Cơ sở của việc xây dựng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 28 - 37)

trong giai đoạn tiền tố tụng

1.3.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng được xây dựng trên cơ sở quyền con người

Xét ở góc độ quyền con ngƣời, khi xuất hiện bất công thì công lý là cách thể hiện cơ bản của quyền con ngƣời một cách tự nhiên. Trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc đã tuyên bố rằng “Điều cốt yếu là các quyền con ngƣời phải đƣợc bảo vệ bởi một chế độ pháp quyền...”. Ở bất kì một quốc gia nào trên thế giới, quyền con ngƣời đều đƣợc ghi nhận trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc. Mọi chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm hay tranh chấp hoặc cần ghi nhận các quyền hay tình trạng pháp lý đều đƣợc pháp luật trao cho quyền cầu viện hay yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc. Tòa án - cơ quan bảo vệ công lý muốn bảo vệ quyền, lợi ích đó cho các bên thì phải thực hiện theo một trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong trình tự tố tụng đó có nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau và tùy theo tính chất, đặc điểm của từng giai đoạn tố tụng mà pháp luật cần phải trang bị cho đƣơng sự các quyền năng cụ thể để đƣơng sự có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Các quyền tố tụng của đƣơng sự đƣợc pháp luật ghi nhận có nguồn gốc từ quyền dân sự, đồng thời các quyền tố tụng này lại chính là công cụ hữu hiệu để bảo đảm thực hiện quyền dân sự trong cuộc sống. Các quyền năng này có thể bao gồm nhóm quyền gắn với sự định đoạt của đƣơng sự nhƣ quyền đƣa ra yêu cầu tố tụng trƣớc Tòa án (có thể là

yêu cầu hay khởi kiện làm phát sinh vụ việc, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập) và quyền thay đổi, bổ sung, rút các yêu cầu tố tụng đó; quyền tự hòa giải, tham gia hòa giải; quyền kháng cáo phúc thẩm, quyền đề nghị ngƣời có thẩm quyền kháng nghị giám đốc, tái thẩm; khiếu nại các quyết định và hành vi tố tụng của Tòa án.

Điều 111 BLTTDS năm 2015 nêu rõ “1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án

2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó”.

Theo quy định trên thì Tòa án sẽ áp dụng các BPKCTT cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, những yêu cầu cấp thiết, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ… khi đƣơng sự nộp kèm theo đơn khởi kiện. Đối với giai đoạn tiền tố tụng thì BLTTDS năm 2015 chƣa quy định, đây là “lỗ hổng” của BLTTDS năm 2015 cần phải hoàn thiện để bảo quyền con ngƣời, quyền lựa chọn phƣơng thức đƣợc bảo vệ của họ ở giai đoạn tiền tố tụng.

1.3.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng được xây dựng trên cơ sở đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp

Điều 4 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc đã và đang thực hiện chủ trƣơng lớn và

nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong Nhà nƣớc pháp quyền thì quyền tƣ pháp là một bộ phận của quyền lực nhà nƣớc và giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Quyền tƣ pháp đƣợc thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án thể hiện tập trung nhất quyền tƣ pháp, thể hiện nền công lý, sự công bằng và bình đẳng của các chủ thể trƣớc pháp luật, và là cơ quan Nhà nƣớc duy nhất đƣợc quyền nhân danh Nhà nƣớc đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ PLTTDS.

Theo đánh giá của Bộ chính trị “Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu”[49].

Chính vì vậy, Bộ chính trị trong những năm gần đây liên tục đƣa ra nhiều chiến lƣợc quan trọng về việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tƣ pháp. Cụ thể, tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 nhấn mạnh “Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, bảo đảm Tòa án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử. Hoàn thiện cơ chế quản lý Tòa án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp Tòa án trong hoạt động xét xử” [48]. Tiếp sau đó, Bộ chính trị vạch ra chiến lƣợc cải cách tƣ pháp tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 với mục tiêu “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là

hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” và nhiệm vụ đặt ra là "Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến Tòa án, Tòa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn. Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó” [50].

