Bổ sung, sửa đổi quy định của Bộ luật hình sự về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 65 - 75)

dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật

3.2.1. Bổ sung, sửa đổi quy định của Bộ luật hình sự về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật

Theo BLHS hiện hành tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật có cấu thành vật chất, nghĩa là để truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 187 cần phải đáp ứng được điều kiện là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về tội này mà cịn vi phạm. Đây là vấn đề chính gây ra việc khó truy cứu TNHS đối với các cá nhân có hành vi này. Bởi q trình lây lan này cần địi hỏi một thời gian cũng như sự tiếp xúc nhất định. Bên cạnh đó một số loại bệnh có thời gian ủ bệnh, phát bệnh ra rất lâu và cần phải có phương tiện, phịng thí nghiệm chun mơn. Vì vậy, trên thực tế rất khó xác định hành vi có gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không.

Từ thực tế xử lý đối với hành vi vi phạm như đã trình bày ở chương 2, tơi cho rằng BLHS cần có hướng dẫn chi tiết về các khái niệm trên để cụ thể hóa TNHS đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT nói chung và đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động thực vật nói riêng. Theo đó, cần quy định rõ ràng, cụ thể các CTTP về môi trường, bởi CTTP là cơ sở của TNHS. Việc quy định rõ ràng cụ thể CTTP cịn có ý nghĩa

rất lớn đối với việc bảo đảm tính ổn định, tính thống nhất của hoạt động áp dụng TNHS.

Để làm được điều này, trước hết cần nghiên cứu, xác định loại hành vi nào gây hậu quả tức thời, hành vi nào có thể gây hậu quả tiềm tàng để xây dựng cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức một cách có cơ sở khoa học. Quy định theo hướng này sẽ có thể tránh được sự phức tạp của việc giải thích, hướng dẫn về các thiệt hại cho mơi trường, mức độ thiệt hại, đặc biệt sự phức tạp trong việc áp dụng trên thực tế các quy định về đánh giá thiệt hại cho mơi trường. Nếu làm được điều này có thể bảo đảm tôn trọng một trong các nguyên tắc cơ bản nhất của khoa học mơi trường: ngun tắc phịng ngừa.

Từ đó theo tơi cần thiết là sửa đổi các tội thuộc Điều 186, Điều 187 BLHS theo hướng quy định tất cả các tội này có cấu thành hình thức tức là chỉ cần có hành vi được mơ tả thì tội phạm đã hồn thành, có nghĩa, chỉ cần có hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Tương tự như thế đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật, chỉ cần có hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.

Như vậy, việc xử lý đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh sẽ hiệu quả hơn trên thực tế bởi các cơ quan có thẩm quyền sẽ khơng phải chứng minh thiệt hại xảy ra.

Về chủ thể của tội phạm, đối với BLHS hiện hành thì TNHS chỉ được đặt ra đối với cá nhân. Tuy nhiên với tình hình vi phạm pháp luật về BVMT nói chung và làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động thực vật nói riêng nói riêng hiện nay thì chủ thể vi phạm lại phần lớn là các đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân. Theo bảng thống kê nêu trên đã chỉ ra trong các đối tượng vi phạm về làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho động vật thực vật thì chiếm khoảng 40% là các tổ chức. Các tổ chức này đã thực hiện việc vận chuyển, nhập khẩu các sản phẩm động vật, thực vật có mầm bệnh, đã bị mắc bệnh vào Việt Nam để kiếm lời. Điển hình như vụ cơng ty TNHH Ánh Phương nhập khẩu 700 tấn lạc có cơn trùng nguy hại bị phát hiện tại Cảng Hải Phịng là một ví dụ.

Vấn đề đặt ra là có nên quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm môi trường hay không? Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhất là trong bối cảnh nước ta đang tiến hành sửa đổi đồng bộ BLHS năm 1999. Với quan điểm chỉ đạo nghiên cứu đề xuất TNHS của pháp nhân, dự thảo BLHS sửa đổi vừa qua đã quy định vấn đề này. Trên diễn đàn pháp lý hiện nay vấn đề TNHS của pháp nhân đang có hai luồng ý kiến.

Những nhà nghiên cứu không ủng hộ việc quy định TNHS đối với pháp nhân cho rằng, thông thường, lỗi trong luật hình sự về cơ bản chỉ có ở cá nhân người phạm tội. Còn pháp nhân do con người lập ra và hoạt động của nó chỉ có thể được thực hiện thơng qua con người cụ thể, nên nó khơng thể và khơng bao giờ có lỗi. Vì vậy, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân là sự thể hiện việc quy tội khách quan – một nguyên tắc phi dân chủ không thể chấp nhận được. Mặt khác, hình phạt hình sự nói chung khơng thể áp dụng được đối với

pháp nhân như tù có thời hạn, tử hình... và nếu có hình phạt nào áp dụng được thì cũng khơng cần thiết hoặc khơng có hiệu quả đối với pháp nhân – một trừu tượng hóa pháp lý có tính chất nhân tạo và vơ hình. Nếu trừng trị pháp nhân sẽ vi phạm ngun tắc cá thể hóa hình phạt và khơng đạt được mục đích giáo dục, cải tạo của hình phạt [7, tr.650 - 653].

