Kết quả đạt được trong phòng, chống bạo lực gia đình trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh quảng trị) (Trang 88 - 96)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

3.1. Thực trạng bạo lực gia đình

3.1.2. Kết quả đạt được trong phòng, chống bạo lực gia đình trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị; Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

- Trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo: Toàn tỉnh đã ban hành 655 văn bản chỉ đạo, lãnh đạo có liên quan đến bạo lực gia đình, trong đó: 70 văn bản chỉ đạo của Đảng uỷ về phòng, chống BLGĐ, 47 văn bản chỉ đạo của Hội đồng nhân về phòng, chống BLGĐ, 103 văn bản chỉ đạo của UBND về phòng, chống BLGĐ, 59 văn bản chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, 51 quyết định thành lập BCĐ về phòng, chống BLGĐ, 325 quyết định thành lập nhóm phòng, chống bạo lực gia đình.

Có thể thấy, công tác phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện về cơ bản đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.

- Công tác truyền thông tại địa bàn nghiên cứu bước đầu đã phát huy hiệu quả khi khá nhiều người được hỏi biết về Luật phòng chống bạo lực gia đình. Các hình thức truyền thông phổ biến chủ yếu thông qua loa truyền thanh và lồng ghép vào một số chương trình truyền thông khác nhau tại địa

bàn. Một số nơi đã có sáng tạo khi đưa các hình thức truyền thông hấp dẫn, thu hút người dân như truyền thông qua tiểu phẩm, qua các phiên tòa xét xử lưu động.

- Việc thực hiện “Mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình” đem lại những kết quả thiết thực, thực hiện thí điểm “Mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình”, UBND xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng đã nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo “Mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình” của xã gồm 9 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; thành lập 5 CLB phòng, chống BLGĐ tại 5 đơn vị thuộc 2 thôn Đại An Khê và Thượng Xá (mỗi CLB có từ 20 đến 30 cặp vợ chồng) với 139 cặp vợ chồng đăng ký tham gia; thành lập 5 ban chủ nhiệm của 5 CLB gồm 15 người và 5 nhóm phòng, chống BLGĐ gồm 25 người tổ chức xây dựng quy chế hoạt động, ngăn chặn, hòa giải và xử lý kịp thời khi có BLGĐ xảy ra....

Qua 3 năm thực hiện “Mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình”, số vụ BLGĐ tại xã Hải Thượng đã giảm đáng kể. Năm 2010, xảy ra 14 vụ BLGĐ và đã được tư vấn, giải quyết 14 vụ tại cơ sở, (trong đó có 1 vụ nạn nhân là người già, 12 vụ nạn nhận là phụ nữ và 1 vụ là trẻ em với các hình thức như bạo lực thân thể là 6 vụ, bạo lực tinh thần 6 vụ và bạo lực kinh tế là 2 vụ), giảm 8 vụ so với năm 2008. Đời sống tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, tình làng nghĩa xóm ngày càng thắt chặt hơn. Toàn xã hiện có 1.362/1.436 hộ đạt tiêu chí gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 94,8 %.

Qua số liệu kết quả áp dụng các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân (Phụ lục) tôi có một số nhận xét sau đây:

Một là, hoạt động tư vấn, hòa giải, góp ý tại cộng đồng chiếm tỷ lệ

cao, trong đó hòa giải vẫn được xem là hoạt động chính trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình (484/1.632 vụ bạo lực gia đình). Điều này bắt nguồn từ nỗi lo thành tích giữ gìn hạnh phúc gia đình ổn định và tỷ lệ

ly hôn thấp đã dẫn đến thái độ thiếu quan tâm đến quyền lợi và trạng thái sức khỏe của người phụ nữ và trẻ em đang bị đối xử tệ bạc. Chính cách nhìn "truyền thống” này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp giải quyết vấn đề bạo lực gia đình.

