tác giả cũng nghiên cứu và lý giải nguồn gốc của sự khác biệt trong quy định lãi suất hợp đồng vay tiền giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới.
2.1 Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay tiền
Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay tiềnlà trạng thái cần sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật vào hoạt động cho vay của thị trường để cân bằng quyền lợi và định hướng các chủ thể tham gia vào hợp đồng vay.
2.1.1 Những điểm tƣơng đồng
Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một đất nước. Đứng trên phương diện một quốc gia, khơng có vốn (tiền) chúng ta khơng thể làm gì được, nguồn vốn giúp ta khai thác được các nguồn lực tự nhiên cũng như con người, gia tăng tài sản, thực hiện các chính sách, mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. Còn đối với từng cá nhân thì việc vay vốn phục vụ rất nhiều mục đích: tiêu dùng, đầu tư kinh
doanh..v..v. Vấn đề đặt ra là làm sao để kích thích, hỗ trợ các giao dịch về vốn trong dân chúng, phát huy tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, thúc đẩy nền kinh tế thị trường, đồng thời quy hoạch quản lý sao cho các hoạt động này không bị biến tướng, lợi dụng để thu lợi nhuận bất chính.
Việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều đều có điểm tương đồng là xuất phát từ nhu cầu: hạn chế cho vay nặng lãi. Khái niệm “Cho vay nặng lãi” chưa được quy định trong pháp luật dân sự ở Việt Nam mà chỉ được mô tả trong quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 tại Điều 163: “Người nào cho vay
với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chun bóc lột …”.
Ở Áo, cho vay nặng lãi được hiểu là “lợi dụng sự bất lợi, tình trạng thiếu thốn về tài chính để địi hỏi một lợi nhuận lớn hơn thông thường” (Mục 879 Dân luật và Mục 1 Luật cho vay nặng lãi (WucherG), Điều 154, Điều 155 Bộ luật hình sự Áo).[38]
Tại Pháp, cho vay nặng lãi được mô tả là lãi suất quá cao, bất kỳ khoản vay theo hợp đồng nào đảm bảo 1% lãi suất thường niên mà vào thời gian đảm bảo nó cao hơn 1/3 tỷ lệ phần trăm trung bình được áp dụng bởi tổ chức tín dụng trong suốt quý đầu của khoản vay cùng loại thể hiện yếu tố rủi ro tương tự, tạo thành khoản vay nặng lãi (Điều 313 – 3 Luật người tiêu dùng) [38].
Bộ luật hình sự Đức, Điều 291 viết rằng: “Cho vay nặng lãi: (1) Bất kỳ ai lợi dụng tình trạng khó khăn, thiếu kinh nghiệm, thiếu sự phán đoán suy xét hoặc sự yếu đuối về ý chí của người khác bằng cách cho phép lợi ích được đảm bảo khiến anh ta hoặc bên thứ 3: 1) Cho thuê chỗ ở hoặc dịch vụ phát sinh liên quan;
2) Đảm bảo tín dụng; 3) Cho bất kỳ dịch vụ nào khác hoặc 4) Cho sự thu được của người mà sử dụng dịch vụ trước đấy, mất cân đối sâu sắc đối với giá trị của dịch vụ…” [38].
Bồ Đào Nha gọi cho vay nặng lãi là “usura”, được hiểu là một người với ý đồ thu lợi ích về tiền bạc cho mình hoặc cho người khác, lợi dụng tình cảnh túng thiếu, ốm đau, mất khả năng, thiếu trình độ, thiếu kinh nghiệm, lợi ích mất cân đối một cách rõ ràng, vượt quá hoặc phi lý [38].
Như vậy, ta thấy rằng có điểm tương đồng giữa các nước trong khái niệm, cách hiểu về cho vay nặng lãi là tình trạng thu lợi bất chính, lợi dụng tình trạng khó khăn, túng quẫn của người khác, đưa ra mức lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất quy định trên thị trường. Cho vay nặng lãi phản ánh sự bất bình đẳng và khơng cơng bằng. Chính vì vậy, nhu cầu điều chỉnh bằng lãi suất trong hợp đồng vay tiềntài sản là hạn chế tín dụng đen, bảo vệ người tiêu dùng, những người, những tầng lớp yếu thế trong xã hội.
Xét ở góc độ Bên vay, là những người đang có nhu cầu về vốn, đang thiếu vốn (có thể là thiếu vốn kinh doanh hoặc tiêu dùng..v..v), tức là họ đang yếu thế hơn Bên cho vay (bên có vốn nhàn rỗi) trong giao dịch này, do đó họ rất dễ bị Bên cho vay lợi dụng, chèn ép để đạt được khoản lợi nhuận tối đa, thậm chí vượt mức trung bình trên thị trường. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng khi tham gia giao dịch. Việc điều chỉnh trần lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vay tiềngóp phần đảm bảo sự bình đẳng khi tham gia vào giao dịch dân sự giữa bên vay và bên cho vay. Nó đưa ra giới hạn có thể chịu đựng hợp lý và có khả năng thanh toán của Bên vay (người tiêu dùng) đối với khoản tín dụng. Nói cách khác, quy
định lãi suất trong hợp đồng vay tiền là sự định giá tín dụng của Nhà nước đối với khoản vay để đạt được sự cân bằng giữa dịch vụ và giá dịch vụ.
Bên cạnh nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng, tạo sự bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng vay tiền thì nhu cầu điều chỉnh lãi suất cịn xuất phát từ việc làm trong sạch thị trường vốn, khơng làm biến dạng, méo mó giao dịch vay vốn trong xã hội. Những hậu quả của việc cho vay nặng lãi hay tín dụng đen là vơ cùng khó lường, để lại nhiều hệ lụy về mặt xã hội và kinh tế. Về mặt kinh tế vĩ mô, cho vay nặng lãi có thể chi phối tới giá cả hàng hóa, dịch vụ (khi các doanh nghiệp phải gồng mình để chịu đựng mức lãi suất quá cao và họ phải hạch tốn khoản chi phí này vào giá cả hàng hóa), dẫn đến mất cân đối giữa giá cả và giá trị hoặc dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức. Về mặt vi mơ thì cho vay nặng lãi tác động rất lớn đến tầng lớp người dân nghèo, yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội mà pháp luật các nước với chính sách nhân đạo đều bảo vệ những tầng lớp này.
Tóm lại, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Việt Nam cũng một số nước trên thế giới đều có điểm tương đồng là xuất phát từ nhu cầu hạn chế cho vay nặng lãi, bảo vệ người tiêu dùng và lành mạnh hóa thị trường vốn.