Các dấu hiệu pháp lý về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm động vật, thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 34 - 55)

cho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm động vật, thực vật

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay cấu thành tội phạm (CTTP) được định nghĩa: “CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc

trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự” [59, tr.37].

Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ tội phạm nào cũng có là: khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm.

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là tội xâm phạm đến sự an tồn về tính mạng, sức khỏe của cộng đồng. Khác với các tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người quy định tại Chương XII BLHS, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người chỉ như là một nguy cơ tiềm ẩn sự nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người. Còn khách thể trực tiếp của tội phạm này vẫn là xâm phạm đến chế độ BVMT của Nhà nước ta [52, tr.266]. Đối với tội “làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” dự thảo BLHS sửa đổi (năm 1999) khi trình Quốc hội khơng có quy định tội danh trên, nhưng trong quá trình thảo luận thì các đại biểu Quốc hội đã quyết định bổ sung tội này vào Bộ luật. Một số vị đại biểu cho rằng bổ sung tội này là cần thiết nhưng khơng nên đặt nó tại chương “các tội phạm về môi trường” nên đặt ở chương “các tội phạm xâm phạm trật tự cơng cộng”, vì cho rằng khách thể bảo vệ trực tiếp của chương “Tội phạm về môi trường” là môi trường chứ khơng phải là sức khỏe tính mạng của con người, mặc dù suy nghĩ cho cùng thì BVMT cũng chính là để bảo vệ bản thân con người. Tuy nhiên, sau những tranh luận thì tội này vẫn được ghi nhận và quy định trong chương tội phạm về mơi trường [67, tr.134]. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này thể hiện ở việc làm giảm các lợi ích về mơi trường của xã hội, chẳng hạn là việc vi phạm quyền được sống trong môi trường trong lành của mỗi người, gây ra thiệt hại cho sức khỏe, cho tài sản, cho thiên nhiên, ảnh hưởng đến việc

tôn trọng các quy phạm pháp luật BVMT và các quy phạm khác, làm giảm an ninh sinh thái đối với dân cư và vi phạm kỷ luật mơi trường.

Trong khoa học hình sự, đối tượng tác động của tội phạm được hiểu là một bộ phận thuộc khách thể của tội phạm, khi tác động đến bộ phận này, người phạm tội gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm [59].. Mỗi tội phạm đều có đối tượng tác động cụ thể và nghiên cứu về chúng khơng những làm rõ tính chất nguy hiểm của tội phạm mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan tư pháp. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người cũng có những đối tượng tác động riêng, đó chính là động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm đã bị nhiễm bệnh mà bệnh đó có khả năng lây lan sang người. Động vật là các loài chim, thú, gia cầm, các lồi tơm cá, các loại cơn trùng…được gọi chung là sinh vật có cảm giác và tự vận động được. Sản phẩm động vật là thực phẩm được chế biến từ động vật hay nói cách khác là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt động vật, xương động vật, sữa, các bộ phận khác lấy từ động vật…Thực vật là các loại cây, rễ, củ, hoa, lá, quả, hạt… sản phẩm thực vật là các loại sản phẩm được chế biến từ thục vật làm thức ăn cho người và gia súc, hoặc phục vụ cho tiêu dùng, nghiên cứu khoa học như: dầu ăn, các loại nước được ép từ các loại hoa quả,… Cịn các vật phẩm khác là bất kì vật gì như các cơng cụ, phương tiện giết, mổ động vật, vật liệu, bao bì đóng gói chứa đựng, lưu thơng vận chuyển động thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng gây ra dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là tội xâm phạm đến sự an tồn về tính mạng, sức khoẻ của cộng đồng. [24, tr.183].

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở một trong các hành vi cụ thể như sau:

thực vật hoặc đưa vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Dịch bệnh nguy hiểm là những loại dịch bệnh dễ lây nhiễm, dễ lan rộng nhanh chóng từ người này sang người khác tại các cộng đồng dân cư. Sự nguy hiểm được thể hiện qua các triệu chứng như gây chết người nhanh hoặc chết hàng loạt hoặc những căn bệnh có khả năng gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người bị nhiễm hay là những căn bệnh khó chữa trị hoặc chưa có khả năng chữa trị trong điều kiện hiện nay. Những loại dịch bệnh nguy hiểm này do Bộ y tế quy định như dịch tả, đậu mùa, phong hủi, thương hàn…

Vùng có dịch bệnh là khu vực (được giới hạn bởi đơn vị hành chính như một địa danh, một địa phương, một vùng lãnh thổ…) đang có dịch bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền công bố (Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ y tế hoặc Chủ tịch nước) trên các phương tiện thông tin đại chúng. Động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh, nhưng vẫn lén lút đưa ra khỏi vùng có dịch. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã cơng bố trên địa bàn tồn tỉnh đang có dịch cúm gia cầm, đã có lệnh cấm vận chuyển gia cầm ra khỏi phạm vi tỉnh, nhưng một số người do hám lợi vẫn lén lút vận chuyển gia cầm từ Thái Bình sang Nam Định, Hưng n, Hải Phịng để bán.

Khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người là những loại dịch bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có thể lây lan sang người, cịn thực tế đã lây lan sang người hay chưa không phải dấu hiệu bắt buộc. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng khơng cần phải xác định dịch bệnh đó đã lây lan sang người hay chưa mà chỉ cần xác định khả năng dịch bệnh đó có khả năng lây lan sang người hay khơng. Việc xác định

này sẽ do cơ quan y tế có thẩm quyền thực hiện.

- Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người.

Hành vi này cũng tương tự như hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc đưa vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người. Tuy nhiên, điểm khác biệt của hành vi này là đưa vào Việt Nam những động vật, thực vật hoặc sản phẩm của động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan cho con người. Tính chất nguy hiểm của hành vi “nhập khẩu” dịch bệnh từ nước ngoài vào Việt Nam trên nghiêm trọng hơn thể hiện ở hành vi nhập khẩu (tức là chuyển những đối tượng đó vào biên giới Việt Nam) hoặc cho phép nhập khẩu (được hiểu là cấp giấy phép hoặc làm thủ tục cho người khác đưa những đối tượng đó vào biên giới Việt Nam) vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người như: nhập gia cầm bị nhiễm bệnh (H5N1), nhập bị “điên” từ nước ngồi vào Việt Nam…Đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số dịch bệnh nguy hiểm cho các loại vật nuôi trong thời gian qua ở Việt Nam như heo tai xanh, cúm gà...

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người cũng tương tự như hành vi nhập khẩu hoặc cho nhập khẩu cơng nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hóa học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải khơng đảm bảo tiêu chuẩn BVMT quy định tại Điều 185 “Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam” BLHS năm 1999, chỉ khác ở đối tượng nhập vào Việt Nam là động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm

bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người, còn thủ đoạn, động cơ, mục đích của người phạm tội khơng có gì khác.

Nói chung, đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, người phạm tội chủ yếu thực hiện một trong hai hành vi trên. Tuy nhiên, đề phòng lọt tội phạm, nhà làm luật quy định bất cứ hành vi nào mà làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người đều bị xử lý bằng biện pháp hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố khác. Đây là một quy định mang tính mở rộng, nó có thể là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo như: Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cố tình khơng tiêm vắc-xin phịng bệnh cho nhân dân; không tổ chức kịp thời việc khoanh vùng tẩy uế khu vực có dịch bệnh để dịch bệnh có điều kiện lây lan; khơng thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống cơng cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; cố tình mua bán, giết mổ, chế biến động thực vật hoặc các sản phẩm động thực vật bị nhiễm bệnh, chết vì bệnh truyền nhiễm hoặc mang mầm bệnh có khả năng truyền cho người…Các hành vi trên đã được cụ thể hóa trong Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế [14].

Tội phạm được coi là hoàn thành khi người thực hiện hành vi phạm tội có một trong những hành vi khách quan trên. Vì vậy, tội phạm được coi là có cấu thành hình thức. Đối với tội phạm này, hậu quả khơng là dấu hiệu bắt buộc để định tội, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong các hành vi khách quan là đã cấu thành tội phạm, nếu hậu quả xảy ra và hậu quả đó là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trong thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều luật.

tội phạm này thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý, tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra nhưng vì những động cơ khác nhau mà vẫn thực hiện hành vi mà pháp luật cấm. Động cơ, mục đích khơng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Người phạm tội không thể viện dẫn lý do là chỉ vì hám lợi nên đã thực hiện hành vi trên, mặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra, ở đây chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong những hành vi đã phân tích ở trên và họ nhận thức rõ hành vi mà mình thực hiên có thể làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là đã bị truy cứu TNHS.

Chủ thể của tội phạm là chủ thể của tội phạm là một cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và có độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự [59]…Đối với tội danh này, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS. Tội danh này có quy định thêm dấu hiệu chủ thể đặc biệt (tức là những người theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ thực hiện những hành vi nhất định trong tổ chức công việc, trong kiểm tra, thực hiên những biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mơi trường) trong trường hợp người có hành vi “cho phép đưa vào” Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể có quyền “cho phép”.

Thứ hai, đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là tội xâm phạm đến sự an tồn của mơi trường sinh thái mà trực tiếp là sự an toàn cho động vật, thực vật [24, tr.190].

Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm đã bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh

thuộc đối tượng kiểm dịch [24, tr.190].

Theo quy định của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 thì đối tượng cần phải kiểm dịch là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt [48, tr.1]... Còn đối tượng cần phải kiểm sốt là sinh vật gây hại khơng phải là đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam.

Mặt khách quan của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật được thể hiện:

- Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh.

Đưa vào khu vực hạn chế lưu thông là vận chuyển động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác đã bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh vào vùng chưa có dịch bệnh.

Mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông là vận chuyển động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh từ vùng đang có dịch bệnh đến vùng khác chưa có dịch bệnh.

Khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác là khu vực được giới hạn bởi đơn vị hành chính như một địa danh, một địa phương, một vùng lãnh thổ mà ở đó đang có dịch bệnh đối với động vật, thực vật sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác đã được cơ quan có thẩm quyền cơng bố (Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền xác định

và cấm đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông nhưng vẫn lén lút đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực đó.

- Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch.

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch là hành vi nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 34 - 55)