Sự khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 40 - 47)

Mặc dù có những điểm giống nhau trong nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay. Tuy nhiên, do xuất phát từ những đặc trưng về lịch sử, văn hóa nên giữa nước ta và một số nước trên thế giới mà cụ thể là một số nước ở Châu Âu cũng có điểm khác biệt rõ nét.

2.1.2.1 Việt Nam

Nước ta xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, kém phát triển, lại chịu ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài. Trong lịch sử, việc giới hạn lãi suất cho vay đã tồn tại ở Bộ luật Hồng Đức (thế kỷ XV), tại Điều 587 quy định: “cho vay nợ hay

cầm đồ vật mỗi tháng được lấy tiền lãi mỗi quan là 15 đồng kẽm; dù lâu bao nhiêu năm cũng khơng được tính q một gốc một lãi; trái luật thì xử biếm một tư, mà mất tiền lãi. Nếu tính gồm lãi vào làm gốc, rồi bắt làm văn tự khác, thì xử tội nặng hơn một bậc”; Điều 638, Bộ luật Hồng Đức: “các cơ quan cai quản quân dân cùng những nhà quyền quý mà nhiễu sách, vay mượn của cải đồ vật của dân trong hạt thì phải khép vào tội uổng pháp (lạm dụng pháp luật), phải hoàn lại đồ vật cho chủ. Nếu đem của cải đồ vật của mình cho dân vay mượn để lấy giá lời cao hay lãi nặng thì cũng phải tội như vậy, những của cải đồ vật ấy phải tịch thu sung công”.

Giai đoạn 1954 – 1975, chính quyền Cộng Hịa miền Nam Việt Nam đã ban hành một số đạo luật như: Bộ luật dân năm 1972, Bộ luật thương mại năm 1972, Sắc luật 15/64 về dân sự…Tại Bộ Dân luật năm 1972 ở Miền Nam nước ta có quy định: “Lợi xuất dân sự nếu ấn định quá 12% và lợi xuất thương sự nếu ấn định quá 24% sẽ phải rút xuống cho bằng mức ấy và số lãi trả thừa sẽ được hoàn lại hoặc khấu trừ vào tiền vốn” (Điều 1188)

Giai đoạn 1975 đến cuối những năm 80 thì lãi suất được nhắc đến duy nhất tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 ở Điều 30 nói về “Bên vi phạm

nghĩa vụ thanh toán phải bị phạt vi phạm hợp đồng. Mức phạt có thể bằng lãi suất tín dụng quá hạn theo quy định của pháp luật”.

Giai đoạn đầu những năm 1990, trước khi có Bộ luật dân sự năm 1995 thì hầu hết Nhà nước chỉ chú ý, tập trung điều chỉnh lãi suất đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Giao dịch vay vốn giữa các thành phần kinh tế khác chưa được chú ý đúng mức. Thời gian này, lãi suất chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

Đến thập kỷ 90, chúng ta mới bước vào cuộc thử nghiệm kinh tế thị trường do đó vấn đề lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất mới được chú ý từ đầu những năm 90. Bước sang giai đoạn mở cửa nền kinh tế, nhu cầu của thị trường về vốn ngày càng tăng, chủ thể cho vay không chỉ dừng lại là các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính mà cịn xuất hiện những cá nhân, tổ chức khác có nguồn tiền nhàn rỗi. Đồng thời, các doanh nghiệp, cá nhân khi đứng trước cơ hội của nền kinh tế mở đã nhìn thấy những tiềm năng có thể khai thác và cần nhu cầu về vốn. Do đó, các chủ thể tham gia vào hợp đồng vay tiền ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức, cách thức khác nhau. Bên cạnh những hợp đồng chính thống thì cũng xuất hiện nhiều biến tướng của hoạt động cho vay. Thực tế này đặt ra những nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay. Từ Bộ luật dân sự năm 1995 – lần đầu tiên giới hạn mức lãi suất cho vay trong hợp đồng được đưa ra đến nay đã hơn 20 năm. Về kinh tế nói chung, cũng như khả năng điều hành cơ chế, kỹ thuận lập pháp, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu. Song so với các nước phát triển thì đây là khoảng thời gian quá ngắn so với lịch sử, kinh nghiệm điều hành kinh tế, lập pháp của họ. Quy định về lãi suất trong cả ba bộ luật dân sự của chúng ta đều khơng có bóng dáng, dấu hiệu của sự kế thừa lịch sự lập pháp truyền thống.

Chính vì vậy, như đã phân tích ở trên, vấn đề điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng vay tiền của nước ta mới chỉ xuất phát từ nhu cầu hạn chế cho vay nặng lãi,

bảo vệ người tiêu dùng và lành mạnh hóa thị trường vốn. Chứ khơng mang tính kế thừa truyền thống lập pháp hoặc mang tính đạo đức, tôn giáo.