Nhƣ vậy, theo định hƣớng cải cách tƣ pháp trên thì việc xây dựng và hoàn thiện các chế định về BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng phải đƣợc tiến hành theo định hƣớng tạo điều kiện cho các đƣơng sự chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong giai đoạn tố tụng cũng nhƣ giai đoạn tiền tố tụng, các quyền thƣơng lƣợng, hòa giải phải đƣợc khuyến khích và phải có cơ chế hỗ trợ việc ghi nhận quyền thỏa thuận của đƣơng sự.

1.3.3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng được xây dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật TTDS và mối liên hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng dân sự;

Theo Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005, quy định về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự nhƣ sau “1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: a) Công nhận quyền dân sự của mình; b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai; d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; đ) Buộc bồi thường thiệt hại”.

Về mối liên hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng, TS. Trần Anh Tuấn đã dẫn quan điểm học thuật của các tố tụng gia Pháp nhƣ sau“Khi nghiên cứu về về mối liên hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng, giáo sư N.FRICERO cho rằng “Mối liên hệ giữa tố quyền và quyền lợi (quyền chủ quan) là không thể

phủ nhận: quyền lợi (quyền chủ quan) là đối tượng của tố quyền, và học lý phân loại các tố quyền căn cứ vào đối tượng này: tố quyền động sản có đối tượng là một quyền lợi động sản, tố quyền bất động sản là một quyền lợi bất động sản, tố quyền đối nhân dùng cho một quyền lợi đối nhân, và quyền lợi đối vật được sinh ra từ một hành vi pháp lý”. Như vậy, quyền lợi gắn liền với quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động chính là đối tượng của quyền khởi kiện và là cơ sở của quyền này” [51].

Theo góc nghiên cứu này, trƣớc khi tham gia vào một quan hệ TTDS cụ thể thì các đƣơng sự chính là chủ thể của quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động. Trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng này thì các chủ thể có các quyền dân sự nhất định và chỉ khi một trong các quyền dân sự của chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó mới có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ. Điều này cũng đƣợc thể hiện ở các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS năm 2015 nhƣ:

+) Nguyên tắc Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4 BLTTDS năm 2015);

+) Nguyên tắc Quyền quyết định và tự định đoạt của đƣơng sự (Điều 5 BLTTDS năm 2015);

+) Nguyên tắc Bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự (Điều 9 BLTTDS năm 2015);…

Các nguyên tắc này cho phép các cá nhân, tổ chức đƣợc quyền tự quyết định về việc giải quyết tránh chấp vụ việc dân sự của mình, họ có quyền khởi kiện hoặc không khởi kiện, quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các chế định BLTTDS năm 2015, có quyền yêu cầu tòa án áp dụng các BPKCTT nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của mình, bảo vệ tình trạng tài sản, bảo về bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án…

1.3.4. Thảo khảo mô hình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng trên thế giới

Việc xây dựng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng cần tham khảo kinh nghiệm về mô hình áp dụng khẩn cấp thạm

thời trên thế giới. Học giả Lê Nết có đề cập về mô hình của một số nƣớc có áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng trong giáo trình về quyền sở hữu trí tuệ: “Về biện pháp khẩn cấp tạm thời, kinh nghiệm của Anh và Đức rất đáng để học tập. Các nước này đã thành lập các tòa án chuyên trách, chuyên ra các quyết định khẩn cấp tạm thời”[23]. Theo kết quả công trình nghiên cứu của tác giả Lê Nết có đề cập thì bất cứ khi nào có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của chủ sở hữu trí tuệ và có bảo đảm rằng nếu yêu cầu này là sai thì chủ sở hữu sẽ bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại có phát sinh thì tòa án sẽ ra quyết định áp dụng BPKCTT mà không cần cho ngƣời xâm phạm biết. Tác giả có đề cập đây là các lệnh nhƣ Ex parte theo luật Đức hay lệnh Mareva theo luật của Anh) và đƣợc diễn ra trƣớc khi nguyên đơn khởi kiện tại tòa án (tiền tố tụng). Thêm đó, luật các nƣớc này cũng quy định rằng “sau khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời , ngƣời yêu cầu áp dụng phải tiến hành khởi kiện ngƣời bị coi là xâm phạm ngay để giải quyết hậu quả, nếu không tòa án sẽ thu hồi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Đây cũng là một hƣớng giải quyết để xây dựng, hoàn thiện cơ chế áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng của PLTTDS Việt Nam.

