Lãi suất trong hợp đồng vay tiềncủa tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 83 - 94)

Thông tư 39/2016/TT – NHNN ngày 30/12/2016 quy định các tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay trừ năm lĩnh vực đặc biệt nằm trong mục tiêu ưu tiên của Chính Phủ là Nơng nghiệp, Xuất khẩu, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Công nghiệp hỗ trợ, Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Giới hạn trần lãi suất ở những nghành nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển theo mục tiêu của Chính Phủ là xu hướng của các nước đang phát triển và thu nhập thấp. Theo đó, ngồi những lĩnh vực nêu trên thì các tổ chức tín dụng được tự do thỏa thuận mức lãi suất trong hợp đồng vay. Quy định trên được đánh giá là thành tựu so với Bộ luật dân sự năm 2005 và năm 1995:

3.2.1 Thành tựu

Thứ nhất, việc tự do hóa lãi suất, cho phép người tiêu dùng dịch vụ và

người cung cấp dịch vụ tự thỏa thuận đã giúp cho giá của dịch vụ tài chính tự điều chỉnh theo cung – cầu thị trường, có thể phân bổ nguồn vốn tín dụng khan hiếm cho hàng ngàn người vay cạnh tranh, đáp ứng đúng thị hiếu của họ và có hiệu quả nhất. Đồng thời, thu hút tiền gửi của hàng triệu người gửi và chi phí hợp lý cho cả người gửi và tổ chức tín dụng chấp nhận được. Điều này là điều không thể thực hiện được khi lãi suất bị kiểm sốt hành chính, làm cho các hoạt động đầu tư bị biến dạng. Trong suốt thời kỳ áp dụng Bộ luật dân sự 1995, 2005 các ngân hàng và tổ chức tín dụng ln bị đặt trong tình trạng hợp đồng vay tiềnsẵn sàng có thể bị vơ hiệu bất cứ lúc nào bởi sự can thiệp mang tính hành chính vào giao dịch dân sự. Bất cứ một loại giá cả hàng hóa nào bị can thiệp đều khơng thể phát triển một cách bình thường theo đúng quy luật cung cầu. Lãi suất cũng không nằm ngồi quy luật đó.

Thứ hai, tự do hóa lãi suất là một tất yếu xuất phát từ thực tế là khơng một

Chính phủ nào có thể đủ khả năng để phân bổ và kiểm soát nguồn vốn một cách có hiệu quả cho hàng triệu nhu cầu sử dụng vốn khác nhau, cho dù bộ máy hành chính và thanh tra ngân hàng có phình to ra đến đâu chăng nữa. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về mức lãi suất của hệ thống các tổ chức tín dụng. Các chính trị gia, doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi hạ lãi suất. Các Ngân hàng thương mại muốn duy trì mức lãi suất vv…vv…Mỗi người đứng trên quan điểm của mình để xử lý bài tốn lãi suất. Để giảm thiểu những tranh luận này, cách tốt nhất là để lãi suất cho thị trường quyết định, tức là tự do hóa. Các chủ thể khi tham gia vào giao dịch vay vốn tự do thương lượng thỏa thuận để thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên. Lúc này, giá cả của hàng hóa sẽ tương ứng với giá trị. Việc

khống chế trần lãi suất chỉ đáp ứng những mục tiêu chính trị, xã hội chứ khơng mang lại ý nghĩa đối với thị trường tài chính vốn đã hết sức nhạy cảm.

Thứ ba, chúng ta đang sống trong một môi trường diễn ra tồn cầu hóa

nhanh chóng, mà tồn cầu hóa tài chính là điển hình nhất của quá trình này. Nước ta khơng cịn cách nào khác là phải hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và ngày càng tiến sâu vào kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực kinh tế, theo nhiều nhà kinh tế thì kẻ thù lớn nhất của chúng ta là tồn cầu hóa. Trong q trình này, nhờ những phát triển vượt bậc của công nghệ và những nỗ lực của các nước dang phát triển cạnh tranh, thu hút các nguồn vốn quốc tế, các luồng vốn quốc tế lưu thơng. Tóm lại, lợi ích của tồn cầu hóa là rất to lớn mà mỗi quốc gia phải nắm lấy, không thể bỏ qua. Trong lĩnh vực tài chính, tồn cầu hóa đặt ra những cơ hội và thách thức mới, trong đó một thách thức lớn là làm xói mịn và giảm hiệu quả của việc kiểm sốt tiền tệ bằng cơng cụ trực tiếp như quy định trần lãi suất.

