Các biện pháp phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh quảng trị) (Trang 67 - 69)

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

2.4. Các biện pháp cơ bản để phòng ngừa và ngăn chặn hành

2.4.1. Các biện pháp phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình

Luật phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng trên quan điểm lấy biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình là chính, phải giải quyết mâu thuẫn, xích mích gia đình ngay từ khi mới phát sinh để hạn chế phát triển các xung đột gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tính mạng và nhân phẩm, góp phần hạn chế ly hôn, bảo vệ sự bền vững của gia đình. Chính vì vậy, luật đã quy định các biện pháp cụ thể trong phòng ngừa bạo lực gia đình như: quy định về thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình (từ điều 9 đến điều 17). Đây là những biện pháp đã được áp dụng ở nhiều địa phương và mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Trong Chương II, mục 1 Luật PCBLGĐ (các điều 9, 10 và 11) quy định về công tác thông tin và truyền thông. Nội dung của những điều khoản này tập trung vào mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức thông tin, truyền thông về PCBLGĐ. Các điều khoản trong mục 1 Chương II của Luật

PCBLGĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ và toàn diện để thực hiện công tác thông tin và truyền thông chất lượng, đảm bảo tăng hiệu quả nhận thức và chủ động phòng ngừa và đấu tranh chống BLGĐ.

Hoà giải là một trong những phương thức can thiệp về BLGĐ bằng cách giải thích hoặc cung cấp thông tin về Luật PCBLGĐ cũng như các hành vi tích cực cho các thành viên gia đình để họ ngừng hoặc giảm hành vi tiêu cực trong gia đình. Một mặt, hòa giải giúp gia đình giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên gia đình mà có thể dẫn đến BLGĐ. Mặt khác hòa giải cũng giúp gia đình chấm dứt các hành vi BLGĐ giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, Luật PCBLGĐ quy định những nguyên tắc hòa giải. Một trong số đó là nguyên tắc sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên. Bởi vì nếu việc tham gia hòa giải của nạ nhân không dựa trên sự tự nguyện mà do bị người gây ra bạo lực đe dọa thì không nên tiến hành hòa giải. Luật cũng quy định một số trường hợp không tiến hành hòa giải như: vụ việc thuộc tội phạm hình sự hoặc vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật xử lý hành chính. Nói cách khác, Luật quy định rằng không áp dụng biện pháp hòa giải đối với trường hợp hành vi bạo lực diễn ra liên tục và nghiêm trọng, trừ trường hợp người bị hạn yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. Các cơ quan, tổ chức và tổ hòa giải không tiến hành hòa giải đối với hành vi được xác định là vi phạm pháp luật hình sự hoặc hành chính.

Mục 3, Điều 16 và 17 quy định về việc tư vấn, góp ý và phê bình tại cộng đồng không chỉ cho người có hành vi mà có tác dụng cho cả người dân khác trong cộng đồng Điều 16 trong Chương II, Mục 3 có quy định về tư vấn gia đình ở địa phương như cung cấp kiến thức và kỹ năng trong giao tiếp trong gia đình và kiến thức về PCBLGĐ sẽ giúp cho mọi người hiểu về luật và tự phòng ngừa bạo lực xảy ra trong gia đình mình. Điều này giúp ngăn ngừa bạo lực trong gia đình hiệu quả hơn.

Cũng trong Chương II Mục 3 Điều 17 Luật có quy định về hoạt động góp ý và phê bình giữa các cộng đồng dân cư. Đối tượng được ghi nhận là những người từ 16 tuổi trở lên và người dân tham gia vào các buổi góp ý phê bình bao gồm đại diện các hộ gia đình, láng giềng, người đứng đầu cộng đồng dân cư. Biện pháp này không chỉ có ý nghĩa giáo dục và nhắc nhở người có hành vi BLGĐ mà còn hướng tới giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân khác trong cộng đồng dân cư. Mục tiêu của việc góp ý và phê bình nhằm giúp người gây BLGĐ nhận thức được các suy nghĩ tiêu cực (ví dụ bất bình đẳng giới) hoặc hành vi BLGĐ bằng cách đưa ra ý kiến phê bình cho họ trước mặt những người khác. Trên cơ sở đó họ sẽ chấm dứt hay hạn chế hành vi BLGĐ.

Có thể thấy rằng, phòng ngừa là một biện pháp quan trọng và có tác dụng lớn trong việc ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực gia đình. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa bạo lực gia đình sẽ tránh những hậu quả, thiệt hại có thể xảy. Về cơ bản các quy định này thể hiện quan điểm coi trọng giải pháp ngăn ngừa bạo lực gia đình là chính và chú trọng tới các giải pháp giáo dục tại cộng đồng, phát huy hết khả năng và vai trò của dòng họ, quy định phát hiện và sớm xử lý sớm từ mâu thuẫn, xích mích nhỏ không để phát sinh thành mâu thuẫn lớn gây bạo lực gia đình

Quy định này rất quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm phát huy có hiệu quả vai trò và trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên trong xã hội, phát huy được tính dân chủ trong nhân dân, từ đó góp phần thay đổi nhận thức và nâng cao ý thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình,

phát huy hơn nữatruyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh quảng trị) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)