Hai là, các chỉ số về thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc, số nạn nhân đưa

đến cơ sở hỗ trợ, xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với người gây bạo lực để bảo vệ nạn nhân đều thể hiện ở con số 0 báo hiệu kết quả thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đang ở mức báo động. Trong khi đó, thực trạng những vụ việc nghiêm trọng vẫn đã và đang diễn ra và đang cần lắm những biện pháp này để ngăn chặn, hạn chế, tuy nhiên kết quả áp dụng chưa thể hiện được tính khả thi của luật. Điều này cũng đã thể hiện được phần nào sự lo ngại, boăn khoăn của một số ý kiến trong quá trình xây dựng Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân là một trong những yếu tố để nâng cao tính thực thi của quy định này.

Ba là, bên cạnh việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa, bảo vệ

nạn nhân bạo lực gia đình thì việc xây dựng các cơ sở trợ giúp nạn nhân cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Những địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh cho nạn nhân của bạo lực vẫn còn khá xa lạ tại các địa phương, mặc dù tỉnh đã cố gắng trong công tác phòng ngừa và đã thành lập 343 địa chỉ tin cậy, nhưng chỉ 75/1.632 trường hợp được đưa đến địa chỉ tin cậy.

Ngoài ra, mặc dù Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị đã có nhiều công văn chỉ đạo, hướng dẫn hướng dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình, tuy nhiên ở cơ sở hoạt động này vẫn còn lúng túng. Công tác triển khai nhân rộng mô hình PCBLGĐ còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về kinh phí. Các câu lạc bộ PCBLGĐ hoạt động chất lượng chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là các nhóm

phòng, chống bạo lực gia đình vẫn đang tiếp tục duy trì sinh hoạt trong việc tham gia hòa giải khi có các vụ bạo lực gia đình xảy ra.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thì cũng phải thừa nhận rằng công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn tỉnh.

- Thứ nhất, công tác tuyên truyền, quán triệt Luật phòng, chống bạo lực

gia đình còn hạn chế, chưa tác động tích cực đến ý thức người dân đối với bạo lực gia đình. Luật đã quy định rõ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình và trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nhưng thực tế với những gì diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về nhận thức đối các quy định này thì vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang còn phải đối mặt với những thách thử đáng kể.

Tôi đơn cử một số ý kiến thực tế như sau: Báo phapluatvn.vn ngày 19/07/2007 đưa tin về một số trường hợp phụ nữ ở vùng cao âm thầm sống chung với bạo lực, trong đó chia sẻ của chị Hồ Thị C. (ở xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) “Tháng nào mình cũng phải đến trạm y tế với hàng chục vết thương. Khi bác sĩ hỏi, mình viện đủ mọi lý do để nói dối. Chưa

bao giờ mình bảo là bị chồng đánh đập cả. Xấu chàng thì hổ ai”.

Cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nhưng chị Hồ Thị H. (29 tuổi, ở xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lại phải cam chịu đòn roi của... mẹ chồng, đưa cánh tay chằng chịt “di chứng” của những trận đòn và lần bị tạt nước sôi vào người, chị chua xót bảo:“5 năm qua, em cảm giác như mình không còn là con người nữa. Nhưng, em chỉ biết chịu đựng chứ không thể tâm

sự với ai”. Ý kiến một số chị em phụ nữ cho rằng: “Ở xã mình, nhiều người

bị chửi rủa, đánh đập như cơm bữa. Ngay cả một cán bộ Hội Phụ nữ xã cũng bị chồng đánh thường xuyên. Không ai dám làm căng hoặc báo cho chính

quyền vì biết chẳng thể thay đổi được gì, thậm chí còn bị đánh đập nhiều hơn”,“Chung quy lại chị em mình vẫn chịu cực, chịu khổ thôi. Cái kiếp nó thế. Tránh sao được”

Bên cạnh đó, một số ông chồng thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố:

Thằng hàng xóm đánh vợ được, thì tao cũng đánh vợ được”.