2.1.2.2 Một số nƣớc trên thế giới

Ở các nước phát triển, nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng còn cịn mang yếu tố lịch sử và đạo đức, tơn giáo. Hệ thống luật điều chỉnh hạn chế tỉ lệ lãi suất (IRR – Interest rate restrictions) vẫn bao gồm những điều luật kế thừa từ thế kỷ trước, được hiện đại hóa hoặc thích nghi với mục đích hiện tại. Những luật lệ này phản ánh những cấm đoán truyền thống đối với lãi suất, được áp dụng từ thời cổ đại đến tận thế kỷ 19, cũng như luật lệ bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, khi mà lãi suất được đưa ra nhằm bảo vệ lợi tức nông nghiệp khỏi lãi suất tiền tệ, cũng như luật lệ cho vay bất hợp pháp và luật lệ của thị trường tự do hiện đại nhằm ngăn chặn sự thiếu nợ quá nhiều và bảo vệ người tiêu dùng [38].

Ở Pháp, ngoài lãi suất trần ở thế kỷ 19 đã bị xóa bỏ trong các giao dịch dân sự năm 1918, Pháp có lãi suất trần từ năm 1935. Sau đó, chúng được hiện đại hóa năm 1966 để ngăn chặn hành vi lạm dụng thị trường của các ngân hàng Pháp. Trần lãi suất được dùng để ngăn chặn sự phát triển của cho vay lừa đảo đối với các hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính và được phát triển nhờ vấn đề thiếu nợ quá nhiều, cũng như sự thực thi không công bằng của các ngân hàng đã không cung cấp đủ thông tin cần thiết cho người tiêu dùng khi họ cấp tín dụng. Chúng cũng được đưa ra để cân bằng mối tương quan giữa người vay và cho vay để ngăn người cho vay áp đặt các điều kiện đối với người vay bằng bất cứ giá nào [38].

Ở Anh, trong thế kỷ XV và XVI, nhiều giáo hoàng phong kiến và các nhà lãnh đạo trung cổ cấm sử dụng bất kỳ khoản vay lãi nào, trong khi có nhiều ý kiến trong giáo hội công giáo chấp nhận lãi trong giới hạn 5%. Vào năm 1461, Giáo hoàng Paul II đã ngầm chấp thuận các hiệu cầm đồ lấy lãi suất danh nghĩa đơn là 6%. Các nhà cải cách tin lành như Martin Luther lập luận một cách rõ ràng hơn rằng lãi suất 5% - 6% là đạo đức [38].

Luật cho vay nặng lãi đầu tiên của Mỹ đã phát sinh trực tiếp từ ý thức của công đồng và việc chấp nhận những con số cụ thể khá dễ dàng theo truyền thống đạo đức của họ. Luật cho vay nặng lãi đầu tiên của Mỹ được chấp nhận bởi thuộc địa Massachusett vào năm 1864 trước Hiếp pháp Hoa kỳ gần 150 năm. Luật này lặp lại quan điểm của Martin Luther, hạn chế mức lãi suất không quá 8%/năm. 13 tiểu bang gốc khác của Hoa Kỳ nhất trí thơng qua Luật giới hạn lãi suất . Các điều khoản trong Luật cho vay nặng lãi đầu tiêan của Mỹ đã được viết một cách rõ ràng, ghi rõ lãi suất danh nghĩa hàng năm tối đa. Nói chung, những cam kết ban đầu của Mỹ về lãi suất trần và lãi suất danh nghĩa hàng năm đã tạo ra một truyền thống [17].

Ở các nước Eu, trong dịng chảy phát triển của thế kỷ 20, có 5 xu hướng của hạn chế tỉ lệ lãi suất (IRR – Interest rate restrictions) cụ thể:

Xu hướng đầu tiên là cấm tín dụng: dạng cổ nhất của hạn chế tỉ lệ lãi suất

(IRR – Interest rate restrictions) là việc cấm đánh lãi suất trên số tiền chưa trả được. Những ví dụ được đề cập trong Kinh Thánh, Kinh Koran và trong học thuyết của đạo Phật và những loại hình tơn giáo khác.Việc đánh lãi suất như vậy sẽ được chuyển thành án hình sự. Aritstot vẫn cho rằng, đành lãi suất đối với một khoản tiền là hành vi trộm cướp và phải bị trừng phạt. Khơng có gì là ngạc nhiên

nếu lãi suất trên lãi suất (lãi kép) bị coi là hình thức tồi tệ nhất của lợi ích khơng kiếm mà có, đặc biệt là khi nó được đánh cho những người không trả được nợ.

