Sự cần thiết của việc quy định các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 26 - 29)

nguy hiểm cho người, động vật, thực vật

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đơng Nam Á, phía bắc giáp nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, phía tây giáp nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia, phía đơng và nam giáp Biển Đơng. Việt Nam có hơn 90 triệu người thuộc 54 nhóm dân tộc khác nhau, cùng chung sống trên mảnh đất hình “chữ S” với diện tích 331.000 km2. Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển. Ba phần tư đất đai của Việt Nam là đồi núi và đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất [62, tr.1]. Với vị trí địa lý đắc địa với nhiều tuyến đường biển, đường bộ kết nối với các khu vực trên

thế giới một cách dễ dàng. Việt Nam là điểm trung chuyển, là nơi có nhiều cảng biển đạt chuẩn quốc tế. Với đặc điểm như vậy, tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho phát triển kinh tế của đất nước, tuy nhiên cũng gây khó khăn rất nhiều trong cơng tác phịng ngừa dịch bệnh, đấu tranh phòng chống các hành vi nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa kém chất lượng, động thực vật nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho con người cũng như những loài động thực vật khác. Điều này đã xảy ra trong những năm vừa qua, khi các nước láng giềng hoặc các nước trong khu vực có dịch bệnh nguy hiểm như cúm gà H5N1, dịch bệnh heo tai xanh thì Việt Nam đều là nước bùng phát dịch do lây lan thông qua việc nhập khẩu các sản phẩm từ các nước này.

Trên thế giới: Trong những năm vừa qua, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm phát sinh, gia tăng đột biến tại nhiều nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế. Thế giới đã ghi nhận 20.181 trường hợp mắc dịch Ebola tại 10 quốc gia, trong đó 7.906 trường hợp tử vong...Bệnh Ebola bùng phát mạnh mẽ. Bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người mới phát sinh như cúm A(H7N9), cúm A(H5N6) đã bùng phát tại Trung Quốc và lây lan ra một số quốc gia châu Á (Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia) với hàng trăm trường hợp mắc và tử vong. Dịch bệnh MERS-CoV tiếp tục hoành hành ở các quốc gia khu vực Trung Đông. Bệnh sởi ghi nhận ở 178/194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch hạch đã bùng phát tại Madagascar cuối năm 2014 với 40 trường hợp tử vong, 119 trường hợp mắc. Các dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm có nguy cơ cao xâm nhập và bùng phát vào nước ta qua người nhập cảnh vào Việt Nam, các phương tiện vận chuyển hàng hóa trở về từ vùng dịch và việc buôn lậu gia cầm chưa được kiểm soát triệt để [64, tr.3].

Tại Việt Nam: trong những năm vừa qua ngành y tế đã tích cực, chủ động triển khai nhiều biện pháp phịng, chống dịch bệnh; ngăn chặn khơng để

các dịch bệnh truyền nhiễm gây dịch đặc biệt nguy hiểm như sốt xuất huyết do vi rút Ebola, MERS-CoV, dịch hạch, cúm A(H7N9), cúm A(H5N6) xâm nhập vào nước ta. Các dịch bệnh lưu hành trong nước như cúm A(H5N1), sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, dại... đều có số mắc và tử vong giảm đáng kể so với giai đoạn 2009 - 2013. Việt Nam tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh. Tuy vậy, trong năm 2014, đã ghi nhận 5.817 trường hợp mắc sởi xác định trong tổng số 36.478 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 147 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, tăng so với các năm trước và xuất hiện rải rác trên tồn quốc. Bên cạnh đó, một số bệnh dịch lưu hành có nguy cơ bùng phát mạnh nếu khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời như sốt xuất huyết, tay chân miệng [5, tr.4].

Đối với dịch bệnh động vật, trong giai đoạn vừa qua có những diễn biến hết sức phức tạp. Giai đoạn 2010 – 2014 chứng kiến sự bùng phát của một loạt dịch bệnh, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra tại một số tỉnh, không gây thiệt hại lớn. Các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trên 158 xã, phường của 93 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố. Số gia cầm mắc bệnh là 212.600 con, trong đó gà chiếm 36%, vịt chiếm 64%. Hiện nay, các ổ dịch cúm gia cầm đã được khống chế thành công, qua 21 ngày không có ổ dịch mới phát sinh. Bệnh Lở mồm long móng gia súc. trong năm đã xuất hiện 81 ổ dịch tại 81 xã thuộc 31 huyện, thị xã của 13 tỉnh, đã làm 2.978 con gia súc mắc bệnh, số gia súc chết và tiêu hủy là 172 con. Hiện nay, cơ bản vẫn đang kiểm soát dịch bệnh, tại Sơn La, Lâm Đồng có các ổ dịch chưa qua 21 ngày. Nhận định thời gian tới, dịch vẫn có thể tiếp tục xuất hiện ở khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.

Dịch tai xanh, từ tháng 7 năm 2013, dịch bệnh tai xanh trên lợn đã được khống chế. Bệnh dại, trong năm 2014 đã có 29 tỉnh báo cáo có chó nghi mắc bệnh, đã tiêu hủy 128 con chó nghi mắc bệnh dại; đã có 333.343 người bị

chó cắn phải đi điều trị dự phịng và có 61 người tử vong tại 29 tỉnh, thành phố, giảm 31 người so với năm 2013. Các dịch bệnh khác vẫn lác đác xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, so với năm 2013, các dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã giảm hơn cả về số ca và số tỉnh.

Về thủy sản, năm 2014, cả nước có 59.579 ha diện tích ni tơm, 1.096 ha diện tích ni ngao bị thiệt hại, bệnh xuất hiện trên 1.513 ha diện tích ni các tra; thủy sản khác là 941 ha bị thiệt hại. Thủy sản và tôm nước lợ bị thiệt hại lớn nhất, diễn biến phức tạp xảy ra trên diện rộng (chủ yếu bị bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp và do ô nhiễm môi trường) [22, tr 3].

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, các đối tượng vì lợi ích của bản thân mà mang động, thực vật bị nhiễm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Nguồn dịch bệnh này sẽ hủy hoại môi trường sống của con người. Chính vì vậy, việc quy định các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Bộ luật hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định giới hạn hành vi nguy hiểm xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường, tạo cơ sở vững chắc cho đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 26 - 29)