1.3.5. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng được xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn thi hành Pháp luật tố tụng dân sự và phù hợp với thông lệ quốc tế

Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sƣ̣ hi ện hành quy định phạm vi áp du ̣ng biê ̣n pháp khẩn cấp ta ̣m thời theo hƣ ớng cho phép đƣơng sự có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng v ới việc nộp đơn khởi kiện vụ án hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, nhƣng không cho phép yêu cầu áp du ̣ng biê ̣n pháp khẩn cấp ta ̣m thời trƣ ớc khi khởi kiện vụ án. Việc hạn chế phạm vi áp dụng các BPKCTT là không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản chung của BLTTDS năm 2015.

Trong thực tiễn tố tụng của Việt Nam cũng xuất hiện không ít những trƣờng hợp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hoặc tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra đƣơng sự chỉ yêu cầu Toà án áp dụng ngay lập tức các biện

pháp cần thiết mà không khởi kiện về vụ kiện chính bởi giữa họ không có tranh chấp nào khác hoặc có tranh chấp về vụ kiện chính nhƣng sau khi Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp các bên đã tự giải quyết đƣợc. Chẳng hạn:

- Yêu cầu tạm thời mở rạp hát để công diễn trong trƣờng hợp có sự tranh chấp giữa chủ rạp và ngƣời tổ chức;

- Chủ sở hữu căn nhà yêu cầu Toà án ra quyết định buộc bị đơn phải tháo gỡ một biển quảng cáo đƣợc gắn vào nhà mình một cách bất hợp pháp;

- Yêu cầu cƣỡng chế ngƣời thuê nhà ra khỏi ngôi nhà đã xuống cấp có nguy cơ bị sụp đổ, buộc ngƣời thuê nhà phải chấm dứt hành vi xây dựng trái phép khi không có sự đồng ý của chủ nhà;

- Yêu cầu Toà án ra quyết định cấm phát hành các ấn phẩm xâm phạm đến đời tƣ của cá nhân;

- Yêu cầu buộc chủ sở hữu bất động sản liền kề tạm thời cho mở đƣờng thoát nƣớc;

- Yêu cầu buộc chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ phải chặt cây, phá dỡ;

- Yêu cầu buộc những ngƣời đình công chiếm giữ công sở phải giải tán; - Yêu cầu trục xuất những ngƣời chiếm hữu nhà một cách rõ ràng bất hợp pháp …

Đối với những loại việc nêu trên nếu giải quyết theo thủ tục xét xử sơ thẩm thông thƣờng là không phù hợp vì bản chất của loại việc đòi hỏi phải giải quyết khẩn cấp. Mặt khác cũng không thể coi đây là loại việc yêu cầu áp dụng BPKCTT nhằm đảm bảo cho vụ kiện chính [ 31].

Do đó, để đáp ứng yêu cầu về tính linh hoạt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì BLTTDS năm 2015 cần quy định cho phép đƣơng sự có quyền yêu cầu tòa áp dụng BPKCTT trƣớc khi khởi kiện nhằm t ạo điều kiện ngƣời dân có thể giải quyết vụ việc của mình nhanh gọn, kịp thời, không phải qua trình tự kiện tụng kéo dài . Quy đi ̣nh này cũng là phù hợp với thông lê ̣

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 28 - 37)