Nguồn gốc sự khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 73 - 77)

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự khác biệt trong quy định về lãi suất tại hợp đồng vay tiền của nước ta và các nước như đã so sánh, đó là sự chênh lệnh về trình độ phát triển kinh tế. Do những điều kiện đặc thù (chiến tranh kéo dài, xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu v…v...) thị trường tiền tệ của chúng ta so với Thế giới vẫn ở trình độ hết sức sơ khai. Các quan hệ cung cầu vốn, tiền tệ hình thành một cách khó khăn, diễn ra khơng bình thường. Sự ấn định giá cả (lãi suất trần) không tránh khỏi bị áp đặt bởi số ít lực lượng tham gia thị trường đóng vai trị độc quyền. Chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng ở trong điều kiện đặc thù về kinh tế, xã hội như nước ta, việc đòi hỏi thiết lập ngay sự tự do lãi suất là khơng thể. Bởi cả người dân, Chính Phủ, hệ thống các tổ chức tín dụng, hệ thống quy phạm pháp luật khơng đủ khả năng để thích ứng một cách ngay lập tức. Kể từ khi bước vào con đường kinh tế thị trường đến nay đã hơn bốn thập kỷ trôi qua. Bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, nhận thức của người dân đã thay đổi rất nhiều. Kinh tế phát triển, thị trường tài chính, đầu

tư phát triển, người dân càng ngày càng có cơ hội tiếp cận với những phương thức tài chính hiện đại, tiệp cận dần với trình độ của Thế giới. So với thời kỳ đất nước cịn bao cấp thì về mặt tổng thể, đất nước, con người của chúng ta hiện nay đã có một bước tiến dài. Song so với trình độ chung của thế giới thì chúng ta cịn cần rất nhiều nỗ lực để rút ngắn khoảng cách. Do đó, việc Chính Phủ đưa ra một lộ trình, từng bước nới lỏng quy định về lãi suất là hồn tồn chính xác.

Yếu tố thứ hai dẫn đến sự khác biệt đó là trình độ kỹ thuật lập pháp, trình độ quản lý kinh tế của nước ta chưa thực sự phát triển. So với các nước trên thế giới, kỹ thuật lập pháp và khả năng thích nghi của Chính Phủ với nền kinh tế cịn q chậm và sơ khai. Chúng ta phải mất tới 20 năm, thay đổi tới ba Bộ luật dân sự mới tách bạch được hai vấn đề: lãi suất trong hợp đồng vay tiềncủa tổ chức tín dụng và lãi suất trong hợp đồng vay tiềnngồi tín dụng. Mặc dù, thực tế đã đặt ra bài toán cần giải đáp từ lâu. Dĩ nhiên, đây là điều khó tránh khỏi của một hệ thống vừa bước ra từ nền kinh tế tập trung, bao cấp. Hệ thống pháp luật khơng hồn thiện, đồng bộ, khả năng áp dụng trong thực tiễn thấp khiến cho luật pháp không thực sự giữ đúng được vai trị của mình trong việc điều chỉnh giao dịch dân sự.

Các nước mà chúng ta so sánh là những nước tư bản chủ nghĩa, có định hướng phát triển hoàn toàn khác nước ta. Họ có kinh nghiệm hàng trăm năm lịch sử trong việc quản lý, vận hành, điều tiết nền kinh tế thị trường. Bản thân những người dân cũng đã được làm quen với nền kinh tế tư nhân nói chung và hệ thống tài chính chuyên nghiệp, hiện đại từ lâu. Được rèn luyện trong một môi trường trao đổi kinh tế sơi động với nhiều tình huống phát sinh nên kỹ thuật lập pháp cũng như khả năng thích ứng nhanh với thị trường của họ vượt xa so với chúng ta khá nhiều.