Một cán bộ Sở VH,TT&DL cho biết chị đã chứng kiến nhiều trường hợp bị chồng đánh "thừa sống thiếu chết", phải nhiều lần đi nằm viện nhưng khi các tổ chức, đoàn thể đến tìm hiểu thì người vợ tìm mọi cách che dấu thông tin, cho rằng tai nạn chỉ là do rủi ro ngoài ý muốn. Cũng có trường hợp khác, người vợ trong cơn giận dữ đã tố cáo hành vi BLGĐ của chồng nhưng khi cơ quan chức năng vào cuộc, cũng là lúc cơn giận đã nguôi lại đứng ra nhận lỗi về mình.

Một phụ nữ từng bị bạo hành kể lại: “Mới đây, chị hàng xóm bị chồng đánh, nghe chị ấy kêu van, mình định chạy sang thì chồng ngăn lại. Hôm ấy, không ai giúp chị ấy cả. Sáng hôm sau, thấy mặt chị ấy tím bầm, mắt sưng húp, mình đau lòng lắm. Nghĩ lại, cũng là con người, cũng bằng xương, bằng thịt, sao chồng chị ấy lại đánh đập vợ tàn nhẫn thế? Sao mình và mọi người lại không đủ can đảm để can ngăn?”.

Thực tế cho thấy phần lớn người dân và cán bộ tại địa phương chưa hiểu đúng và rõ về luật phòng chống bạo lực gia đình. Trước tiên là họ chưa nhận thức được đây là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được trừng trị, thứ hai người phụ nữ vẫn chưa nhận thức được một cách sâu sắc về các quyền năng cơ bản của mình; thứ ba là xã hội, cộng đồng vẫn chưa công nhận các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và vẫn xem đó là chuyện riêng của gia đình. Chính vì vậy, giải pháp im lặng, nín nhịn vẫn là giải pháp chính mà chị em lựa chọn để bảo toàn tính mạng, sức khỏe và hành phúc cho gia đình mình. Cộng đồng xã hội vẫn bàng quang, thờ ơ trước

những hành động bạo lực gia đình đang xảy ra và ý thức được đó cũng là trách nhiệm của mình.

Thứ hai, các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ

nạn nhân bạo lực gia đình chưa phát huy được giá trị đích thực.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua:

- Một là, do định kiến xã hội: Nguyên nhân có một phần do trong một

thời gian dài xã hội ta bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, việc chồng dạy vợ là lẽ thường tình đã khiến nạn bạo hành gia đình mà phụ nữ là nạn nhân có cơ hội để hoành hành. Còn người vợ thường có tư tưởng “một điều nhịn chín điều lành”, cha mẹ thì cho rằng việc dạy dỗ con cái là chuyện đương nhiên của gia đình. Mọi người chưa nhìn nhận được nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình là do bất bình đẳng giới cũng như sự phố biến của vấn đề này.

- Hai là, do nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế:

Đối với nạn nhân bị bạo hành do không ý thức được quyền lợi của mình nên tiếp tục cam chịu, nhẫn nhục chịu đựng hoặc vì sĩ diện, mặc cảm sống phụ thuộc vào chồng hoặc vì nhu nhược. Vì bạo lực gia đình xảy ra đằng sau những cánh cửa khép kín, người trong cuộc thường cố che giấu nên thực trạng này càng nhức nhối. Sự im lặng chính là nguyên nhân khiến nạn bạo hành trở thành một căn bệnh lan từ mái nhà này sang tổ ấm khác. Đó chính là căn nguyên sâu xa dẫn đến tình trạng BLGĐ không được giải quyết triệt để và nỗi đau cứ âm ỉ trong nhiều ngôi nhà. Cũng do không được giải quyết triệt để, nên mầm mống của BLGĐ vẫn có nguy cơ tiếp diễn, công tác phòng, chống BLGĐ vì thế càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

Còn đối với đa số những ông chồng là người gây ra bạo lực gia đình, họ vẫn giữ tư tưởng gia trưởng, xem nhẹ vai trò và giá trị của người phụ nữ

trong gia đình, thường thì họ không nhận thức được hành vi sai trái của mình nên cứ mặc nhiên vi phạm pháp luật.

