Lƣợc sử hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 26 - 28)

Nam về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Cho đến nay, chƣa có tài liệu nào xác định rõ BPKCTT chính thức xuất hiện vào thời điểm nào trong lịch sử phát triển của TTDS, chỉ biết rằng biện pháp này có bóng dáng từ rất lâu trong lịch sử TTDS. Theo kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu Lê Tài Triển, việc Toà án nhanh chóng ra quyết định tạm thời, trƣớc mắt để giải quyết tình thế cấp bách, sau đó mới ra bản án, quyết định chính thức giải quyết nội dung VVDS có nguồn gốc hình thành từ một thủ tục rất đặc biệt trƣớc đây trong TTDS, đó là thủ tục cấp thẩm (một thủ tục có mục đích xét xử tạm thời và mau chóng về những sự khó khăn trong các vụ cấp bách hay khó khăn về việc thi hành). Vì thế, cũng không ai biết chính xác thủ tục cấp thẩm có từ khi nào và bắt đầu xuất hiện ở đâu. Có ngƣời cho rằng thủ tục này do đạo luật “thập nhị bảng” của thời La Mã truyền lại. Có ngƣời cho rằng, thủ tục này do một thủ tục, tục lệ riêng của xứ Normandie lƣu truyền về sau. Có một giả thuyết khác sau này cũng đƣợc đặt ra trong lịch sử phát triển của TTDS, một lý do góp phần hình thành nên BPKCTT trong TTDS hiện nay còn do việc hình thành các Toà thƣơng mại bao gồm các Thẩm phán do thƣơng nhân bầu lên chuyên tƣ vấn về thƣơng mại tại các nền cộng hoà có kinh tế hàng hoá phát triển của Bắc Ý. Đến thế kỷ XIV, thiết chế kiểu Ý này hình thành tại các hội chợ ở miền Bắc và vùng Champgne của Pháp với nhiệm vụ giải quyết nhanh chóng, tại chỗ nhiều tranh chấp nảy sinh trong hội chợ. Ngày nay, trong PLTTDS của hầu hết các quốc

gia đều có những quy định về BPKCTT. Có thể, trong PLTTDS về BPKCTT của mỗi quốc gia có những quy định cụ thể khác nhau nhƣng tất cả đều ý thức đƣợc sự cần thiết và hiệu quả của nó trong việc giải quyết các VVDS nhằm bảo vệ hiệu quả, kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự tại Toà án.

Ở Việt Nam, qua nghiên cứu các tài liệu cho thấy, các quy định của PLTTDS Việt Nam về BPKCTT hiện nay có nguồn gốc hình thành từ thủ tục cấp thẩm, một thủ tục xét xử đƣợc cho rằng không những có ích lợi đặc biệt mà còn cần thiết cho sự bảo vệ quyền lợi của tƣ nhân. Sỡ dĩ, BPKCTT trong TTDS Việt Nam đƣợc bắt nguồn từ thủ tục này bời vì cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam thì các quy định của luật TTDS của Pháp cũng đƣợc áp dụng tại Việt Nam, trong đó có thủ tục cấp thẩm. Trong thời kỳ Pháp thuộc đó, nhà nghiên cứu Lê Tài Triển đã nhận xét: Pháp đình cấp thẩm và thủ tục cấp thẩm ở Việt Nam đƣợc tổ chức và quy định theo khuôn mẫu điển chế của Pháp.

Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, do yêu cầu phải xây dựng một hệ thống các quy phạm PLTTDS mới cho phù hợp với một chế độ mới, một nhà nƣớc mới, PLTTDS Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Thủ tục cấp thẩm không còn tồn tại mà thay vào đó là các quy định về BPKCTT đƣợc Toà án áp dụng trong quá trình giải quyết VADS khi chƣa có bản án, quyết định chính thức giải quyết nội dung nhƣng cần phải có ngay quyết định tạm thời để giải quyết nhu cầu cấp bách của đƣơng sự, bảo toàn chứng cứ, tài sản nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và thi hành án dân sự. BPKCTT đƣợc Toà án quyết định áp dụng rất nhanh chóng nhƣng thực chất nó chỉ là quyết định của Toà án về giải quyết tạm thời tình trạng khẩn cấp của VADS. BPKCTT không còn là một thủ tục xét xử độc lập, do một Toà án độc lập xử nhƣ thủ tục cấp thẩm trƣớc kia mà nó đƣợc PLTTDS quy định nhƣ là một trong những biện pháp tố tụng đƣợc Toà án sử dụng nhằm giải quyết vụ án, nó có thể tồn tại độc lập trong quá trình giải quyết vụ án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong VADS. Vì vậy nó đã đƣợc quy định trong các văn bản dƣới luật nhƣ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Chỉ cho đến khi BLTTDS 2004 đƣợc ban hành, các quy định về về BPKCTT mới thể hiện cụ thể và rõ ràng. Hiện nay, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm và hoàn thiện thêm về các chế định BPKCTT [47, tr 38].

Bên cạnh pháp luật TTDS, pháp luật tố tụng hành chính cũng có những quy định về BPKCTT, thể hiện tại Luật tố tụng hành 2011 [3, tr 47,48,49,50,51,52, 53]. Song các quy định về BPKCTT trong Luật tố tụng hành chính thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn trong BLTTDS năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 26 - 28)