3.2.2 Hạn chế

Mặc dù, có nhiều tích cực nhưng việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất cũng chứa đựng nhiều rủi ro, hạn chế mà Chính Phủ phải đương đầu, cụ thể:

Một là, hệ thống tài chính của nước ta chưa thực sự phát triển, khu vực

miền núi và nông thôn rất thiếu thông tin. Những tầng lớp người lao động nghèo thành thị và nông thôn, miền núi bị hạn chế trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống. Chúng ta phải thừa nhận rằng, tình trạng này đang được cải thiện rất nhiều và ngày càng tốt hơn. Song so với thế giới, hệ thống tài chính của nước ta cịn rất sơ khai và chưa đủ nhanh để cân bằng giữa cung – cầu khi điều kiện thay đổi.

Hai là, tự do hóa lãi suất sẽ kém hiệu quả nếu xã hội áp đặt vào hệ thống

tài chính quá nhiều mục tiêu quốc gia. Việc quy định trần lãi suất đối với năm lĩnh vực đặc biệt trong Thơng tư 39/2016/TT – NHNN là một ví dụ. Theo một nghiên cứu của Claudio Gonzalez – VeGa thì việc các nước có thu nhập thấp áp dụng chính sách trần lãi suất với các ngành nghề ưu tiên không những không thu được kết quả mà thậm chí cịn làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và gia tăng mức độ phụ thuộc vào khoản nợ vay của nước ngồi. Tuy rằng, Chính Phủ có những mục tiêu chính trị cần được phục vụ nên việc can thiệp trực tiếp là điều không thể tránh khỏi. Song vấn đề cơ bản là phải cân nhắc các hành động can thiệp sao cho đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất [16].

Ba là, hủy bỏ kiểm sốt lãi suất có thể sẽ làm tăng q mức lãi suất, kết

hợp với cơ cấu nợ không vững chắc của các doanh nghiệp vay vốn và dự đoán vào khả năng phá giá trong tương lai có thể sẽ làm giảm việc đi vay.

3.2.3 Kiến nghị hƣớng hồn thiện

Kiểm sốt lãi suất rất phổ biến ở hầu hết các nước Châu Á những năm 80 của thế kỷ trước. Việc áp đặt, kiểm soát đối với lãi suất là nhằm cung cấp vốn với chi phí rất thấp để khuyến khích đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên và để tránh tình trạng lãi suất tăng quá mức – điều mà được coi là rất khó chấp nhận về mặt chính trị và xã hội. Tuy nhiên, việc kiểm sốt như vạy đã làm giảm vai trị của các tổ chức tín dụng khi những người tiết kiệm và nhà đầu tư tìm cách khác ngồi thị trường tài chính chính thức. Dần dần, sự tăng nhanh của tình trạng trung gian phi tài chính như vậy dẫn đến sự phát triển nhanh của các thị trường tài chính khơng bị kiểm sốt và tổ chức phi ngân hàng. Do đó làm giảm hiệu quả của các biện pháp quản lý. Tự do hóa lãi suất là một trong những thay đổi quan

trọng nhất trong các chính sách của các nước Châu Á trong những năm 80, 90. Trong khi tự do hóa lãi suất có thể cải thiện tình hình phân bổ nguồn vốn, huy động tiết kiệm và tăng hiệu quả đầu tư thì kinh nghiệm một số nước Mỹ La Tinh như Argentina, Chile, Urugoay đã cho thấy có một số nguy cơ tiềm tàng. Các nước trên đã tự do hóa lãi suất từ những năm 80 trong một mơi trường khơng kiểm sốt cùng với một thị trường tài chính khơng hồn hảo và độc quyền, lãi suất thực sự đã tăng mức rất cao. Sự tăng lên như vậy không những khơng khuyến khích được đầu tư và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn dẫn đến phá sản hàng loạt của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kinh nghiệm hầu hết của các nước Châu Á, bao gồm cả Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan cho thấy chỉ có Indonesia và Philipines là gặp phải tình trạng lãi suất thực tăng lên.