Như vậy quan điểm chủ yếu của vấn đề này nằm ở các nguyên tắc về TNHS đã được thừa nhận chung ở Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa cũ như TNHS cá nhân, chỉ cá nhân mới có lỗi và hành vi, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân như thế nào, chúng ta đã có quy định về xử lý hành chính...

Những chuyên gia luật học ủng hộ việc quy định TNHS đối với pháp nhân lập luận: pháp nhân không phải là một trừu tượng pháp lý thuần túy, ngược lại nó chiếm hữu một đặc tính khơng đổi, có sự tồn tại thực tế của nó trong sự phân biệt với các thành viên của pháp nhân. Về thực tế, pháp luật đã ghi nhận và tổ chức nó trên phương diện pháp lý. Pháp nhân hưởng ý chí độc lập chứ khơng phải chỉ là con số cộng các ý chí tâm lý của các cá nhân thành viên pháp nhân. Trong các pháp nhân, những định hướng chủ đạo thể hiện những mục tiêu của chính mỗi tập thể được đưa ra khơng chỉ hồn tồn giới hạn bởi tổng số các ý chí riêng của các thành viên pháp nhân. Pháp nhân hồn tồn có ý chí của riêng mình, bởi vì nó sinh ra, sống và tồn tại bằng sự gặp gỡ với những ý chí cá nhân của các thành viên của mình. Pháp nhân rõ ràng là một thực thể có ý chí, có mong muốn riêng của mình, được xử sự tự do và hưởng quyền tự chủ của chủ thể có thể so sánh với quyền tự chủ của cá nhân và vì vậy có năng lực thực hiện tội phạm một cách có lỗi và đương nhiên có thể bị xử lý hình sự. Do vậy việc quy kết TNHS cho pháp nhân không phải là quy tội khách quan. Để quy kết TNHS cho pháp nhân họ sử dụng học thuyết “đồng nhất hóa sự mong muốn tập thể vào ý muốn cá nhân”. Họ quy kết sự biểu lộ các quyết định của tập thể vào sự tồn tại một ý chí thống nhất trong cá

nhân của người đại diện, người lãnh đạo pháp nhân. Các pháp nhân có ý thức, ý chí, mong muốn của riêng mình cùng với tư cách như các cá nhân. Khi những người này thực hiện nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ của pháp nhân thì ý chí và hành vi của họ được đồng nhất hóa với pháp nhân tức là được coi như là ý chí và hành vi của pháp nhân.

Về hình phạt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học về hình phạt, quan điểm khơng thể áp dụng hình phạt đối với pháp nhân đã khơng cịn sức thuyết phục. Mặc dù những hình phạt như tù có thời hạn, tử hình.. khơng áp dụng được với pháp nhân nhưng những loại hình phạt khác dần dần được phát triển tương hợp hoàn toàn với bản chất các pháp nhân phạm tội với mục đích làm cho nó phải chịu cái giá của tội ác mà nó đã gây ra cho xã hội. Các hình phạt có thể áp dụng với pháp nhân là phạt tiền, giải thể, tịch thu tài sản, cấm tiến hành những hoạt động nhất định.... Theo khoa học pháp lý hình sự hiện đại thì ngun tắc cá thể hóa hình phạt khơng thể tách rời khỏi nhận thức về chế tài áp dụng với pháp nhân nếu những pháp nhân là những chủ thể có khả năng phạm tội thì có lý nào các pháp nhân lại không bị chịu sự trách cứ về hình sự của nhà nước khi tham gia vào tội phạm. Chế tài hình sự buộc phải áp dụng trực tiếp và duy nhất đối với chính bản thân chủ thể phạm tội tức là đòi hỏi việc trừng trị nhằm trực tiếp vào các pháp nhân khi chủ thể này thực hiện tội phạm. Trong những trường hợp pháp nhân phạm tội thì cơng lý địi hỏi phải có hình phạt trực tiếp đối với bản thân các tổ chức đó. Và đến lượt mình, bằng cách thúc đẩy, củng cố nhận thức chung của cơng dân và địi hỏi các tổ chức phải quản lý, kiểm soát những nguy cơ gây hại một cách tốt hơn, các hình phạt này buộc các pháp nhân phải thiết lập những hệ thống quản lý và kiểm sốt nguy cơ một cách có hiệu quả, qua đó, góp phần BVMT và sức khỏe của công dân. Việc thể hiện nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với pháp nhân cịn thể hiện ngun tắc cơng bằng, bình đẳng, nguyên tắc mọi hành vi phạm tội khơng thốt khỏi sự trừng trị của PLHS.

