Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại vướng mắc trong điều tra, xử lý về hình sự đối với các tội làm lây lan dịch bệnh cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 55 - 62)

trong điều tra, xử lý về hình sự đối với các tội làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật thực vật

Như vậy qua kết quả trên ta thấy, số vụ phát hiện và xử lý hành chính đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho động vật, thực vật là tương đối lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn 2010 – 2014 thì các hành vi vi phạm này mới chỉ dừng lại ở việc bị xử phạt hành chính chưa khởi tố hình sự được một vụ án nào. Sự đối lập giữa tình hình xử phạt vi phạm hành chính với xử lý hình sự đã chứng tỏ, quy định của pháp luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật chưa thực sự là công cụ sắc bén trấn áp loại tội phạm này. Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về đấu tranh đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật, tôi thấy rằng việc xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT nói chung và đối với hành vi vi phạm về lây lan dịch bệnh nói riêng đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc, bất cập bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

nguy hiểm cho người, động vật, thực vật còn chưa rõ ràng, cụ thể. Thêm vào đó, các cơ quan tư pháp có thẩm quyền chưa có những văn bản giải thích để có thể áp dụng các quy định này trong thực tế.

Bộ luật hình sự đã có hiệu lực được 10 năm và nay đã được sửa đổi bổ sung sắp có hiệu lực vào ngày 01/01/2010 nhưng đến nay vẫn chưa có một Nghị quyết nào của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tòa án cấp dưới xét xử các tội phạm liên quan đến làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật. Tương tự như thế, các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao nhiệm vụ tư pháp (Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Công an v.v… có những văn bản thơng tư như Thơng tư Liên tịch chính thức hướng dẫn việc áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật thực vật. Do vậy, nên rất khó có thể áp dụng những quy định của BLHS vào thực tiễn.

Ví dụ: khoản 1 Điều 186 BLHS quy định về Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người:

Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người [35].

Vậy hiểu thế nào là có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người. Có khả năng trong quy phạm pháp luật này là điều chưa xảy ra. Vậy căn cứ vào đâu để xác định được hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng

truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;

Tương tự như thế, khoản 1 Điều 187 BLHS quy định về Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật:

Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

Tuy nhiên, hiểu như thế nào là làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; căn cứ vào đâu để có thể xác định hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh v.v... .

Thêm vào đó, hiểu như thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật. Các hậu quả này có phải thiệt hại về người, động vật, thực vật; số lượng của các đối tượng bị tác động là bao nhiêu để có thể xác định hậu quả hay hậu quả là tài sản thiệt hại ở đây được tính bao gồm cả tiền chi phí cho việc ngăn chặn dịch bệnh và chi phí khắc phục hậu quả, một số loại dịch bệnh thời gian ủ bệnh lâu mới phát tác và lây lan mạnh. Hậu quả, thiệt hại không chỉ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức

khỏe, tinh thần, vật chất của nhân dân mà còn ảnh hưởng tới giống nòi, sự phát triển của lồi người và tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc xác định mức độ hậu quả khó khăn nên các cơ quan tiến hành tố tụng cũng khơng có căn cứ cụ thể để đánh giá,nên không thể khởi tố để xử lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm… Đây là vướng mắc rất lớn trong áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm này.

Thứ hai, quan niệm về chủ thể của tội phạm trong BLHS Việt Nam chỉ

là cá nhân mà không bao gồm cả pháp nhân. Như chúng ta đã biết, vấn đề quy định TNHS của pháp nhân là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là vấn đề TNHS của pháp nhân đối với các tội phạm về mơi trường, kinh tế... Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Pháp đã quy định pháp nhân cũng phải chịu TNHS. Thực tế cho thấy đâu phải chỉ có cá nhân mới tiến hành thực hiện hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động thực vật mà có cả các doanh nghiệp, cơng ty có tư cách pháp nhân lợi dụng hình thức nhập khẩu để đưa vào Việt Nam những sản phẩm động vật, thực vật mang mầm bệnh. Chính vì BLHS hiện hành khơng thừa nhận năng lực chịu TNHS của pháp nhân dẫn đến vụ việc xử lý vi phạm hành chính chiếm tỷ lệ cao. Ví dụ: vụ việc nhập khẩu 8 lơ hàng lạc nhân đóng trong 35 container từ Ấn Độ có chứa cơn trùng Caryedon serratus Olivier gây nguy hại cho người và động vật (minh họa trên) là do 5 doanh nghiệp thực hiện. Mặc dù hành vi có dấu hiệu làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nhưng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Cục Bảo vệ thực vật) chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp trên.

Quy định chủ thể tội phạm là cá nhân cũng có nghĩa là người có thẩm quyền, trách nhiệm trong các pháp nhân có hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm sẽ là người chịu TNHS vì họ có đầy đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm, đồng thời lại có trách nhiệm trong việc vận chuyển động vật, thực vật

người khác hoặc động, thực vật khác.

Mặt khác, thực tế đã chỉ ra, các cá nhân có hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh thường xuyên né tránh sự xử lý của pháp luật bằng cách vận chuyển động vật mắc bệnh nhưng thuê nhiều người vận chuyển khác nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau. Những chủ phương diện này lại không biết chủ hàng thực sự là ai, do đó khi bắt được cũng chỉ xử lý hành chính lái xe. Sau đó các chủ hàng lại đi thuê người khác vận chuyển nên yếu tố đã bị xử lý hành chính về hành vi này tại Điều 187 BLHS là rất khó khăn.