Xu hướng thứ hai là lãi suất theo quy định: sự phát triển mang tính lịch sử

từ nền nông nghiệp sang thương mại, công nghiệp và cuối cùng là xã hội tiền tệ (tín dụng) đã dần dẫn xóa bỏ những định kiến xưa cũ, mặc dù chúng vẫn được duy trì bởi Luật Canonical cho tới cuối thế kỷ 19. Nhưng tàn dư của nó vẫn có thể thấy trong những điều lệ về lãi kép trong hợp đồng (Điều 248 BGB) và cố định (Điều 289 BGB) cũng như một vài lãi suất đã được xác định hợp pháp (Điều 246 BGB).

Xu hướng thứ ba là những người cho vay được giám sát: sự xóa bỏ những

rào cản với lãi suất để thúc đẩy thương mại và ngân hàng đã gây nên tác dụng phụ trong tình trạng khẩn cấp của những người cho vay nặng lãi, điều này đã được mơ tả trong cơng trình của Dostoyevsky. Trong khi một vài nước phản ứng lại bằng sự độc quyền ngân hàng (như Pháp, Đức, Hà Lan, Ý), những nước khác đã phát triển những điều luật về sự giám sát và sự kết nạp, hợp pháp hóa cho vay cá nhân trong khi thường bắt tuân theo những hạn chế cụ thể trong thuật ngữ “mức lãi suất” (Luật cho vay tiền của Anh năm 1927).

Xu hướng thứ tư là những chính sách tín dụng sản xuất: trong 30 năm sau

sự sụp đổ 1929 và suy thoái kinh tế, ý tưởng của người Kenya là người tiêu dùng có thể tiết kiệm tiền sau đó những người kinh doanh có thể vay mượn để hỗ trợ sự phát triển trở thành xu hướng của các hoạt động kinh tế. Tín dụng tiêu dùng, mặt khác bị xem như là mối đe dọa đối với năng suất của nền kinh tế nói chung, nơi mà tiết kiệm được dùng làm nguồn đầu tư vào sản xuất. Sự giám sát nghiêm ngặt hơn cũng tạo ra một vài hình thức hạn chế tỉ lệ lãi suất (IRR – Interest rate

restrictions) mà sẽ bị loại bỏ khi sự cung tiền được thả lỏng và tiêu dùng được xem như động cơ để phát triển kinh tế từ cuối những năm 1950 trở đi (Ví dụ: khi có sự nới lỏng đáng kể và ngày càng tăng lên của những giới hạn ở Anh và những khoản vay cá nhân cho mục đích tiêu dùng được đưa ra trong thời gian này) và đặc biệt là cuộc khủng hoảng của Kenya những năm 1970.

Xu hướng thứ năm là bảo vệ người tiêu dùng/ngăn chặn tình trạng thiếu nợ quá nhiều: Từ năm 1970 trở đi, sự bùng nổ của tín dụng tiêu dùng và hiện

tượng theo sau là sự thiếu nợ quá nhiều đã tạo ra một cuộc tranh luận công khai về tín dụng và nợ. Những nguyên tắc cho vay có trách nhiệm và hạn chế sự tiếp cận tín dụng trong một số trường hợp được đưa ra. Mức tối đa của lãi xuất được xem như một phần của những nguyên tắc này.

Ngoài đạo đức và sự kế thừa truyền thống thì tơn giáo cũng là một nhu cầu tác động đến việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay. Trong suốt thời kỳ Trung cổ ở phía Tây Âu, các nhà thờ Thiên chúa giáo đã chỉ trích những người cho vay nặng lãi và khi họ chết, Nhà vua sẽ tịch thu hết đất đai và tài sản. Ở Anh, cho đến thế kỷ 13 thì đánh bất kỳ một loại lãi suất nào cũng bị xem là cho vay nặng lãi. Khi thương mại và giao dịch tăng lên, nhu cầu về tín dụng tăng và cho vay nặng lãi được định nghĩa lại là lãi suất quá cao. Năm 1545, Nghị viện Anh đưa ra lãi suất tối đa hợp pháp, đưa ra mức lãi suất cao hơn sẽ bị coi là cho vay nặng lãi.

Những năm 1970, khi xảy ra cuộc tranh luận cơng khai về tín dụng và nợ. Các nước theo Thiên chúa giáo đặc biệt tranh luận rằng giảm thiểu tín dụng cho người nghèo sẽ tốt hơn, trong khi văn hóa của đạo Tin Lành lại ưa thích sự tiếp cận dễ dàng tới cái mà họ xem như một dịch vụ thiết yếu.

Như vậy, vì những hệ tư tưởng cũ vẫn cịn tồn tại và đơi khi được duy trì như là nền tảng đạo đức khiến cho chức năng chính của luật pháp bị vơ hiệu hóa và bị loại ra khỏi cuộc tranh luận. Trong vòng 30 năm qua, sự tái sinh của hạn chế tỉ lệ lãi suất (IRR – Interest rate restrictions) ở Châu Âu và gần đây là Mỹ chỉ ra rằng các nhu cầu về đạo đức, lịch sử, tôn giáo, văn hóa tác động tới việc điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay (Trang 40 - 47)