Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh quảng trị) (Trang 27 - 32)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội và

nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình

1.3.1. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra ở 8 tỉnh của Hội Liên Hiệp phụ nữ năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất; 30% số gia đình có hành vi bạo lực về tình dục; 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97%. Bạo lực gia đình tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình - hạt nhân bền vững của xã hội. Bạo lực gia đình đã làm nhiều gia đình tan nát, ly dị, ly thân…Theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, bạo lực gia đình đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%. Thống kê của TAND tối cao cũng cho chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình: năm 1998 có 55.419 vụ ly hôn, trong đó 28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly hôn, trong đó 29.751 vụ bạo lực, chiếm 56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn, trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung bình trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%) [22].

Một là, hậu quả đối với đối tượng bị bạo lực gia đình:

- Hậu quả về thể chất: những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành động cố ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị thiệt mạng. Những nghiên cứu quy mô nhỏ của Việt Nam cho thấy bạo lực thể chất là dạng bạo lực phổ biến nhất trong các vụ bạo lực trên cơ sở giới đã được trình báo – 16-73% phụ nữ cho biết họ đã từng bị bạo lực về thể chất. Trong khảo sát, 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo lực. Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17%

bị thương tích nhiều lần.

- Hậu quả tinh thần: những hành vi bạo lực gia đình như lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ. Những nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy bạo lực tinh thần xảy ra với tỷ lệ cao hơn bạo lực về thể chất, chiếm 19% đến 55%. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình còn khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm...Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực giải quyết vấn đề của trẻ em…

- Hậu quả về thể chất và tinh thần: Bạo lực gia đình để lại những những vết thương và những đau đớn về thể xác, thậm chí có trường hợp dẫn đến tử vong. Phụ nữ từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác cho biết tình trạng sức khỏe của họ là “kém” hoặc “rất kém”. Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra có xu hướng mắc phải những vấn đề về đi lại hoặc thực hiện những hoạt động thường ngày, bị đau và mất trí nhớ và trầm cảm. Theo ước tính, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 120 đến 135 triệu phụ nữ bị cắt bỏ cơ quan sinh dục; khoảng 52% số phụ nữ trên toàn cầu đã từng là nạn nhân của bạo lực về thể chất từ phía người chồng hoặc bạn trai. Bạo lực về thể chất, nhất là bạo lực tình dục đối với phụ nữ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và dễ dàng nhận thấy. Đó là việc phá thai, mang ngoài ý muốn. Phá thai, nạo thai ngoài ý muốn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ. Phụ nữ trong quá tình mang thai bị hành hạ, đánh đập dễ có nguy cơ sảy thai, tử vong cho người mẹ; đứa trẻ dễ bị đẻ non, suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu; trẻ sinh ra không được ai chăm sóc và không được phát triển toàn diện. Bạo lực tình dục đối với phụ nữ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng

nghiêm trọng tới sức khỏe của người phụ nữ. Theo các kết quả nghiên cứu, phụ nữ bị ngược đãi, bị bạo lực bị giảm sút sức khỏe tinh thần và thể chất nhiều hơn so với phụ nữ không bị ngược đãi. Bạo lực gia đình cũng là một nguyên nhân chính của các vụ giết người trong đó phụ nữ có thể là nạn nhân và có thể là thủ phạm.

Bạo lực gia đình đã tác động đến người phụ nữ trên mọi khía cạnh của cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ. Trên thực tế, bạo lực gia đình không chỉ gây ra những đau đớn về thể xác và tinh thần mà còn cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người, vi phạm quyền nghiêm trọng quyền được sống - quyền cơ bản và quan trọng nhất của một con người. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày lại có 1 người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Trong năm 2005, có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1113 vụ giết người), trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, 8 vụ vợ giết chồng); 6 tháng đầu năm 2006, tỉ lệ này là 30,5% (26/77 vụ). Theo báo cáo của Sở y tế một số tỉnh về các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình đã được điều trị trong năm 2005 thì ở An Giang có 1.319 bệnh nhân, trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc Giang có 464 bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với 3 người bị chết…

Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ. Bạo lực gia đình cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê của Viện KSND tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố

mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%. Số trẻ em bị lạm dụng tình dục tăng, trong đó có 85% trẻ bị xâm hại bởi những người quen biết. Những kẻ đó có thể là thân thích ruột rà, thậm chí là cha ruột; cũng có thể là hàng xóm, người giữ trẻ, thầy cô giáo... Những kẻ đó có thể là bất cứ ai có điều kiện gần gũi với trẻ.