Bài học được rút ra cho con đường của Việt Nam là:

Thứ nhất, chúng ta phải có mơi trường pháp lý và thể chế tương đối đồng

bộ và hoàn chỉnh, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Có quy chế phịng ngừa, bù đắp rủi ro hoàn thiện hữu hiệu đảm bảo hạn chế và bù đắp được những rủi ro của hệ thống tổ chức tín dụng.

Thứ hai, hệ thống các cơ quan phát triển lành mạnh có sự phát triển về bề

dày quản lý ở nhiều khía cạnh.

Thứ ba, các tổ chức kinh tế đều đảm bảo khả năng sử dụng vốn triệt để,

hiệu quả.

Thứ tư, chọn thời điểm bắt đầu, tốc độ và lộ trình (tức trật tự sử dụng các

cơng cụ) tự do hóa lãi suất phù hợp điều kiện và bối cảnh của nền kinh tế. Kinh nghiệm về tự do hóa lãi suất ở một số nước trong những năm 80 cho thấy tự do

hóa lãi suất khơng đúng thời điểm có thể làm tăng tính bất ổn, tăng lạm phát và nợ nước ngoài.

Kết luận chƣơng: Mặc dù, quy định về lãi suất trong hợp đồng vay

tiềncủa Bộ luật dân sự năm 2015 và Thông tư 39/2016/TT – NHNN ngày 30/12/2016 là một thành tựu trong quá trình từng bước tự do hóa lãi suất của Việt Nam. Song để đạt được kết quả tốt nhất và hội nhập với Thế giới, chúng ta cần áp dụng đồng bộ các biện pháp để các quy định của Pháp luật đi vào cuộc sống, thị trường. Phát huy triệt để hiệu quả của quy phạm pháp luật, đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Giúp các chủ thể tham gia vào hợp đồng vay tiềntrên thị trường có thể phát huy tối đa hiệu quả kinh tế nhưng cũng đảm bảo mục tiêu xã hội của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Lãi suất là một loại giá cả đặc biệt trên thị trường, có tác động rất lớn đối với nền kinh tế xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài những tác động về mặt kinh tế, lãi suất còn thực hiện những chức năng xã hội để đáp ứng mục tiêu của Chính Phủ. Do vậy, việc đưa ra những quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước. Đảm bảo quy định về lãi suất phải thực sự phát huy hiệu quả. Những quy định về lãi suất phù hợp sẽ phát huy được những mặt tích cực, tránh được sự lãng phí nguồn lực – điều đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh khi thực hiện giao dịch vay vốn. Với sự thay đổi trong Bộ luật dân sự năm 2015 và ban hành Thông tư 39/2016/TT – NHNN đã thể hiện sự nỗ lực của Chính Phủ trong việc cải tổ những quy định lỗi thời, lạc hậu, kém hiệu quả của quy định lãi suất trong hợp đồng vay. Mặc dù, so với các nước trên thế giới, chúng ta còn một khoảng cách khá xa để học tập. Song đó là điều khó tránh khỏi với những điều kiện đặc thù về kinh tế - xã hội. Quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Thơng tư 39/2016/TT - NHNN tuy cịn một số bất cập và chưa đi vào thực tiễn nên chưa thể đo lường một cách cụ thể hiệu quả mà những quy định này tác động tới thị trường. Nhưng xét một cách tổng thể, thì những sửa đổi , thay thế mà luận văn đã phân tích như trên đã khắc phục được cơ bản những bất cập của Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản thời kỳ này. Trước mắt, với những đặc thù của đất nước, người viết cho rằng sự thay đổi hiện nay là phù hợp và sẽ tiếp tục được điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Để có một cơ chế hồn thiện thì cần kết hợp tổng

thể các giải pháp, chứ không chỉ dừng lại ở những quy phạm pháp luật , có như vậy mới mang lại hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Án lệ số 08/2016/AL của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 17/10/2016.

