Biện pháp cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 53 - 55)

2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

2.1.9. Biện pháp cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác

quy định pháp luật. Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT.

2.1.9. Biện pháp cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác khác

BPKCTT cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác là việc tòa án buộc một bên đƣơng sự trong vụ tranh chấp phải thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác nếu tài sản đang tranh chấp hoặc tài sản liên quan đến tài sản tranh chấp là hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa nông nghiệp khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản đƣợc lâu dài.

Trƣớc đây, biện pháp này đã đƣợc quy định tại khoản 6 Điều 41 PLTTGQCVADS với tên gọi “biện pháp cho thu hoạch và bảo quản sản vật liên quan đến việc tranh chấp”. BLTTDS năm 2004 đã sửa đổi cho phù hợp hơn là “cho thu hoạch, bán hoa màu và sản phẩm hàng hóa khác”, hiện nay BPKCTT này đƣợc quy định tại Khoản 9 Điều 114, giữ nguyên nội dung điều luật quy định ở BLTTDS năm 2004. Sở dĩ biện pháp này đƣợc quy định là BPKCTT vì nếu không kịp thời cho thu hoạch, không kịp thời cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác thì tài sản tranh chấp, tài sản liên quan đến tài sản tranh chấp sẽ hƣ hỏng, không còn giá trị, gây lãng phí và không đảm bảo cho khả năng thi hành án. Theo quy định tại Điều 135 BLTTDS năm 2015 và Điều 123 BLTTDS năm 2015, BPKCTT này chỉ đƣợc tòa án áp dụng khi có yêu cầu của ngƣời có quyền yêu cầu và tòa án xét thấy yêu cầu đó là cần thiết. Những tài sản bị áp dụng biện pháp này phải đƣợc bảo quản và bán theo các phƣơng thức do pháp luật quy định.

2.1.10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc là việc cô lập không cho chuyển dịch tài sản ở tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc. Theo quy định tại Điều 124 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc đƣợc Tòa án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy ngƣời có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Khi Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT này mọi giao dịch thực hiện đối với tài sản của tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc bị phong tỏa đều vô hiệu. Nhận đƣợc quyết định áp dụng BPKCTT này của Tòa án, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản của tài khoản bị phong tỏa cho đến khi có quyết định khác về tài khoản bị phong tỏa của Tòa án.

BPKCTT phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ là việc tòa án cô lập tài sản của ngƣời có nghĩa vụ đang do ngƣời khác giữ, buộc ngƣời đang giữ tài sản của đƣơng sự không đƣợc chuyển dịch tài sản đó cho ngƣời khác. Nếu BPKCTT phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc là việc tòa án cô lập những tài sản của đƣơng sự đƣợc gửi giữ tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc thì BPKCTT phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ là việc tòa án cô lập những tài sản của đƣơng sự không phải do ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nƣớc giữ mà do một cá nhân, tổ chức khác giữ. Theo quy định tại Điều 125 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ đƣợc Tòa án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy ngƣời có nghĩa vụ có tài sản đang

gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Việc chứng minh bên có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ ở đâu đó là trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp, Tòa án phải xe xét việc áp dụng này có thật cần thiết hay không. Tính cần thiết của việc áp dụng thể hiện ở chỗ, nếu không áp dụng thì sẽ ảnh hƣởng đến việc giải quyết vụ án hoặc làm cho việc thi hành án sau này gặp khó khăn. Bên yêu cầu áp dụng BPKCTT phải thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật thì Tòa án mới ra quyết định áp dụng BPKCTT. Khi Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT này mọi giao dịch thực hiện đối với tài sản gửi giữ đều vô hiệu. Nhận đƣợc quyết định áp dụng BPKCTT này của Tòa án, ngƣời đang nhận gửi giữ tài sản bị phong tỏa có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản phong tỏa cho đến khi có quyết định khác về tài sản bị phong tỏa của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)