- Hai là, hậu quả đối với gia đình: Do bạo lực gia đình thường gắn liền

với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ em thiếu người chăm sóc, nuôi dưỡng; tình trạng trẻ em có thai; nạn nhân bị lây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ côi nên gánh nặng với hệ thống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh mà về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất, tinh thần cho các nạn nhân cũng như các chính sách, cơ chế khác để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Tất cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội của các quốc gia mà thông thường luôn ở trong tình trạng đã bị quá tải.

- Ba là, hậu quả đối với xã hội: Bạo lực gia đình đã và đang làm xói

mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và trở thành nguy cơ làm tan vỡ sự bền vững của gia đình Việt Nam. Hậu quả của bạo lực gia đình mà nạn nhân phải gánh chịu còn lớn hơn nhiều so với những nỗi đau về thể xác và tinh thần mà họ phải chịu đựng ngay lúc đó.

Song song với những tác động tích cực đối với gia đình, bạo lực gia đình còn để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội. Có thể thấy: bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức cũng để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân mà còn cả các thành viên khác trong gia đình. Những tác động tiêu cực này đã chất thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia. Trong những trường hợp nghiêm trọng (nạn nhân và trẻ

thai ngoài ý muốn...), gánh nặng với hệ thống y tế quốc gia là rất lớn.

Bạo lực gia đình đã và đang tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế. Một nghiên cứu về bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia thực hiện ở Ca-na-đa cho thấy có 30% số người vợ bị chồng đánh đập phải bỏ việc do chấn thương về thể chất và tinh thần và 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều trị. Bên cạnh đó, bạo lực gia đình còn chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia. Ví dụ, để bảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình, cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ....

Cùng với những tác động đối với kinh tế, y tế, hệ thống bảo trợ xã hội … bạo lực gia đình còn tác động đến hệ thống giáo dục của một quốc gia. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy: Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh – những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình – những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực gia đình thường rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ. Ở một số nước trên thế giới, các nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trong môi trường bạo lực gia đình.

1.3.2. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình

Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế việc phát sinh và phát triển của những tiêu cực đối với những hậu quả đã và đang xảy ra trên.

- Ý nghĩa chính trị: Bình đẳng, không phân biệt đối xử là một trong những quyền cơ bản của con người và được ghi nhận như một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong các văn kiện quốc tế về quyền con người mà trong đó Việt Nam là một trong những thành viên dã tham gia ký kết. Vì vậy, phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là bảo vệ quyền con người (quyền công dân) một cách tốt nhất, trong đó bao gồm cả quyền lợi hợp pháp của phụ nữ, trẻ em được pháp luật quốc tế bảo hộ, đồng thời nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của một nước thành viên trong việc triển khai, thực hiện các quy định chung đã cam kết về bảo vệ các quyền năng cơ bản của con người.

- Ý nghĩa xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, việc bảo vệ một “tế bào” được ổn định, phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội. Vì vậy, việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững. Đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình sẽ đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển.

- Ý nghĩa kinh tế: Bạo lực gia đình gây ra những tổn thất lớn về mặt kinh tế như: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…chính vì vậy, phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ hạn chế được những tổn thất về kinh tế cho việc khắc phục những thiệt hại có liên quan mà còn có khả năng góp phần đưa tình hình kinh tế phát triển nếu không có bạo lực gia đình xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh quảng trị) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)