Hơn nữa, trong ý thức của nhiều người vẫn coi chuyện vợ chồng cãi vã, xô xát là chuyện bình thường, không cần thiết phải can thiệp nếu chưa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, ở chừng mực nào đó, xã hội vẫn coi bạo lực gia đình như một khía cạnh bình thường của đời sống vợ chồng, trong đó sự nín nhịn của người vợ có thể hạn chế được bạo lực gia đình. Mọi người coi bạo lực gia đình là vấn đề của từng gia đình, sự tham gia của người ngoài chỉ là cứu cánh cuối cùng, khi mức độ bạo lực được coi là nguy hiểm hoặc nạn nhân bạo lực không chịu đựng được phải lên tiếng.

- Ba là, Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa chú ý đúng mức, nội

dung tuyên truyền chưa phong phú, chưa phù hợp với đặc thù của địa phương

(đặc biệt tài liệu tuyên truyền cho đồng bào dân tộc ở 2 huyện ĐaKrông và

Hướng Hóa. Hầu hết các địa phương chưa lồng ghép nội dung tuyên truyền

về lĩnh vực gia đình vào các buổi họp với các ngành, đoàn thể khác nên các quy định của Luật chưa đi vào thực tế.

Bên cạnh đó, trong công tác truyền thông về Luật PCBLGĐ, phụ nữ vẫn đảm nhiệm vai trò chính và họ cũng là thành phần chủ yếu đón nhận những thông tin có liên quan. Hầu hết nam giới và những người gây bạo lực còn khá thờ ơ và thậm chí đứng ngoài cuộc trong việc tiếp thu thông tin và truyền thông tin tới những người xung quanh trong cộng đồng. Điều đó chưa tạo ra những tác động toàn diện trong phòng ngừa và xử lý BLGĐ.

Bốn là, các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình

được Luật phòng, chống bạo lực gia đình dành hẳn một chương để quy định. Trong đó, biện pháp hòa giải, tư vấn được xác định là quan trọng trong công tác phòng ngừa, tuy nhiên qua thực tế, việc triển khai thực hiện vẫn bó buộc theo lối mòn khuyên giải người phụ nữ cần cam chịu và trở về nhà, nơi bạo

lực vẫn rình rập. Hoạt động tư vấn chưa theo trình tự, người (nhóm người) tư vấn hoạt động kiêm nhiệm, không có chuyên môn và chủ yếu là tư vấn theo cảm tính nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, nội dung hoạt động phòng ngừa và bảo vệ nạn nhân. Gia đình, xã hội và các có quan có thẩm quyền chưa có thái độ đúng đắn đối với việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

Năm là, hoạt động phối hợp của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

trên thực tế còn khá mờ nhạt và hiệu quả thấp khi xử lý các trường hợp BLGĐ cũng như hỗ trợ nạn nhân. Mọi công việc từ truyền thông đến giải quyết các trường hợp cụ thể, hỗ trợ nạn nhân vấn được giao phó cho ban hòa giải cấp cơ sở. Điều nghiêm trọng hơn là các ban ngành có liên quan chưa thực sự coi BLGĐ là vấn đề xã hội và chưa ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề trong mối quan hệ với các quyền của phụ nữ nên việc xử lý và phòng ngừa bạo lực còn chưa quyết liệt và mang tính cá nhân. Phần lớn các hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội còn mang tính phong trào, như tuyên truyền vận động, thông tin tới các thành viên về vấn đề bạo lực gia đình, còn những can thiệp trực tiếp đôi khi có các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng xảy ra, và không có nhiều nội dung tư vấn về vấn đề này. Điều này cũng giống như các nghiên cứu khác về bạo lực gia đình đã chỉ ra “chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh quảng trị) (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)