Ngoài ra mục tiêu chính trị và chính sách xã hội mà Nhà nước ta theo đuổi và thực hiện cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong quy định về lãi suất trong hợp đồng vay. Tiêu biểu như quy định trần lãi suất đối với năm lĩnh vực đặc biệt tại Thông tư 39/2016/TT – NHNN là một ví dụ. Năm lĩnh vực này được đưa ra dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế, trọng tâm cần phát triển và đặc thù của kinh tế nước ta. Mỗi một quốc gia có những chiến lược và mục tiêu riêng được thiết kế phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, thể chế chính trị. Lãi suất trong hợp đồng vai tác động rất lớn tới các hoạt động lưu chuyển tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn của các chủ thể. Lãi suất có khả năng điều kiết một cách tự nhiên lượng vốn lưu thông từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ người có vốn sang người cần vốn để đưa vốn vào sử dụng trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế và xã hội. Mức lãi suất quá thấp sẽ khiến người vay đánh giá thấp giá trị sử dụng vốn dẫn đến đầu tư khơng hiệu quả, lãng phí nguồn vốn, gây thiệt hại cho người cho vay và bản thân người đi vay, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Mức lãi suất q cao chỉ có tác dụng khuyến khích người cho vay, làm cho vốn trở nên dư thừa, ứ đọng, không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không sinh lãi. Lúc này vốn trở thành “vốn chết” khơng cịn tác dụng gì nữa. Do đó, đương nhiên lãi suất phải được điều chỉnh cho phù hợp với các mục tiêu mà Nhà nước theo đuổi.

Tóm lại, sự khác nhau trong quy định về lãi suất ở hợp đồng vay tiền của Việt Nam và các nước trên thế giới xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ lập pháp, trình độ quản lý, vận hành kinh tế và mục tiêu, chính sách của từng quốc gia. Đây là những nguyên nhân hết sức đặc thù của từng quốc gia chi phối đến việc hoạch định các chính sách phù hợp với nước mình. Xuất phát từ những nguyên nhân này nhưng khơng phải chính sách nào đưa ra cũng đáp ứng và đạt

được thành tựu tích cực. Chính vì vậy mới cần tới sự nghiên cứu, so sánh để có cái nhìn tổng qt nhằm đổi mới, hoàn thiện quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiềncủa pháp luật Việt nam.

Kết luận chƣơng: Như vậy, tại chương này Luận văn đã trình bày các nguyên nhân tại sao cần điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng vay tiền bằng pháp luật, phân tích các nhân tố tác động đến việc hình thành mức lãi suất trong hợp đồng vay tiềnvà nội dung của luật thực định về lãi suất trong hợp đồng vay tiềncủa pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới. Luận văn cũng lý giải nguồn gốc dẫn đến sự khác biệt trong quy định lãi suất hợp đồng vay tiềncủa Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, cung cấp cái nhìn bao quát, thấu đáo về đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Ở chương tiếp theo, Luận văn xin đưa ra những đánh giá về nội dung các quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Pháp luật Việt Nam và kiến nghị hướng hoàn thiện đối trên cơ sở học tập, tiếp thu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

CHƢƠNG III

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT TẠI HỢP ĐỒNG VAY CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HƢỚNG HỒN THIỆN QUY ĐỊNH

Nhìn vào quá trình phát triển của quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Pháp luật Việt Nam, ta có thể thấy Bộ luật dân sự năm 2015 và Thông tư 39/2016/TT - NHNN ngày 30/12/2016 đánh dấu một bước ngoặt trong nỗ lực của Chính Phủ để hồn thiện quy định về lãi suất của pháp luật dân sự đối với hợp đồng vay tiềncũng như trong tiến trình tự do hóa lãi suất. Hai văn bản này đã giải quyết dứt điểm vấn đề nhức nhối, được nhắc đến rất nhiều lần tại các cuộc thảo luận của giới chuyên môn khi tách bạch đối tượng chịu sự tác động của quy định lãi suất ở Bộ luật dân sự và Luật chuyên ngành. Sự mong mỏi chờ đợi không hề ngắn từ khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời cho đến Bộ luật dân sự năm 2015. Chúng ta cùng xem xét, đánh giá về thành tựu này và so sánh với quy định của một số nước trên thế giới.

3.1 Lãi suất trong hợp đồng vay tiền ngồi tổ chức tín dụng hay lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Bộ luật dân sự năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 73 - 77)