Các quan điểm cho rằng áp dụng hình phạt đối với pháp nhân là vi phạm nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, thực ra đã có sự nhầm lần về nguyên tắc này vì thực tế cho thấy tất cả các bản án đều có thể gây hậu quả cho bên thứ ba vô can như phạt tiền một người nào đó là lấy đi của gia đình họ những khoản thu nhập nhưng nó khơng gây hại cho ngun tắc cá thể hóa hình phạt, bởi vì, bản án khơng trực tiếp chống lại những thành viên trong gia đình người đó mà là trực tiếp đối với người phạm tội. Bản án kết tội với pháp nhân khác với bản án có thể xảy ra của các thành viên pháp nhân, nó khơng nhằm vào cá nhân các thành viên của pháp nhân mà là nhằm vào chính pháp nhân [50, tr.228 - 229].

Qua phân tích hai quan điểm trên, đồng thời xuất phát từ thực tế tinh hình của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, tham khảo một số kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia đã quy định TNHS của pháp nhân, tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng BLHS cần quy định TNHS của pháp nhân trong một số loại tội phạm như các tội phạm về kinh tế, tội phạm về mơi trường trong đó có tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.

Đối với các tội phạm về môi trường xuất phát từ thực trạng vi phạm pháp luật về mơi trường nói chung và làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật nói riêng hiện nay đang diễn ra phổ biến bởi các pháp nhân. Có khoảng 40% số vụ vi phạm do tổ chức thực hiện tuy nhiên nếu xử lý thì lại khơng có chế tài, chỉ có thể xử lý ở mức vi phạm hành chính. Do tác động của nền kinh tế thị trường, vì chạy theo lợi nhuận cục bộ đã có sự thơng đồng từ người phụ trách đến nhân viên thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật mang tính chất tội phạm vì lợi ích nhất thời mà khơng thực hiện các biện pháp mà pháp luật đòi hỏi để BVMT gây nhiều hậu quả nghiêm trọng [50, tr.238]. Những hậu quả như vậy là do những hành vi cẩu

thả có hệ thống của pháp nhân khơng áp dụng những biện pháp hợp lý hoặc khơng có cơ chế kiểm sốt tốt gây ra, chứ không chỉ đơn thuần là kết quả của các hành vi đơn lẻ các cá nhân thành viên trong pháp nhân.

Cá nhân tơi cho rằng, cần có nhiều loại hình phạt áp dụng đối với các tội làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật, khơng chỉ có hình phạt chính là tù, mà cịn các hình phạt liên quan đến kinh tế của người vi phạm, nhất là hình phạt tiền. Mức phạt tiền đối với hình phạt chính thật nặng. Đối với các pháp nhân có hành vi phạm các tội này, ngồi hình phạt tiền cịn bị áp dụng các hình phạt như: Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định v.v....

Trong trường hợp chỉ truy cứu TNHS đối với người đại diện, những người được ủy quyền hoặc những nhân viên thừa hành thực hiện hành vi phạm tội mà khơng truy cứu TNHS đối với pháp nhân thì sẽ bỏ lọt tội phạm, trái với nguyên tắc công bằng trong PLHS, không đảm bảo tính nghiêm minh, triệt để, truy cứu đến cùng trách nhiệm đối với hành vi phạm tội, làm cho nhà nước bị hạn chế khả năng trấn áp và kiểm sốt tình hình tội phạm đồng thời cho thấy vơ hình chung pháp luật khuyến khích cơ quan tổ chức đó tiếp tục chạy theo lợi ích bất chính gây nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời như tình hình đã xảy ra tại Cơng ty VEDAN về việc xả thải trái phép ra môi trường vào năm 2007 thì khơng thể xử lý được do công ty này trước kia đã bị phát hiện và xử phạt rất nhiều lần về hành vi xả thải trái phép. Tuy nhiên, các cá nhân có trách nhiệm trong công ty lại chưa bị xử lý hành chính lần nào nên rất khó xử lý cá nhân vì khơng đáp ứng được điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Mặt khác, việc truy cứu TNHS

đối với pháp nhân sẽ tạo ra được động lực nâng cao ý thức trong nội bộ của pháp nhân, nó địi hỏi các pháp nhân phải có cơ chế tự nâng cao trách nhiệm quản lý, kiểm soát nội bộ đối với những cá nhân trong pháp nhân để loại trừ hoặc giảm thiểu tối đa các nguy cơ phạm tội một cách chủ động và hiệu quả, qua đó góp phần BVMT.

Bên cạnh đó để làm cơ sở cho việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân là các tổ chức kinh tế phạm tội cần phải quy định một chương riêng ở Phần chung của BLHS để làm căn cứ giải quyết các trường hợp cụ thể. Trong chương này cần có quy định cụ thể về áp dụng các quy định của BLHS đối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 65 - 75)