[2] Ths. Ls. Lương Khải Ân, Vận dụng quy định của pháp luật về lãi suát để

giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tịa án.

http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/531 [3] Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995.

[4] Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005. [5] Bộ luật dân sự năm Việt Nam 2015.

[6] Bộ Tư Pháp, Báo cáo về quan điểm và định hướng trong xây dựng Bộ

luật dân sự (sửa đổi), 2012.

[7] Bộ Tư Pháp, Báo cáo thẩm tra Bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung năm

2005," 2013.

[8] Bộ Tư Pháp, Lãi suất theo Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, đối tượng

chịu sự điều chỉnh, Nghiên cứu trao đổi, 11/01/2017.

[9] Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. [10] Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. [11] Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

[12] Bộ luật dân sự năm 1972 của Chính Quyền Cộng Hịa Miền Nam. [13] PGS.TS Ngơ Huy Cương, Giáo trình Luật hợp đồng phần chung (dùng cho Đào tạo sau Đại học), Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, 2013. [14] PGS.TS Ngô Huy Cương, Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại

tài sản của Bộ luật dân sự 2005 và định hướng cải cách,Tạp chí nghiên cứu lập

pháp điện tử.

[15] PGS.TS Ngô Huy Cương, Kỷ yếu tọa đàm khoa học: Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội

năm 2015.

[16] Claudio Gonzalez – Vega, On the iron law of interest rate restrictions: The

rationing behavior of financial insittution matters, The Economic Development

Institute of the World Bank The United States Agency for International Development The Ohio State Univercity, 12/1981.

[17] Christopher L. Peterson, Usury Law – Payday loan and Statutory sleight

of Hand: Salience Distortion in American Credit Pricing Limits, 24/5/2008.

[18] Ths. Trần Văn Duy - Bộ môn Luật kinh tế, Vướng mắc trong giải quyết

tranh chấp hợp đồng vay tiềntài sản và một số kiến nghị, Thông tin khoa học, Đại học kiểm sát.

http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/510, 2012.

[19] Ls. Trương Thanh Đức, Vấn đề lãi suất cơ bản và quy định lãi suất cho

vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng, Tạp chí Ngân

hàng, 08/01/2008.

[20] Phạm Thị Hồng Đào, Lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015

và kiến nghị,Nghiên cứu trao đổi, Bộ Tư Pháp.

http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2074, 2016.

[21] Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thơng dụng trong luật dân sự

Việt Nam, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr 470 – 471.

[22] Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2007, tr.398.

[23] Giáo trình luật dân sự, tập 2, Viện Đại học Mở Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002,tr.168 .

[24] Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Học viện Tư pháp, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr 384.

[25] Giáo trình luật La Mã, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2003, tr 106. [26] Ts Bùi Đăng Hiếu, Tiền – Một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân

sự, Tạp chí luật học số 1/2005.

[27] Ths.Nguyễn Đức Long, Thực trạng lãi suất cho vay tiêu dùng của các

Công ty tài chính và đề xuất giải pháp quản lý, Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân

hàng Nhà nước, Hà Nội, 2015.

https://luattaichinh.wordpress.com/2015/10/15/thuc-trang-li-suat-cho-vay-tiu- dng-cua-cc-cng-ty-ti-chnh-v-de-xuat-giai-php-quan-l/

[28] Nghị định 167/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ.

[29] PGS.TS Lê Thị Mận, Thực trạng điều hành lãi suất cơ bản ở Việt Nam và

kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, Thị trường Tài chính tiền tệ, pp.

21 - 37, 08/2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 83 - 94)