Thứ ba, công tác quản lý nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan

chức năng trong phòng ngừa đối với các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật còn nhiều hạn chế.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng vào cuộc để phòng chống bệnh truyền nhiễm ở người, động thực vật. Ở cấp Bộ, Cục bảo vệ thực vật và Cục thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn có chức năng quản lý Nhà nước trong việc dịch bệnh động vật, thực vật; Cục y tế dự phòng- Bộ Y tế tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước. Theo phân vùng, có 11 chi cục kiểm dịch thực vật vùng và 6 chi cục thú y vùng để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, sản phẩm động vật tại vùng được phân công. Tại mỗi địa phương, đều có Chi cục thú y và Chi cục bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển Nơng thơn; Trung tâm y tế dự phịng thuộc Sở y tế các tỉnh. Tuy nhiên trước sự bùng phát của các loại dịch bệnh có tính lây nhiễm

cao thì lực lượng trên cịn mỏng, kế hoạch phịng chống dịch bệnh của một số tỉnh chỉ tập trung vào việc chống dịch, chưa chú trọng nhiều cho công tác giám sát , phòng dịch và cảnh báo di ̣ch bê ̣nh cho người dân ; cơng tác chẩn đốn xét nghiệm bệnh dịch chưa được đầu tư đúng mức ; kinh phí đào tạo tập huấn, thơng tin tun truyền cũng rất hạn chế.

Thẩm quyền công bố dịch bệnh đến nay chỉ quy định cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trường Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn khi có những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ một số vùng, huyện của tỉnh xảy ra dịch bệnh nên việc cơng bố dịch trên tồn tỉnh sẽ ảnh hưởng đến việc việc tiêu thụ sản phẩm ở các vùng chăn ni an tồn của tỉnh đó, dẫn đến tình trạng các địa phương “giấu dịch”; bên cạnh đó do đặc thù của bệnh truyền nhiễm là tốc độ lây lan nhanh nếu đợi có đủ các điều kiện để Chủ tịch tỉnh cơng bố dịch sẽ dẫn đến tình trạng dịch bệnh khơng thể kiểm sốt được, Việc công bố dịch địi hỏi phải kịp thời, chính xác, phù hợp quy mơ và tính chất của mỗi loại dịch bệnh. Cơng tác tổ chức phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về môi trường chưa tiến hành một cách đồng bộ, chưa xây dựng được kế hoạch hợp lý, cụ thể nhằm phối hợp hoạt động của các bộ, ngành có liên quan để thực hiện chiến lược BVMT. Nhiều trường hợp các cơ quan còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Lực lượng cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường là lực lượng chủ đạo trong việc điều tra, khám phá các vi phạm pháp luật về BVMT nói chung và hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm nói riêng trên cơ sở đó làm căn cứ khởi tố, điều tra, truy tố xét xử các tội phạm về môi trường. Tuy nhiên, đến nay lực lượng Cảnh sát phịng, chống tội phạm về mơi trường vẫn chưa được áp dụng đầy đủ các thẩm quyền và các biện pháp tố tụng theo quy định.

Ngoài ra, năng lực cán bộ thực thi pháp luật, phương tiện kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu cơng tác phịng chống tội phạm làm lây lan dịch bệnh

nguy hiểm ở người, động thực vật trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, quân số tồn lực lượng có gần 2.300 cán bộ chiến sỹ, trong đó có 288 cán bộ chiến sỹ của Cục Cảnh sát PCTP về môi trường hầu hết được điều động từ các Vụ, Cục, Viện, Trường đều có năng lực, được đào tạo cơ bản nghiệp vụ cơng an, nhiệt tình với cơng việc, có ý thức hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, đấu tranh phòng chống các vi phạm và tội phạm môi trường là lĩnh vực mới, kiến thức về nghiệp vụ môi trường và kỹ thuật mơi trường cịn hạn chế, chưa được bồi dưỡng chuyên sâu dẫn đến hiệu quả công tác chưa cao. Ở các đơn vị địa phương, việc biên chế cán bộ làm công tác quản lý và nghiên cứu khoa học, công nghệ về kiểm dịch phát hiện dịch bệnh còn mỏng, chưa chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp phòng ngừa các vi phạm pháp luật về kiểm dịch, tiêu hủy động thực vật nhiễm bệnh. Thêm vào đó, việc điều tra phát hiện các tội phạm về mơi trường nói chung và tội phạm về làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật địi hỏi phải có sự trợ giúp và hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật, giám định, đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, có sự định tính, định lượng cụ thể thì mới có thể xác định được đó là một hành vi làm lây lan dịch bệnh. Vì vậy, để ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc đối với một hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm là rất khó khăn và tốn kém. Công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan đến điều tra các vụ án về môi trường chưa được chặt chẽ và ít có hiệu quả. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan điều tra và thanh tra chuyên ngành về quản lý xử lý vi phạm trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, lây lan dịch bệnh.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 55 - 62)