Tình hình bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh quảng trị) (Trang 85 - 88)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

3.1. Thực trạng bạo lực gia đình

3.1.1. Tình hình bạo lực gia đình

- Tình hình bạo lực gia đình trên cả nước: Trong những năm qua, bạo lực giữa các thành viên trong gia đình trên cả nước tăng lên và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu quốc gia đầu tiên về tỷ lệ và hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam của Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc được công bố ngày 25/11/2010 đã đưa ra hàng loạt con số bạo lực gia đình đáng báo động: “34% số phụ nữ có gia đình ở Việt Nam đang bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục; 58% phụ nữ được phỏng vấn nói rằng họ từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo hành (thể xác; tinh thần; tình dục) trong gia đình; 5% phụ nữ có thai từng bị

chồng đánh đập”[20], “89% vụ bạo hành để lại những hậu quả nghiêm trọng

về sức khoẻ thể chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em”[20]. Theo thống kê

chưa đầy đủ của cục Cảnh sát hình sự, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm bộ Công an, năm 2011 toàn quốc phát hiện 1.548 đối tượng xâm hại 1.397 trẻ em (tăng 25 vụ so với năm 2010). Trong đó, có 51 vụ sát hại trẻ em, 427 vụ hiếp dâm trẻ em; cố ý gây thương tích 128 vụ, xâm hại 140 em; 32 đối tượng mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em… Đáng chú ý là các vụ án xâm hại tình dục trẻ em chiếm hơn 60% tổng số vụ xâm hại trẻ. Bên cạnh đó, hàng loạt các thông tin đưa trên báo chí về các vụ bạo lực gia đình với mức độ nghiêm trọng càng khẳng định thêm sự gia tăng của vấn đề bạo hành gia đình trên cả nước. Tuy nhiên, kết quả xử lý về vấn đề này còn hạn chế, chưa đạt

kết quả như mong đợi, theo Thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) thì 9 tháng đầu năm 2011 đã có 33.904 vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ với phụ nữ là 12.699 vụ, chỉ xử lý được 1.855 vụ.

- Tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị:

Góp phần không nhỏ để làm nên số liệu báo động của cả nước về tỷ lệ bạo lực gia đình đang xảy ra, Quảng Trị cũng đang đứng trước tình trạng báo động đỏ về vấn nạn bạo lực gia đình.

Qua kết quả khảo sát tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong năm 2008, đã có “17,72 % gia đình có các hành vi bạo lực về tinh thần, 24,85% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất; chửi mắng, sỉ nhục vợ con chiếm 17,72%; thỉnh thoảng chửi mắng, giận dỗi trong vài ba ngày là 32,24% và các hình thức bạo lực khác, bình quân cứ 11 cặp vợ chồng vợ chồng ở nhóm

tuổi 18-60 có 1 cặp có bạo lực” [41].

Đầu năm 2010, kết quả đợt khảo sát tại 4 xã/4 huyện đặc trưng cho các vùng trung du, đồng bằng, miền núi và miền biển của tỉnh Quảng Trị: “ở miền núi bình quân 10 cặp vợ chồng có 01 cặp, đồng bằng 42 cặp có 01 cặp, trung du 44 cặp có 01 cặp, miền biển 60 cặp có 01 cặp có xung đột dẫn đến bạo lực, bình quân ở tất cả các địa bàn được khảo sát có khoảng 2% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Thực trạng các vụ con, cháu ngược đãi ông bà, cha mẹ hoặc bố mẹ đối xử tàn tệ với con cái cũng là vấn đề

đáng quan tâm” [41].

Bạo lực gia đình đang có xu hướng gia tăng trong tất cả các gia đình. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của 9 huyện, thị xã, thành phố (không có huyện đảo Cồn cỏ) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến cuối năm 2011 toàn tỉnh có 1.632 vụ bạo lực gia đình, nạn nhân là phụ nữ chiếm 79,04%, hành vi chủ yếu là đánh đập, ngược đãi.

trước: năm 2006, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã xét xử 397 vụ ly hôn, trong đó có 268 vụ do đánh đập ngược đãi (chiếm 66%). Năm 2010 tại các địa phương trong tỉnh đã có 550 vụ án hôn nhân và gia đình, đến 30/12/2011 trên địa bàn tỉnh có 657 vụ, án hôn nhân cao nhất là Vĩnh Linh 167 vụ, TP Đông Hà 149 vụ (bình quân có 1,8 cặp kết hôn có 1 cặp ly hôn). Nguyên nhân do xung đột, mâu thuẫn vợ chồng chiếm 70%.

Bên cạnh những nạn nhân là phụ nữ thì một trong những đối tượng được xem dễ bị bạo hành là trẻ em. Theo báo cáo khảo sát thực tế một số địa phương trên địa bàn tỉnh của Ban Văn hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị thì trong 3 năm 2008 đến 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị “có 1.501 trẻ em bị tai nạn thương tích; 15 trẻ em bị bạo hành, ngược đãi; 172 trẻ em làm trái

pháp luật và trên 41.000 trẻ em đang sống trong các gia đình hộ nghèo” [17].

Kết quả khảo sát cũng đánh giá: “tính đến nay (tháng 8/2011) có khoảng trên 50 vụ, có nhiều vụ gia đình không có đơn tố cáo vì sợ phức tạp thêm tình hình, đa số đối tượng là những người lớn tuổi có hành vi bạo lực hoặc xâm

hại trẻ em” [17]

Qua số liệu trên, tôi có một số nhận xét sau:

Một là, bạo lực gia đình trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị nói riêng ngày càng tăng.

Hai là, hành vi bạo lực gia đình ngày càng đa dạng, tinh vi thực hiện

dưới nhiều hình thức khác nhau, tác động đến nhiều đối tượng khác nhau.

Ba là, số liệu mà các cơ quan chức năng thống kê được chỉ phản ánh

được một phần nhỏ thực trạng bạo lực gia đình đang diễn ra, bởi bạo lực gia đình là một “tảng băng chìm” mà do những yếu tố tâm lý, tập quán,...nên nạn nhân bạo lực gia đình không dám yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Như Bà Hoàng Tú Anh - Giám đốc trung tâm sáng kiến sức khỏe & dân số (CCIHP) phát biểu tại buổi thảo luận “Phía sau những con số biết nói” do Bộ

Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam, Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cùng Tổ chức Hòa bình và Phát triển Tây Ban Nha (PyD): “Nhìn nhận vào thực tế, tôi không hề thấy “sốc” khi những con số này được công bố. Nếu phụ nữ chúng ta dám nói hết thì con số về BLGĐ sẽ còn

lớn hơn rất nhiều lần” [21].

Bốn là, thực tiễn xử lý hành vi bạo lực gia đình rất ít, trong đó có nhiều

trường hợp do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý vụ việc (như ly hôn) nạn nhân mới khai nguyên nhân là do bạo lực gia đình, thông thường hành vi này thường giấu kín.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh quảng trị) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)